Dựa vào lời phủ dụ của vua Quang Trung, hãy cho biết lời phủ dụ ấy liên quan đến phương châm hội thoại nào? Giải thích vì sao em chọn phương châm hội thoại đó.
Cho đoạn trích sau: “Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân sĩ ra làm năm đạo, hôm đó là ngày 30 tháng chạp. Rồi nhà vua bảo kín với các tướng rằng: - Ta với các với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mùng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!” 1. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?
2. Đoạn trích kể về sự việc gì? Qua đó em hiểu được gì ở người anh hùng Quang Trung?
3. Câu: “Các ngươi hãy nhớ lấy, đừng cho ta là nói khoác!”, xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? Hành động nói ấy giúp em hiểu thêm điều gì?
4. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách T– P – H nói về tai thao lược như thần của vua Quang Trung. (Trong đoạn có sử dụng một phép nối và một câu bị động)
5. Tài năng thuyết phục quân sĩ có vai trò rất quan trọng đối với các tướng lĩnh, các vị lãnh đạo trong trận chiến. Có một văn bản trong chương trình cũng nói về một vị tướng có tài năng thuyết phục quân sĩ đứng lên đánh giặc cứu nước. Đó là văn bản nào? Của ai?
cho đoạn trích "- Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên (từ thời Lê Hồng Đức, các trấn ở Bắc Hà đều gọi là "thừa tuyên"), lại cho tuỳ tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng: "Quân thua chém tướng". Tội của các ngươi đều đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tuỳ cơ ứng biến thì không có tài. Cho nên, ta để Ngô Thì Nhậm ở lại đấy làm việc với các ngươi, chính là lo về điều đó. Bắc Hà mới yên, lòng người chưa phục, Thăng Long lại là nơi bị đánh cả bốn mặt, không có sông núi để nương tựa. Năm trước ta ra đánh đất ấy, chúa Trịnh quả nhiên không thể chống nổi, đó là chứng cớ rõ ràng. Các ngươi đóng quân trơ trọi ở đấy, quân Thanh kéo sang, người trong kinh kỳ làm nội ứng cho chúng, thì các người làm sao mà cử động được? Các ngươi đã biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra chặn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng, kế ấy là rất đúng. Khi mới nghe nói, ta đã đoán là do Ngô Thì Nhậm chủ mưu, sau hỏi Văn Tuyết thì quả đúng như vậy.". Hãy viết đoạn văn Tổng-Phân-Hợp (12 câu) trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong đoạn trích trên. Trong đoạn có sử dụng thành phần phụ chú và câu bị động.
" Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều bạo ngược, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là đuổi được chúng về phương Bắc…"
- Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh những chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
Binh pháp dạy rằng : ''quân thua chém tướng '' . Tội của các ngươi đều đáng chết một vạn lần . Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng , chỉ biết gặp giặc là đánh , đến như việc tùy cơ ứng biến thì không có tài . Cho nên ta để Ngô Thì Nhậm ở lại đấy làm việc với các ngươi chính là lo về điều đó .
1) câu: Binh pháp dạy rằng ''Quân thua chém tướng '' sử dụng các
Xét theo mục đích nói, câu văn “Các ngươi đóng quân trơ trọi ở đấy, quân Thanh kéo sang, người trong kinh kì làm nội ứng cho chúng, thì làm sao các ngươi cử động được?” là câu gì? Nêu ý nghĩa của câu văn đó?
Bài Hoàng Lê Nhất Thống Chỉ ;Lời nói"...không phải là phúc cho dân,nỡ nào mà làm như vậy"gợi em nhớ tới 2 câu văn nào trong đoạn trích"Nước Đại Việt ta"
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán tới nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng ta làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người….Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quân huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn…”
(Trích: Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái, Ngữ văn 9).
Câu 1 (0,5 điểm). Hoàn cảnh ra đời văn bản trên? Thể loại văn bản trên là gì?
Câu 2 (0,5 điểm). Nêu ý nghĩa lời nói trên?
Câu 3 (0,5 điểm). Xét theo mục đích nói câu vă trên thuộc kiểu câu gì?
Câu 4 (4,0 điểm). Vua Quang Trung, vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc,vẻ đẹp uy nghi, trí tuệ của vua Quang Trung đã được phản ánh đầy đủ, trọn vẹn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14. Viết đoạn văn tổng – phân – hợp 12 câu, đoạn văn sử dụng thành phần phụ chú , phép lặp để liên kết câu (gạch chân, chú thích )).
Câu 5 (0,5 điểm). Hai câu cuối đoạn trích gợi cho em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trính Ngữ Văn THCS cũng là lời kêu gọi đồng thời răn đe quân sĩ? Cho biết tên tác giả?
Xét theo mục đích nói, câu văn “Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ởThăng Long, các ngươi đã biết chưa?” thuộc kiểu câu gì và dùng đểlàm gì?