Tham Khảo:
“Hay quả!... hay quá!... hay quá!...” Hàng loạt âm thanh cổ vũ, khen ngợi chú gà trống của nhà em đang vỗ cánh, cất lên tiếng gáy lanh lảnh vang khắp xóm. Đây là chú gà mà em thích nhất trong số các con vật nuôi trong nhà. Chú gà trống thật đẹp! Nhìn xa, chú bước đi chậm rãi, thong dong với dáng vẻ hiên ngang, hơi chút kênh kiệu làm cho cả đặn phải kiêng nể. Càng đến gần càng cảm nhận được nét oai phong lẫm liệt của một chú gà hảo hán luôn sẵn sàng ra tay nghĩa hiệp. Chú có thân hình to lớn, dáng dấp vạm vỡ, cao khoảng ba gang tay. Ngoài thân mình, chú khoác một bộ áo óng ánh màu đen bóng pha lẫn màu đỏ lửa trông giống như bộ áo giáp của một hiệp sĩ. Các bạn ơi, các bạn có biết không tuy có vẻ nóns tính và hiếu chiên nhưng chú gà trống của mình rất dễ thươns. Chú sẵn sàng nhường cho các chú gà con, cho các chị gà mái khi bới tìm được thức ăn. Và cũng rất dễ thương khi chú làm dáng với các cô gà mái bằng cách khoe ra những chiếc lông đuôi sặc sỡ, vổng cao lên thành một đường cong mềm mại trông giống như chiếc quạt nan. Em thích nhất là cứ mỗi buổi sáng, bất kể trời mưa hay nắng, nóng hay lạnh, giống như một người công nhân cần cù siêng năng, chịu thương chịu khó, chú thực hiện công việc mà thiên nliiển giao phó: Nhảy lèn một cành cây cao thuận tiện, vỗ cánh phành phạch như để khởi động, chú cất lèn bài ca muôn thuở “ò .. ó... o... o...”. Tiêng gáy vang xa khắp không gian thúc cho ông mặt trời xuất hiện. Tiếng gáy vang xa giục người lớn mau thức dậy chuẩn bị đi làm. Tiếng gáy vang xa hối các em nhỏ tỉnh ngủ nhanh tay cắp sách đến trường. Chú gà trông quả thật là một đồng hồ báo thức tuyệt vời!... Để đáp lại công lao mang lại lại ích cho nhiều người, em luôn chăm sóc chú gà rất cẩn thận. Hằng ngày, ngoài thức ăn chú tự tìm được do bới tìm dưới đất, em còn cung cấp thêm thóc lúa cho chú. Cứ mỗi lần em cầm nắm thóc bước ra sân với tiếng “bấp...bấp...” phát ra trên miệng thì chú gà đứng im, mắt hướng về phía em như chờ đợi, như yêu thích, như thốt lên lời: “Cám ơn cô chủ! Cô đối xử rất tốt với tôi, tôi sẽ không phụ lòng cô đâu!” Và khi nắm thóc được tung ra thì những tiếng “cốc... cốc...cốc...” không ngừng vang lên trên nền gạch. Tiếng gà gáy bay lên không trung, vang xa khắp bầu trời chẳng những là một tiếng kèn làm mọi người thức giấc, tính dậy mà còn là một tiếng loa nhắc nhở tất cả chúng ta phải luôn quý trọng và yêu mến loài vật, yêu mến thiên nhiên giống như Bác Hồ đã từng làm gương cho con cháu: “Con cá rô ơi chớ có buồn Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn.”Tham khảo:
Bức tranh thôn quê Việt Nam là một bức tranh tràn ngập sắc màu rực rỡ nhưng cũng rất yên bình, ở đó chứa đựng mơ ước của người nông dân, có cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu,... nhưng gần gũi với mỗi gia đình nhất có lẽ là đàn gà chạy rộn rã trước sân nhà.
Đối với người nông dân Việt Nam thì gà nhà luôn là con vật gần gũi và thân thuộc nhất trong số rất nhiều các loài gà khác nhau. Gà là vật nuôi quan trọng nhất của con người để lấy thịt và trứng. Đặc điểm chung của gà là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, gà đã được tạo hóa ban cho một đôi chân to móng cùn và cứng, phủ vẩy sừng mỏng màu vàng và còn một cái mỏ ngắn khỏe nữa. Không phải từ thuở ban đầu gà sinh ra đã là gã nhà mà tổ tiên của chúng là gà rừng đã trải qua thuần hóa liên chúng không có khả năng bay lượn. Đại đa số thời gian chúng dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng.
