Khi học thì hiện tại đơn chúng ta sẽ gặp phải 2 loại động từ trong thì này.
Loại thứ nhất: Là thì hiện tại đơn với động từ Tobe (Auxiliary Verb)
Loại thứ hai: Là thì hiện tại đơn với động từ thường (Ordinary Verbs)
Bây giờ chúng ta xem xét từng loại cụ thể nhé
Thể khẳng định
Động từ Tobe trong thì hiện tại đơn có 3 thể là AM, IS, ARE và được phân theo các chủ ngữ sau:
AM: Chỉ dùng với 1 chủ ngữ duy nhất là I
Ví dụ:
I am a student.
I'm an Engineer (Rút ngắn của I am = I'm đọc là /ei:m/
IS: Dùng với các chủ ngữ sau: She, He, It, Danh từ đếm được ở số ít và danh từ không đếm được
The milk is sweet.
He is a good man.
ARE: Thì dùng với các chủ ngữ còn lại như: You, We, They, Danh từ số nhiều.
They are my students.
Fruits are good for health.
Vậy chúng ta đã biết chủ ngữ loại nào thì phải dùng IS, Chủ ngữ nào thì phải dùng Are, I thì chắc chắn sẽ đi với am rồi.
Với động từ Tobe thì khi thành lập thể phủ định và nghi vấn ta làm như sau:
Động từ TOBE - Thể phủ định.
Ta chỉ cần thêm NOT vào sau am/is/are luôn mà không cần nhờ đến trợ động từ (Helping verbs)
Ví dụ:
Câu khẳng định: I am an English student.
Câu phủ định: I am not an English student.
These people are f-rom the downtown.
These people are not f-rom the downtown.
Động từ Tobe : Thể nghi vấn:
Động từ Tobe là động từ đầy đủ nó có khả năng chuyển lên đứng trước chủ ngữ sau từ để hỏi hoặc đầu câu đển thành lập câu hỏi.
Where are they from? Are được đưa lên trước chủ ngữ và sau từ để hỏi (Where)
Are you from downtown? Are được đưa lên trước chủ ngữ.
Thể rút gọn
Khẳng định
S + Am = S'm
S + IS = S's
S + Are = S're
Phủ định:
S + Am not = S'm not không được viết là S amn't mà phải là ain't đối với văn phong không trang trọng
S + IS = S's not hoặc S isn't
S + Are = S're hoặc S aren't
( S = Subject)
Nghi vấn:
Không có thể rút gọn vì am/is/are được tách ra và đưa lên phía trước chủ ngữ rồi.
II. Loại thứ 2: Chia thì hiện tại đơn với động từ thường.Đối với động từ thường, thì này cũng có 3 thể sau:
Thì hiện tại đơn - Động từ thường - Thể khẳng định
Động từ thường khi dùng ở thì hiện tại đơn, ở thể khẳng định thường phải thêm S hoặc ES vào phía sau động từ gốc hoặc không thêm gì cả.
Cấu trúc chung ở thể này như sau:
Chủ ngữ (Subject) + V (thêm S, ES,hoặc giữ nguyên động từ nguyên mẫu) + Object (nếu có)
Vậy khi nào thì động từ phải thêm S, Thêm ES hoặc Giữ nguyên động từ? Ta học cách chia động từ thường cho thì hiện tại đơn ở thể khẳng định như sau:
Trước tiên ta xác định xem là có thể giữ nguyên động từ mà không làm gì cả hoặc phải thêm S hoặc ES nhé.
Chúng ta tập phân biệt theo các nhóm chủ ngữ sau
Chủ ngữ nhóm 1:
I, You, We, They, Danh từ đếm được ở số nhiều. Thì lúc này chúng ta giữ nguyên thể của động từ mà không cần phải quan tâm quy luật thêm S hoặc ES gì cả
Ví dụ:
I like music
These people come from Ho Chi Minh City.
