Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
love snsd

C1 : Kết quả tính toán cho thấy ở nhiệt độ bình thưởng, động năng trung bình của một phân tử khí hidro là \(5\cdot10^{-20}J\). Biết rằng cứ 22,4 lít khí ở \(0^oC\), 1 atm chứa \(6,02\cdot10^{23}\) phân tử.

a) Hãy tính tổng động năng của các phân tử chứa trong 1m3 khí hidro.

b) Một chiếc búa có khối ượng 1 tấn ở độ cao bao nhiêu thì có thế năng như trên ?

C2 : a) Tính nhiệt lượng cần thiết để tăng 5 kg đồng tử 20oC lên 50oC ?

b) Nếu tăng 5kg đồng trên từ 100oC lên 130oC thì nhiệt lượng cần thiết có bằng câu a không ?

c) Với nhiệt lượng trên có thể làm tăng 5 lít nước lên bao nhiêu độ ?

C3: Một ấm nước khối lượng 300g chứa 1 lít nước, lúc đầu ở 15oC.

a) Tính nl cần thiết để đun sôi ấm nước ?

b) Nếu nhiệt độ của ấm nước giảm từ 100oC xuống 15oC thì tỏa ra 1 nl là bao nhiêu ?

c) Nếu dùng ấm = đồng thì nl cần dùng nhiều hay ít hơn ?

C4 : Một khối nước đá ở 1,4 kg ở nhiệt độ -10oC truyền cho môi trường ngoài nhiệt lượng là 29,4kJ. Tính nhiệt độ cuối cùng của khối nc đá ?

C5 : Hãy tính nl cần thiết để tăng nhiệt độ không khí của phòng 4m x 5m x 3m từ 5oC lên 20oC. KLR của không khí là 1,29 kg/m3.

C6 : Một khối đồng và một khối thép có cùng khối lượng, Nếu dùng búa đập vào các vật này số lần như nhau thì miếng nào nóng lên nhiều ? Tại sao ?

C7: Một đồng tiền xu gồm 90% bạc và 10% đồng. Tính NDR của đồng tiền này ?

C8 : Với cùng 1 độ tăng nhiệt độ, 10g nhôm hấp thụ 1 nl = nl hấp thụ của 21,3g niken. Tính nDr của Niken ?

Đức Minh
6 tháng 6 2017 lúc 9:46

Câu 1 : (Bạn tự tóm tắt).

a) Số phân tử chứa trong \(1m^3\) khí hidro là :

\(n=\dfrac{6,02\cdot10^{23}\cdot10^3}{22,4}=0,268\cdot10^{26}\)

Tổng động năng của các phân tử hidro :

\(E_đ=0,268\cdot10^{26}\cdot5\cdot10^{-20}=1,34\cdot10^6\left(J\right)\)

b) Độ cao của chiếc búa :

\(h=\dfrac{E_đ}{mg}=\dfrac{1,34\cdot10^6}{10^4}=1,34\cdot10^2\left(m\right)\)

Đức Minh
6 tháng 6 2017 lúc 9:53

Câu 2 :

a) Nhiệt lượng cần thiết để tăng 5 kg đồng từ 20 độ C lên 50 độ C:

\(Q=m\cdot c\cdot\Delta t=5\cdot380\cdot\left(50-20\right)=57000J\)

b) Nhiệt lượng cần thiết để tăng 5 kg đồng từ 100 độ C lên 130 độ C :

\(Q'=m'\cdot c\cdot\Delta t'=5\cdot380\cdot\left(130-100\right)=57000J=Q\)

Vậy nhiệt lượng cần thiết của câu b bằng câu a.

c) Đổi \(5l=5kg\)

Với nhiệt lượng trên có thể tăng 5 kg nước lên :

\(\Delta t=\dfrac{Q}{m_1\cdot c_{nc}}=\dfrac{57000}{5\cdot4200}\approx2,7^oC\)

Đức Minh
6 tháng 6 2017 lúc 10:13

Câu 3 : Giải :

a) Nhiệt lượng cần dùng để đun sôi ấm nước bằng tổng nhiệt lượng để tăng nhiệt độ vỏ ấm và nước từ 15 độ C đến 100 độ C :

\(Q=Q_1+Q_2=22695+377955\approx3,8\cdot10^4J\)

b) Nhiệt lượng tỏa ra :

Ta thấy câu a : tăng nhiệt độ vỏ ấm và nước từ 15 độ C đến 100 độ C thì cần nhiệt lượng là \(3,8\cdot10^4J\).

