Tham khảo:
Người Việt Nam ta từ ngàn xưa đã luôn được ngợi ca với phẩm chất cần cù, chịu thương, chịu khó, yêu lao động. chính sự lao động cần cù, hăng say ấy đã giúp chúng ta kiến tạo nên những tài sản vật chất, tinh thần quý giá của dân tộc. Đề cao vai trò của sức lao động, trong “Bài ca vỡ đất”, Hoàng Trung Thông cũng viết: “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” Nhìn lại những thành tựu của đất nước trong suốt thời gian qua, chúng ta càng có cơ sở để khẳng định tính đúng đắn của hai câu thơ đó. Hoàng Trung thông đã sử dụng những hình ảnh tượng trưng giàu ý nghĩa trong câu thơ của mình.
Trước hết, hình ảnh “bàn tay ta” là một hoán dụ để chỉ sức lao động của con người, bởi lẽ đôi tay được chúng ta sử dụng để làm việc, lao động, và cũng từ đôi bàn tay ấy mà những sản phẩm, những của cải cật chất ra đời. Nhờ có “bàn tay ta” mà “sỏi đá cũng thành cơm”. Cách diễn đạt thật giàu hình ảnh và gợi sức liên tưởng: “sỏi đá” vừa là biểu tượng cho những sự vật tầm thường, chưa có ích lợi gì với đời sống của con người; lại vừa gợi ra những khó khăn, vất vả trong quá trình cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống. “Cơm” là ẩn dụ cho những thành quả gặt hái được từ lao động. Như vậy, câu thơ đã khái quát được vai trò hết sức to lớn của sức lao động: Sức lao động giúp con người tạo ra những của cải vật chất, những sản phẩm có giá trị nhằm phục vụ cho đời sống con người.
Những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên đất nước ta những năm gần đây chính là những minh chứng rõ ràng nhất cho tính đúng đắn của câu thơ: “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ qua đi đã để lại những di chứng đầy đau thương trên mảnh đất dân tộc.
Đất nước lâm vào tình trạng nghèo nàn, lạc hậu; những rừng vàng, biển bạc đều bị tàn phá dười bom đạn chiến tranh. Nhưng bằng nghị lực cùng sức lao động phi thường, người Việt Nam ta vẫn vượt lên tất cả những khó khăn để xây dựng đất nước: Trong chiến tranh, sức lao động đã giúp người dân miền Bắc tạo ra những của cải vật chất để tiếp tế cho miền Nam thân yêu, giúp cuộc kháng chiến của ta giành được thắng lợi vẻ vang. Khi đất nước lập lại hoà bình, tiến lên chủ nghĩa xã hội, sức lao động là những nỗ lực của con người nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh: Những mảnh đất hoang sơ, khô cằn, “đất cày lên sỏi đá” được khai phá, cải tạo. Những mảnh rừng bị quân giặc tắm trong chất diệt cỏ Dionxin, bị bom đạn tàn phá được phủ xanh lại.
Nhiều công trình của đất nước dựng lên để phục vụ cho cuộc sống mời như nhà máy Thuỷ điện sông Đà, tuyến đường sắt Thống Nhất… Sức lao động đã khiến đất nước bước ra từ chiến tranh như được hồi sinh, mang một diện mạo mới. Không chỉ thay đổi bộ mặt đất nước, “đôi bàn tay” – sức lao động của con người còn tạo ra những vật dụng cần thiết cho đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân. Hạt gạo ta ăn hàng ngày, cho đến những rau thơ, trái ngọt, những bàn ghế, quần áo, đồ dùng,… tất thảy đều là sản phẩm sáng tạo từ lao động của con người. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, sức lao động còn tạo nên những giá trị tinh thần không thể thiếu trong đời sống con người: đó là văn chương nghệ thuật, âm nhạc, thi ca, hội hoạ…
Nói tóm lại, sức lao động có khả năng tạo ra những của cải cả về vật chất lẫn tinh thần của xã hội. Vai trò của sức lao động lớn lao như thế đấy! Như vậy, hai câu thơ của Hoàng Trung Thông đã khẳng định và ngợi ca vai trò to lớn của sức lao động trong việc kiến tạo nên nguồn tài sản vật chất – tinh thần to lớn cho xã hội. Nhận thức được vai trò của sức lao động, em luôn tự ý thức trách nhiệm của bản thân: học thật giỏi, đồng thời rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để có thể đem sức lao động của mình cống hiến cho Tổ quốc.
Trong bài có rất nhiều câu ghép và bạn tìm kiếm câu ghép bằng cách sau:
- Câu nào mà có 2 cụm C-V trở lên thì câu đó là câu ghép.
Thamkhao lấy ý e nhé!
Hai câu trên đã nói lên sức mạnh của con người, khi con người có lòng kiên trì có niềm tin vào tương lai thì tất cả mọi việc sẽ trở thành sự thật."Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm."
- Ở đây người ta đã sử dụng biện pháp nói quá đê chứng tỏ điều này. trên thực tế "sỏi đá" không thể thành "cơm" được. Nhưng xét về một phương diện nào đó ta có thể hiểu được răng con ngươi cải tạo đất đai sỏi đã để trồng trọt.
-Biện pháp tu từ hoán dụ lấy bộ phận (bàn tay ta) để chỉ toàn thể (con người)
Mượn hình ảnh bàn tay để chỉ sức lao động của con người.