Chủ ngữ nhóm 2: She, He, It, Danh từ đếm được ở số ít hoặc danh từ không đếm được thì lúc này ta xét đến là phải thêm S hay là thêm ES cho động từ
Vì số lượng động từ thêm S là rất nhiều do đó chúng ta nên học các động từ mà phải thêm ES trước nhé.
* Các động từ tận cùng bằng o, s, x, sh, ch, khi đi với động từ nhóm 2 ở thì này thì phải thêm ES váo sau động từ
VD: go – goes; cross – crosses; fix – fixes; push – pushes; teach – teaches; ...
She goes to school everyday.
He teaches me this game.
* Các động từ tận cùng bằng y và trước y là một phụ âm, khi đi với chủ ngữ nhóm 2 thì ta đổi y thành i rồi thêm es. V-y => V-ies
VD: fly – flies; carry – carries; study – studies; ...
Lan studies English very well.
* Hầu hết các động từ không thuộc 2 trường hợp trên và Các động từ tận cùng bằng y nhưng trước y là một nguyên âm, khi đi với chủ ngữ nhóm 2 thì ta chỉ cần thêm S
play – plays; say – says; obey – obeys; ...
Work -> Works; Speak ->Speaks
She gives me a present.
John plays football every Sunday.
Các bạn nên nhớ là phải xem xét chủ ngữ là loại nào trước khi xét đến việc thêm S hoặc ES nhé.
Cách đọc động từ thi thêm S hoặc ES
* Đọc là /s/ khi động từ tận cùng bằng: p, t, gh, f, k
VD: laughs, stop, wants, work
* Đọc là /iz/ khi động từ tận cùng bằng: s, sh, ch, z, ge, se, ce
VD: misses, pushes, watches, change, uses, dances
* Đọc là /z/ khi động từ tận cùng bằng các chữ còn lại, kể cả động từ có đuôi Y được chuyển thành ies.
VD: buys, comes, reads, Studies
Wow, mới có mỗi một thể khẳng định của động từ thường thôi mà đã dài lê thê như thế này không biết đọc xong có còn nhớ gì không. Chúng ta làm một ít bài tập để ôn lại kiến thức nào.
1. What _______________she (do)_____________?
- She(be)______________a teacher.
2.____________you (be) in 12H1?
- No,I (not be)_______________________.
3. Whe-re _________________you (be) f-rom?
4. At the moment , my sisters (play)____________volleyball and my brother (play)________________soccer.
5. How old _________she(be)?
6. How ___________she (be)?
7. My children (Go)________________to school by bike.
8. We (go)_______________to supermarket to buy some food
Xem thêm ở đây Thể khẳng định của thì hiện tại đơn phức tạp là thế, tuy nhiên thể phủ định và thể nghi vấn lại cực kỳ đơn giãn.
Thể phủ định và nghi vấn của thì hiện tại đơn - Động từ thường
Chúng ta cũng bắt đầu với 2 nhóm chủ ngữ như trên:
Chủ ngữ nhóm 1: I, You, We, They, Danh từ đếm được ở số nhiều (Nhắc lại ở đây cho dễ nhớ), ta chỉ cần thêm Do + Not = don't ở câu phủ đinh hoặc chuyển DO lên đầu câu làm thể nghi vấn, còn động từ thì vẫn giữ nguyên mẫu không có TO.
Ví du:
They don't (do not) come early. (Câu phủ định)
Do you like music? (Câu hỏi)
Chủ ngữ nhóm 2: She, He, It, Danh từ đếm được ở số ít hoặc danh từ không đếm được
Ở thể nghi vấn và phủ định thì chúng ta vẫn giữ nguyên động từ chính, việc còn lại là thêm Does not (=doesn't) để thành lập câu phủ định hoặc chuyển does lên đầu câu (Sau từ để hỏi) để thành lập thể nghi vấn.
