+ Dung dịch nước của X cho kết tủa trắng với Na2CO3
-> X là phân bón có thành phần tạo muối không tan với gốc CO3
Nếu X là phân đạm -> X là muối amoni (loại vì amoni cacbonat tan trong nước nên không có phản ứng trao đổi )
Nếu X là phân kali -> X là muối của kali (loại vì muối kali đều tan nên không có phản ứng trao đổi )
Nếu X là phân lân -> X là muối của canxi (chọn vì CaCO3 không tan)
=> X hoặc là Ca3PO4 hoặc Ca(H2PO4)2
Theo đề bài, phân có thể ở dạng dung dịch
=> X là Ca(H2PO4)2 ( superphotphat )
Khi cho NaOH vào dd của Y, đun nhẹ có mùi khai bay ra chứng tỏ Y là phân đạm amoni
Phương trình ion rút gọn:
NH4+ + OH- -> NH3 + H2O
Y không tác dụng với HCl -> Y là muối amoni với gốc Cl hoặc NO3 hoặc SO4 ( gốc axit có độ mạnh tương đương hoặc mạnh hơn gốc Cl)
Y tạo kết tủa trắng với BaCl2 -> Muối amoni phải mang gốc SO4 (vì trong 3 gốc trên chỉ có gốc SO4 tạo kết tủa với Ba)
Phương trình ion rút gọn:
Ba- + SO4+ -> BaSO4
=> Y là amoni sunfat (NH4)2SO4
Các PTHH đầy đủ: (NH4)2SO4 + 2NaOH -> Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
(NH4)2SO4 + BaCl2 -> 2NH4Cl + BaSO4
Vì X, Y là phân đạm và lân
=> Z là phân kali
Z không tạo kết tủa với BaCl2 nhưng tạo kết tủa với AgNO3
=> Z là muối clorua
=> Z là kali clorua KCl
PTHH: KCl + AgNO3 -> KNO3 + AgCl