Bằng kiến thức đã học, em hãy lý giải về sự ra đời của hồ Hoàn Kiếm.
- Hồ đã có từ rất lâu, khoảng vài nghìn năm trước, song trước khi mang tên chính thức là Hoàn Kiếm, hồ có rất nhiều tên gọi gắn liền với những câu chuyện khác nhau chẳng hạn như tên hồ Lục Thủy vì nước hồ có màu xanh biếc quanh năm, hồ Thủy Quân vì đây là nơi triều đình dùng để duyệt thủy binh…
Hồ Gươm luôn đi cùng lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
Tên gọi Hoàn Kiếm chính thức xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần sau khi mượn gươm chiến đấu, đánh tan giặc Minh, chính thức lên làm vua và gây dựng triều đại nhà Lê thịnh vượng.
Truyền thuyết kể lại rằng, khi Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa chống lại quân Minh, ông tình cờ bắt được thanh gươm Thuận Thiên. Nhờ có thanh gươm báu này mà ông thắng trận liên tiếp, lên ngôi vua đầu năm 1428.
Trong một lần cùng quần thần dạo thuyền trên hồ Lục Thủy, chợt rùa vàng nổi lên. Khi vua tuốt gươm chỉ vào, rùa liền ngậm gươm lặn xuống đáy hồ và không nổi lên nữa. Nghĩ rằng đó là ý trời cho mượn gươm đánh giặc mà nay thiên hạ thái bình nên sai rùa đến đòi gươm. Từ đó, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Tuy nhiên khoảng cuối thế kỉ 16, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai phần tả - hữu, lấy tên là Vọng. Sau đó đến năm 1884, hồ Hữu Vọng bị thực dân Pháp lấp đầy để mở mang thủ đô, còn hồ Tả Vọng được giữ lại chính là hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) ngày nay.
Hãy cho biết Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với tên của của nhân vật lịch sử nào?
- Lê Lợi ( Lê Thái Tổ)
Hãy trình bày tiểu sử của nhân vật đó.
Lê Lợi là vị vua anh hùng, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược; Sinh ngày 10/09/1385 tại Lam Sơn-Tỉnh Thanh Hoá.
Năm 1407 giặc Minh xâm chiếm nước ta. Chúng dùng thủ đoạn mua chuộc, mời Lê Lợi ra làm quan nhưng Ông kiên quyết từ chối. Với lòng căm thù giặc sâu sắc, Lê Lợi đứng lên tập hợp lực lượng, thu nạp người tài, mở hội thề quyết tâm chống giặc Minh đến cùng.
Tháng giêng năm 1418, Lê Lợi tế cờ khởi nghĩa, xưng là Bình Định Vương, người trong nước nghe tin về rất đông... Sau đó nghĩa quân tấn công đồn giặc, mở rộng địa bàn ra các vùng núi Thanh Hoá. Trong một lần chiến đấu, nghĩa quân bị giặc vây, ở vào tình thế nguy khốn, nhờ có Lê Lai và đội quân cảm tử chiến đấu gan dạ, anh dũng hy sinh bảo vệ cho Lê Lợi và Tướng sĩ rút lui an toàn.
Nhờ có núi rừng và nhân che chở, nghĩa quân Lam Sơn nhanh chóng lớn mạnh bắt đầu phản công quân giặc, tiến vào giải phóng Thuận Hoá(trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay); đánh ra chiếm lại Thăng long buộc tên tướng Văn Thông cướp thành phải xin hàng. Tháng 12 năm 1427, Lê Lợi sai sữa chữa cầu đường, cung cấp lương thực cho tàn quân nhà Minh rút về nước...
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo kéo dài 10 năm đến đây hoàn toàn thắng lợi. Đầu năm 1428 Lê Lợi lên ngôi vua, đóng đô tại Thăng long(Hà Nội ngày nay), lấy tên nước là Đại Việt; tổ chức lại việc học tập lập trường Quốc Tử Giám, mở khoa thi tuyển chọn nhân tài, thực hiện chủ trương khi có chiến tranh mọi người đều ra trận đánh giặc, hoà bình trở về quê cày ruộng làm ăn... Lê Lợi không chỉ giỏi về quân sự, chính trị, ngoại giao, giáo dục đào tạo, mà còn có tài văn chương, thi phú... Ông là tấm gương phấn đấu tự học không mệt mỏi ngay khi đã làm vua...
Lê Lợi mất ngày 22 tháng 08 năm 1433, thọ 48 tuổi, chôn ở Lam Kinh, tỉnh Thanh Hoá, miếu hiệu Lê Thái Tổ; trước lăng vua dựng tấm bia đá khắc bài văn do Nguyễn Trãi soạn ca ngợi công lao to lớn của anh hùng dân tộc Lê Lợi, truyền lại ngày nay.