Khái quát lịch sử thế giới cổ đại

phannhatbin

Các bạn giúp mình giải 4 câu này với !!!!!

1.Các quốc gia cổ đại phương Đông cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?

2.Các quốc gia cổ đại phương Tây cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?

3.Sự sáng tạo ra chữ viết,chữ số,vá một số ngành khoa học của người cổ đại phương Tây có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta ngày nay?

4.Đánh giá các thành tựu văn hóa lớn thời cổ đại.

Mình like cho nha

Thời Sênh
6 tháng 10 2018 lúc 13:37

Câu 1+ 2

Thành tựu văn hoá

Phương Đông

Phương Tây

Lịch

- Thiên văn và lịch (Âm lịch)

-Sáng tạo ra lịch

(Dương lịch)

Chữ viết

- Chữ tượng hình

- Hệ chữ cái a,b,c

Chữ số

- 0 , 1 , 2

-Chữ số la mã I,II,III.

Thành tựu khoa học

- Giỏi về hình học, số học, tìm ra chữ số 0

-Đạt nhiều thành tựu: Toán học vật lí, triết học, sử học địa lí, văn học.

Những công trình nghệ thuật

- Kim tự tháp

(Ai Cập)

- Thành Ba Bi Lon ( Lưỡng hà )

- Đền pác tê nông (Hi Lạp)

+ Đấu trường cô li dê (Rô ma)

+Tượng lực sĩ ném đĩa (HiLạp)

Câu 4

+Thể hiện sức sáng tạo của con người ngay từ buổi bình minh của lịch sử. Đây thực sự là những thành tựu kì diệu mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng.

+ Những thành tựu đó tạo ra cơ sở cho ngành khoa học, nghệ thuật ngày nay. Chúng ta còn sử dụng và phát triển cao hơn, vừa tạo ra những công trình, những kỳ quan để phục vụ cho ngày nay.
+ Những thành tựu đó đã nói lên khả năng vĩ đại của con người.
Bình luận (0)
Huệ Phạm
6 tháng 10 2018 lúc 13:11

1.

Để cày cấy cho đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết được sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh đã ảnh hưởng tới việc “mưa thuận, gió hòa” hằng năm. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Cũng từ những hiểu biết đó, người phương Đông đã sáng tạo ra lịch, chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ còn biết làm đồng hồ đo thời gian.

Người phương Đông cổ đại đều dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của con người. Những chữ này được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.

Trong lĩnh vực toán học, người Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm đến 10 và rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số pi bằng 3,16. Còn người Lưỡng Hà lại giỏi về số học. Các chữ số ta đang dùng ngày nay, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ cổ xưa sáng tạo nên.

Các dân tộc phương Đông đã xây dựng nên những công trình kiến trúc đồ sộ. Những kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà... mãi mãi là những kì quan để cả thế giới chiêm ngưỡng và thán phục.

2.

Ngay từ thời cổ đại, người ta đã rất quan tâm đến thế giới bên ngoài (trái đất và hệ mặt trời). Sự hiểu biết về trái đất và hệ mặt trời đó đã giúp người Rooma lập được lịch với 365 ngày và ¼ ngày/năm. Một tháng có 30 hoặc 31 ngày, đặc biệt tháng 2 chỉ có 28 ngày. Những kiến thức về lịch từ xa xưa khá giống với lịch hiện nay.

Chữ viết sáng tạo ban đầu là dạng ký hiệu. Chúng được ghép vào với nhau để tạo thành những ý nghĩa nhất định. Về sau, bảng chữ cái ra đời dưới dạng chữ cái A, B, C như hiện nay. Lúc đầu, bảng chữ cái gồm 20 chữ về sau tăng lên 26 chữ. Những phát minh chữ viết này ảnh hưởng rất nhiều đến nền văn hóa chữ viết về sau.

Khoa học thật sự chính xác và đạt được khả năng khái quát thành các định lý, định luật khi đến thời Hy Lạp, Rôma. Tiêu biểu trong thời kì này là các nhà toán học lỗi lac: Ta -lét, Pitago, Ơ-clit.

Nhắc tới văn học các quốc gia cổ đại phương Tây trong đó có Hy Lạp, người ta nghĩ đến một nền kịch đặc sắc với nhiều nhà viết kịch nổi tiếng. Rô-ma đã thừa kế những thành tựu của văn học, nghệ thuật Hy Lạp và phát triển thêm nó. Nổi tiếng thời kì này là nhà thơ Lu-cre-xơ, Viếc-gin.. Kiến trúc, điêu khắc tại Hy Lạp đạt đến trình độ hoàn mỹ. Những bức tượng hay đền đài như người lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A-tê-na đội mũ chiến binh, thần Vệ nữ Mi-lô, đền Pactenong, đấu trường Coolide… nổi tiếng cho đến tận ngày nay.
Bình luận (0)
Huong San
6 tháng 10 2018 lúc 19:19

1.

Để cày cấy cho đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết được sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh đã ảnh hưởng tới việc “mưa thuận, gió hòa” hằng năm. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Cũng từ những hiểu biết đó, người phương Đông đã sáng tạo ra lịch, chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ còn biết làm đồng hồ đo thời gian.

Người phương Đông cổ đại đều dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của con người. Những chữ này được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.

Trong lĩnh vực toán học, người Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm đến 10 và rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số pi bằng 3,16. Còn người Lưỡng Hà lại giỏi về số học. Các chữ số ta đang dùng ngày nay, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ cổ xưa sáng tạo nên.

Các dân tộc phương Đông đã xây dựng nên những công trình kiến trúc đồ sộ. Những kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà... mãi mãi là những kì quan để cả thế giới chiêm ngưỡng và thán phục.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Tran Van Hieu
Xem chi tiết
Hằng Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Đinh Trung Kiên
Xem chi tiết
Lucy Heartfilia
Xem chi tiết
Lương Ngọc Oanh
Xem chi tiết
KHINH LINH TỬ MỘC TRÀ
Xem chi tiết
6a2 Thái Thụy Đông Anh
Xem chi tiết
Xu A Đinh
Xem chi tiết
Ngoc Bao
Xem chi tiết