Cái Cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc,hay nằm ngủ trưa
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh
- Số cô chẳng giày thì nghèo
Ngày 30 tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà cha cô đan ông
Số cô có vợ có chồng
Sinh con đầu lòng,chẳng gái thì trai
Từ 2 bài ca dao trên hãy chỉ ra đối tượng châm biếm,nội dung châm biếm,cách thể hiện
Một anh mà cả ngày lần đêm đều cứ nghĩ, cứ ước đến chuyện ăn, chuyên ngủ thì chắc chắn là một anh lười đích thực và nhất quyết không thể chọn làm chồng cho được. Bài ca dao khép lại cũng chính là lời phủ định mạnh mẽ, sâu xa.
=>Có thể nói những câu hát châm biếm dân gian là những nụ cười dí dỏm. Nó không nhằm vùi dập đối tượng nhưng nó làm cho đối tượng phải xấu hổ mà tự thay đổi bản chất đi. Chính vì thế mà những câu hát châm biếm dân gian đã góp phần làm trong sạch xã hội con người.