Câu b lại là : nhiệt độ của ấm nước giảm từ 100 độ C xuống 15 độ C thì suy ra tỏa ra nhiệt lượng bằng đúng câu a và bằng \(3,8\cdot10^4J\).

c) Vì nhiệt dung riêng của đồng nhỏ hơn nhôm nên nhiệt lượng cần dùng ít hơn.

Đức Minh
6 tháng 6 2017 lúc 10:40

Câu 4 :

Khi truyền cho MT ngoài thì nhiệt độ đã thay đổi đi một lượng là :

\(\Delta t=\dfrac{Q}{mc}=10^oC\).

Do khối nước đá truyền nhiệt cho môi trường ngoài => tỏa nhiệt => nhiệt độ sẽ giảm xuống, vì vậy, nhiệt độ cuối cùng là :

\(t=-10-10=-20^oC\)

Câu 5 :

Thể tích của phòng là :\(V=4m\cdot5m\cdot3m=60m^3\)

Khối lượng không khí chứa trong phòng là :

\(m=D\cdot V=1,29\cdot60=77,4\left(kg\right)\)

Nhiệt lượng cần dùng để tăng nhiệt độ từ 5 độ C lên đến 20 độ C là :

\(Q=m\cdot c\cdot\Delta t=77,4\cdot1000\cdot\left(20-5\right)=1161000\left(=1161kJ\right)\)

Đức Minh
6 tháng 6 2017 lúc 15:48

Quên nữa còn 3 câu cuối :v

Câu 6 : Khi dùng búa đập vào các vật này số lần như nhau => Chì và thép nhận công như nhau. Công này biến thành nhiệt lượng. Từ công thức \(Q=mc\Delta t\), ta thấy cùng nhận một nhiệt lượng, vật có nhiệt dung riêng nhỏ thì nhiệt độ sẽ biến thiên nhiều hơn => Nhiệt độ của miếng đồng sẽ cao hơn.

Câu 7 : Giải :

1kg hợp kim có 900g bạc và 100g đồng.

Để tăng 1kg hợp kim lên 1 độ C, ta cần cung cấp cho :

+) Bạc : \(q_1=0,9\cdot230\cdot1=207\left(J\right)\)

+) Đồng : \(q_2=0,1\cdot400\cdot1=40\left(J\right)\)

Như vậy để tăng 1kg hợp kim lên 1 độ C, ta cần tổng là 247 J. Theo định nghĩa thì đó chính là NDR của hợp kim.

Vậy NDR của đồng tiền này là 247J/kg.K.

Câu 8 : Giải :

Đề cho rằng trong một điều kiện như nhau, nghĩa là nhiệt độ đầu và cuối như nhau.

Từ đó : \(m_1c_1=m_2c_2\)

=> \(c_2=\dfrac{m_1c_1}{m_2}=417,84\)J/kg.K.

Vậy NDR của niken là 417,84 J/kg.K.

Xong rồi nhé :)


Các câu hỏi tương tự
Lê Hoàng Ngân
Xem chi tiết
Cuong Lê
Xem chi tiết
Bích Bùi
Xem chi tiết
Phan Thị Thúy Nam
Xem chi tiết
tiểu Nguyệt
Xem chi tiết
Bùi Ngọc
Xem chi tiết
MaiDangThanhThuong
Xem chi tiết
Ánh Tuyền
Xem chi tiết