Ví dụ:
He doesn't like music at all. (Câu phủ định)
Does she really love you? (Câu hỏi)
Khác với cách chia động từ, các dùng của thì hiện tại đơn, chúng ta lại phải chú ý dấu hiệu sau để biết động từ trong câu phải được dùng ở thì hiện tại đơn mà không phải ở thì khác nhé
Phần này giúp bạn phân biệt thì này với các thì khác. Tuy được trình bày sau cùng nhưng khi viết câu, làm bài tập thì các bạn hãy nghĩ đến nó trước tiên nhé. Chỉ khi nào các bạn nhận biết rằng câu này tôi phải chia động từ ở thì hiện tại đơn thì mới tính đến chuyện chia động từ thì hiện tại đơn như thế nào cho phù hợp với chủ ngữ. Nếu không mặc dù bạn chia động từ rất chi là phù hợp với chủ ngữ, nhưng lại sai văn cảnh, sai cách dùng thì câu của bạn cũng sai.
Vậy thì hiện tại đơn được sử dụng như thế nào? Chúng ta hãy đọc và nhớ kỹ 1 trường hợp sau nhé.
1. Diễn tả một hành động lặp đi lặp lại theo thói quen, phong tục, và khả năng
Ví dụ:
They often go to the church on Sundays
She gets up at 8 o'clock every morning
I always help my little brother with homework.
Các bạn có thấy tôi gạch chân các từ ở bên trên không? đấy là các dấu hiệu để nhận biết thì hiện tại đơn đó. Tiếng anh gọi các dấu hiệu này là Time Markers.
Các trạng từ thường dùng ở thì hiện tại đơn
Trạng từ chỉ tần suất
Always: luôn luôn
Often: thường xuyên
Usually: thường
Sometimes: thỉnh thoảng
Occasionally: thỉnh thoảng
F-rom time to time: thỉnh thoảng
Every other day: ngày cách ngày
Seldom: ít khi
Rarely: hiếm khi
Never: không bao giờ
Trạng từ chỉ thời gian
Every morning/noon/afternoon/evening/night: Mỗi sáng/trưa/chiều/tối/đêm
Every day/week/month: Mỗi ngày/tuần/tháng
2. Diễn tả một chân lý hoặc sự thật đúng một cách hiển nhiên
Ví dụ:
Water boils at 100 degrees centigrades.
The earth goes around the sun.
3. Diễn tả nhận thức, cảm giác, tình trạng xảy ra lúc đang nói
Cách dùng này thường áp dụng cho các động từ liên quan đến nhận thức tình cảm hoặc tinh thần như:
to know : Biết | To seem : Dường như |
to understand : Hiểu | To look : Trông như |
To suppose : Cho rằng | To see : Thấy |
To wonder : Tự hỏi | To appear : Hình như |
To consider : Xem xét | To love : Yêu |
To believe : Tin | To like : Thích |
To think : Cho rằng | To dislike : Không thích |
To doubt : Nghi ngờ | To hate : Ghét |
To hope : hy vọng | To expect : Mong đợi |
To remmember : Nhớ | To weight : Cân Nặng |
To forget : Quên | To have : Có, sở hữu |
To recognize : Nhận ra | To be : Thì, là, ở |
To worship : Thờ cúng | To sound : Nghe có vẻ |
To contain : Chứa đựng | To Smell : Có mùi |
To realize : Nhận ra | To Taste : Có vị / Nếm |
Ví dụ:
They doesn't like music.
She looks tired.
This cake smells good.
Cách dùng này thường áp dụng khi nói về thời gian đi lại, lịch tàu xe, lịch máy bay, thời gian biểu, thời khóa biểu. Trong câu thường có các trạng từ chỉ thời gian tương lai: tomorrow, next week, next month và các động từ sau: leave, go, walk, arrive..
Ví dụ:
I have an English lesson at 8 am on next Monday.
The train arrives at 6 pm tomorrow.