Làng - Kim Lân

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phú Phạm Minh

Cảm nận của em về ông Hai trong đoạn trích sau:

Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân râ. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiến hỏi, giọng lạc hẳn đi:

-Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại...

-Thì chúng tôi vừa ở dưới đó lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thân ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam-nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại.

Có người hỏi:

-Sao bào làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?...

-Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiện nước đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

-Hà, nắng gớm, về nào...

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cuwleen ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!

Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra… Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm.Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng. Quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy!…

Nhưng sao lại nẩy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...

Nguyễn Hoàng Thiền Nam
2 tháng 2 2020 lúc 12:05

Tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên thể hiện rõ nét những đau đớn, tủi nhục khi vừa nghe tin làng mình theo giặc.

Diễn biến tâm trạng của ông Hai:

Mở bài: giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩm Làng và tình yêu làng của ông Hai.

Thân bài: phân tích chi tiết tâm trạng nhân vật

* Đôi nét về nhân vật ông Hai: hoàn cảnh, tính cách, xuất thân.

* Tâm trạng của ông trong đoạn trích trên

- Khi nghe tin xấu, ông Hai sững sờ, xấu hổ, uất ức:“cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”.

- Từ đỉnh cao của niềm vui, niềm tin ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy quá bất ngờ.

- Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông“cúi gằm mặt mà đi”.

- Về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Bao nhiêu điều tự hào về quê hương như sụp đổ trong tâm hồn người nông dân rất mực yêu quê hương ấy. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy.

- Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa,ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một nhà ,nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”

- Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai. Ông không biết đi đâu, về làng thì không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây, phản bội kháng chiến. Ở lại thì không xong, vì mụ chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi. Còn đi thi biết đi đâu bởi ai người ta chưa chấp dân làng Chợ Dầu phản bội.

-> Nếu như trước đây , tình yêu làng và tình yêu nước hòa quyện trong nhau thì lúc này, ông Hai buộc phải có sự lựa chọn.Quê hương và Tổ quốc, bên nào nặng hơn? Đó không phải là điều đơn giản vì với ông, làng Chợ Dầu đã trở thành một phần của cuộc đời, không dễ gì vứt bỏ; còn cách mạng là cứu cánh của gia đình ông, giúp cho gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ.

- Cuối cùng, ông đã quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của con người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng.

Kết bài: khẳng định lại tinh thần yêu nước của người nông dân thời kì chống Pháp, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩ

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Thiền Nam
2 tháng 2 2020 lúc 12:06
nguyenthingocdiep

Miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật tài tình. Ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm. (0.5 điểm)

Dàn ý tham khảo:

I) Mở bài: Giới thiệu tác giả tác phẩm

- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn

- Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai – một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư.

- Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách.

II) Thân bài: Đoạn trích nói về nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu đi theo giặc:

Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.

- Cái tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rần rần ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ.

- Ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi "- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại ...” nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật.

- Và trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về. Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái: “cha mẹ tiên sư nhà chúng nó, đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.

=> Thể hiện nỗi đau và tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ "bán nước".

- " Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường”, nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra và suy nghĩ “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”.

- Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng, ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ”.

- Tiếp đó: Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy ”. Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”.

=> Niềm tin, nỗi ngờ giằng xé trong ông. Tủi thân, ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian.

III) Kết bài:

Người đọc sẽ không thể quên được một ông Hai quá yêu cái làng của mình như thế. Và hơn hết, nhà văn Kim Lân đã xây dựng thành công trong lòng độc giả một chân dung sống động, chân thực về một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha cảm động của người nông dân Việt Nam chất phác, thật thà.

Khách vãng lai đã xóa
Havee_😘💗
2 tháng 2 2020 lúc 16:05

Tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên thể hiện rõ nét những đau đớn, tủi nhục khi vừa nghe tin làng mình theo giặc.

Diễn biến tâm trạng của ông Hai:

Mở bài: giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩm Làng và tình yêu làng của ông Hai.

Thân bài: phân tích chi tiết tâm trạng nhân vật

* Đôi nét về nhân vật ông Hai: hoàn cảnh, tính cách, xuất thân.

* Tâm trạng của ông trong đoạn trích trên

- Khi nghe tin xấu, ông Hai sững sờ, xấu hổ, uất ức:“cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”.

- Từ đỉnh cao của niềm vui, niềm tin ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy quá bất ngờ.

- Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông“cúi gằm mặt mà đi”.

- Về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Bao nhiêu điều tự hào về quê hương như sụp đổ trong tâm hồn người nông dân rất mực yêu quê hương ấy. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy.

- Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa,ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một nhà ,nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”

- Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai. Ông không biết đi đâu, về làng thì không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây, phản bội kháng chiến. Ở lại thì không xong, vì mụ chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi. Còn đi thi biết đi đâu bởi ai người ta chưa chấp dân làng Chợ Dầu phản bội.

-> Nếu như trước đây , tình yêu làng và tình yêu nước hòa quyện trong nhau thì lúc này, ông Hai buộc phải có sự lựa chọn.Quê hương và Tổ quốc, bên nào nặng hơn? Đó không phải là điều đơn giản vì với ông, làng Chợ Dầu đã trở thành một phần của cuộc đời, không dễ gì vứt bỏ; còn cách mạng là cứu cánh của gia đình ông, giúp cho gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ.

- Cuối cùng, ông đã quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của con người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng.

Kết bài: khẳng định lại tinh thần yêu nước của người nông dân thời kì chống Pháp, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩ

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
{何もない}
Xem chi tiết
Vinh Quang
Xem chi tiết
ngocanh
Xem chi tiết
Do Thi Dung
Xem chi tiết
Kiênn Lê
Xem chi tiết
Hạ Vy
Xem chi tiết
le thinnh
Xem chi tiết
chiro
Xem chi tiết
nhi uyên
Xem chi tiết