Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
a) HCl, NaCl, NaNO3, NaBr
– Dùng quì tím nhận được HCl ( do quì tím hoá đỏ)
– Dùng dd AgNO3 :
+ Nhận được NaCl ( do xuất hiện kết tủa AgCl màu trắng)
NaCl + AgNO3 -> AgCl + NaNO3
+ Nhận được NaBr ( do xuất hiện kết tủa AgBr màu vàng)
NaBr + AgNO3 -> AgBr + NaNO3
– Còn lại không có hiện tượng gì là NaNO3
b) HCl, HNO3, NaCl, BaCl2
– Dùng quì tím, ta được 2 nhóm:
+ Nhóm 1: gồm HCl, HNO3 ( do làm quì tím hoá đỏ)
+ Nhóm 2: gồm NaCl, BaCl2 ( quì tím không đổi màu)
– Dùng dd AgNO3 cho tác dụng với nhóm 1
+ Nhận được HCl ( do xuất hiện kết tủa AgCl màu trắng)
+ Nhận được HNO3 ( không có hiện tượng)
– Dùng dd H2SO4 ( hoặc dd Na2SO4) cho tác dụng với nhóm 2
+ Nhận được BaCl2 ( do xuất hiện kết tủa BaSO4 màu trắng)
+ Nhận được NaCl ( không có hiện tượng)
a, - Đánh số các lọ từ 1 -> 4. Lấy mỗi chất 1 ít để thử
- Dùng quỳ tím thử từng dung dịch một
+ Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ là HCl
+ Dung dịch nào không làm quỳ tím hóa màu là NaCl, NaNO3 và NaBr
- Cho 3 dung dịch còn lại tác dụng với AgNO3
+ Dung dịch nào tác dụng với AgNO3 tạo ra kết tủa màu trắng là NaCl (PTHH: AgNO3 + NaCl -> AgCl + NaNO3)
+ Dung dịch nào tác dụng với AgNO3 tạo ra kết tủa màu vàng là NaBr (PTHH: AgNO3 + NaBr -> NaNO3 + AgBr)
+ Dung dịch nào không có phản ứng gì sau khi tác dụng với AgNO3 là NaNO3
b, - Đánh số các lọ từ 1 -> 4. Lấy mỗi chất 1 ít để thử
- Dùng quỳ tím thử từng dung dịch một
+ Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ là HCl, HNO3 (nhóm 1)
+ Dung dịch nào không làm quỳ tím chuyển màu là NaCl, BaCl2 (nhóm 2)
- Cho từng nhóm tác dụng với AgNO3
+ Nhóm 1: Dung dịch nào tác dụng với AgNO3 tạo ra kết tủa trắng là HCl (PTHH: AgNO3 + HCl -> AgCl + HNO3), dung dịch nào không có phản ứng gì sau khi tác dụng với AgNO3 là HNO3
+ Nhóm 2: Dung dịch nào tác dụng với AgNO3 tạo ra kết tủa màu trắng là NaCl (PTHH: AgNO3 + NaCl -> AgCl + NaNO3), dung dịch nào không có phản ứng gì sau khi tác dụng với AgNO3 là BaCl2