Các em thiếu nhi vẫn có bài hát rất dễ thương về loài động vật này: Gà không biết gáy là mẹ gà con. Gà mà không gáy là vợ gà cha. Đi lang thang trong sân có con gà có con gà". Chỉ mấy càu hát đơn giản như vậy thôi đã cho ta thấy một gia đình gà. Gà trống được coi là gà bố, đúng như một ông bố có dáng bệ vệ, chân có cựa sắc, bộ lông óng mượt rực rỡ, nổi bật bởi bông hoa đỏ rực trên đầu mà người ta vẫn gọi là mào gà. Gà trống có tiếng gáy âm vang, từ lâu đã được coi như là đồng hồ báo thức của người nông dân. Gà mái hay là gà mẹ, cũng giống với một người mẹ, hiền lành và có dáng vẻ chậm chạp hơn, bộ lông không săc sỡ .như gà trống. Nhưng bù lại, với "thiên chức" của một người mẹ, gà mái có khả năng ấp trứng và nở ra những chú gà con rất đáng yêu: Gà mái đẻ mỗi lứa từ 10 đến 20 trứng. Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêụ "cục tác". Đó là biểu hiện sự hưng phấn cùa gà mái, hay có thê nói đó là niềm vui của gà mẹ, một "người mẹ" có tình mẫu tử mãnh liệt. Gà con vừa chui ra khỏi vỏ trứng giống như một nắm nhung có sự sống, bé nhỏ trong bộ lông vàng tơ óng mượt. Gà con mới nở có thể theo mẹ đi kiếm mồi ngay.
Đốì với gà thì hạt thóc hạt mạch... có thể được coi là sơn hào hải vị của chúng. Nhưng cho dù được ăn những thứ đó hàng ngàv thì chúng vẫn thích mổ đông bới tây, đề tìm ăn những hạt sỏi, hạt cát. Thật ra vì không có răng nên gà cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn và chúng đã lợi dụng sỏi để tiêu hóa thức ãn. Thịt gà và trứng gà là những thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con người.
Không những từ xưa mà đến bây giờ vẫn vậy và không chỉ đối với người nông dân mà đối với hết thảy mọi người dân Việt Nam, con gà đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá ẩm thực. Có thể nói, con gà đã đi vào tín ngưỡng, vào đời sống tâm linh văn hóa của người dân Việt Nam. Nó là một trong mười hai con giáp, vẫn được gọi bằng cái tên thân mật là "Dậu". Con "Dậu" là tượng trưng cho một tuổi đời. Ai đã từng đến Việt Nam, từng tìm hiểu và yêu nền văn hóa dân tộc Việt thì chắc hẳn không thể nào quên được những bức tranh Đông Hồ đậm đà bản sắc Việt với hình ảnh phong phú về thể loại, màu sắc cách điệu nhưng cũng giản dị vô cùng, nổi bật với những bức tranh như: "Vinh hoa", "Gà trống hoa hồng", "Gà dạ xương"... Dưới con mắt của người Việt Nam, con gà đáng trân trọng và thân thương như vậy đó. Từ lâu đã thành lệ, con gà là thứ không thể thiếu trong bất kì lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ nào của người Việt Nam. Đêm giao thừa, vào giờ khắc chuyển giao, nhà nhà lại cùng nhau bày một mâm cỗ đặt trước cửa nhà để cầu mong tốt lành, hạnh phúc cho năm mới. Lẽ dĩ nhiên, mâm cỗ không thể thiếu con gà. Con gà luộc được đặt trong một,cái đĩa lớn đặt giữa mâm, miệng ngậm một bông hồng. Đó là tượng trưng cho sự an lành, may mắn mà nhà nhà đều mong đợi. Tự nhiên như thế, con gà trống như linh vật của người dân Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn yên bình, hạnh phúc, luôn luôn rất linh thiêng đối với nhân dân.Con gà còn đi vào văn học, vào ca dao, tục ngữ của dân tộc. Có câu chỉ nói đến kinh nghiệm trong văn hóa ẩm thực như: "Con gà cục tác lá chanh" nhưng có câu còn để răn dạy con người như:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Gần đây, dịch cúm gà hoành hành đã làm cho bữa cơm Việt Nam thưa vắng món thịt gà. Người ta cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó, nhất là mỗi độ Tết đến.
Con gà là biểu tượng sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam. Mong rằng nạn dịch cúm sẽ nhanh chóng được đẩy lùi để con gà lại được hồi sinh, lại trở về bên người nông dân, trở về với bữa-cơm thường ngày và luôn gần gũi gắn bó với người dân Việt.
Chúc bạn học tốt!