Ôn tập cuối năm môn Đại số 11

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nhi Le

C1/Chứng minh rằng phương trình \(x^3+mx^2+\left(m-3\right)x-1=0\)(m là tham số),có 3 nghiệm phân biệt với mọi m.

C2/Cho f(x)=\(\frac{x^3}{3}\)+(m-1)\(x^2\)+(m+1)\(x\).Tìm giá trị của m để f ' (x)\(\ge0\) với mọi m.

C3/Phương trình \(2x^3+3x^2+mx-2=0\)có ít nhất 1 nghiệm trong khoảng (-1;1) khi m?

Nguyễn Việt Lâm
15 tháng 5 2019 lúc 16:45

Câu 1:

Đặt \(f\left(x\right)=x^3+mx^2+\left(m-3\right)x-1\)

Ta có \(f\left(0\right)=-1\) ; \(f\left(-1\right)=1\)

\(\Rightarrow f\left(0\right).f\left(-1\right)< 0\Rightarrow f\left(x\right)\) có ít nhất 1 nghiệm thuộc \(\left(-1;0\right)\)

Mặt khác \(\left\{{}\begin{matrix}f\left(0\right)=-1< 0\\\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}=+\infty\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow f\left(x\right)\) có ít nhất 1 nghiệm thuộc \(\left(0;+\infty\right)\)

\(\left\{{}\begin{matrix}f\left(-1\right)=1>0\\\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}=-\infty\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow f\left(x\right)\) có ít nhất 1 nghiệm thuộc \(\left(-\infty;-1\right)\)

Vậy pt đã cho có 3 nghiệm phân biệt với mọi m

Câu 2:

\(f'\left(x\right)=x^2+2\left(m-1\right)x+m+1\)

Để \(f'\left(x\right)\ge0\) \(\forall x\) \(\Leftrightarrow\Delta'=\left(m-1\right)^2-\left(m+1\right)\le0\)

\(\Leftrightarrow m^2-3m\le0\Leftrightarrow0\le m\le3\)

Nguyễn Việt Lâm
15 tháng 5 2019 lúc 17:00

Câu 3:

Nhận thấy \(x=0\) không phải nghiệm

\(\Leftrightarrow2x^3+3x^2-2=-mx\)

\(\Leftrightarrow\frac{2x^3+3x^2-2}{x}=-m\)

Đặt \(f\left(x\right)=\frac{2x^3+3x^2-2}{x}\Rightarrow f'\left(x\right)=\frac{\left(6x^2+6x\right)x-\left(2x^3+3x^2-2\right)}{x^2}=\frac{4x^3+3x^2+2}{x^2}\)

\(f'\left(x\right)=\frac{4x^2\left(x+1\right)+2-x^2}{x^2}\Rightarrow f'\left(x\right)>0\) \(\forall x\in\left(-1;1\right)\)

\(\Rightarrow f\left(x\right)\) đồng biến trên \(\left(-1;1\right)\)

\(\lim\limits_{x\rightarrow0^-}f\left(x\right)=+\infty\) ; \(\lim\limits_{x\rightarrow0^+}f\left(x\right)=-\infty\)

\(\Rightarrow y=-m\) luôn cắt đồ thị \(y=f\left(x\right)\) hay phương trình đã cho luôn có ít nhất 1 nghiệm trong khoảng \(\left(-1;1\right)\) với mọi m


Các câu hỏi tương tự
Nhi Le
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Chi
Xem chi tiết
Nguyễn thị Phụng
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Thùy
Xem chi tiết
Bao Phat
Xem chi tiết
hiên nguyễn thị
Xem chi tiết
Nhan Lạc Khanh
Xem chi tiết
Nguyễn thị Phụng
Xem chi tiết