Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX

cao thu vo lam

1Hãy giới thiệu về khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào. Theo em giá trị lịch sử - văn hóa của khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào được thể hiện ở những điểm nào.

2Trong những sự kiện lịch sử diễn ra trên quê hương Tuyên Quang trong kháng chiến trống Pháp (1946-1954)em ấn tượng nhất sự kiện lịch sử nào?Vì sao?Hãy trình bày hiểu biết về sự kiện lịch sử đó?

Bình Trần Thị
8 tháng 10 2016 lúc 21:42

1. link nàynhé : https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_khu_T%C3%A2n_Tr%C3%A0o

 

Bình luận (3)
Yên Đỗ
10 tháng 10 2016 lúc 16:23

cho mình hỏi bạn thi em yêu lịch sử à ?hihi

Bình luận (1)
Lê Lan Hương
11 tháng 10 2016 lúc 8:08

làm xong chưa giúp mjk vs

 

Bình luận (1)
Anh Tiến
11 tháng 10 2016 lúc 18:17

Có ai làm song câu 2 chưa chia sẻ cho mình với

Bình luận (2)
truongnguyen
15 tháng 10 2016 lúc 15:34

có ai thi em yeu lich su viet nam lop 7 ko? neu lam roi thi day mk vsleuleu

 

Bình luận (0)
Đoàn Ma
16 tháng 10 2016 lúc 22:14

uk

 

Bình luận (0)
Tung Nam Nguyen
18 tháng 10 2016 lúc 20:29

hay

 

Bình luận (0)
Nhi Nhí Nhố
19 tháng 10 2016 lúc 19:30

giá trị lịch sử cách mạng: là nơi Bác Hồ và Trung ương Đảng đã quyết định chọn làm nơi họp Quốc dân đại hội ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945.

Sáng kiến triệu tập Quốc dân Đại hội của đồng chí Hồ Chí Minh đã hình thành từ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII (tháng 5/1941), hội nghị phát động phong trào giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Việt Minh để đánh đuổi Nhật - Pháp "lập lên một chính phủ cách mạng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo tinh thần dân chủ, Chính phủ đó do Quốc dân đại hội cử lên".

Tháng 10/1944 trong thư gửi Quốc dân đồng bào, cùng dự đoán thiên tài về "cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ trong một năm hoặc một năm rưỡi nữa".

Người nhấn mạnh yêu cầu cấp bách phải triệu tập Đại hội Đại biểu Quốc dân để thành lập "Một cái cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể Quốc dân ta; cơ cấu tổ chức đó " phải do một cuộc toàn quốc đại biểu đại hội gồm tất cả các Đảng phái cách mệnh và đoàn thể ái quốc bầu cử ra ", "một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng và oai tín, trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các nước hữu bang".

Đến dự Quốc dân Đại hội tại đình Tân Trào có hơn 60 vị đại biểu ở khắp nơi đại diện cho ba miền Bắc-Trung-Nam, các ngành, các giới, các đảng phái chính trị, một số kiều bào về dự và nhận lệnh tổng khởi nghĩa.

Chiều ngày 16/8/1945, trước khi Quốc dân Đại hội được khai mạc là lễ xuất quân của quân giải phóng Việt Nam, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến sang giải phóng Thái Nguyên và tiến về Hà Nội. Các vị Đại biểu về dự Quốc dân và nhân dân địa phương đã ra cây đa đầu làng Tân Lập để tiễn đưa đoàn quân. Đồng chí Trần Huy Liệu thay mặt Đại biểu quốc dân nói lời cổ vũ động viên bộ đội quyết chiến, quyết thắng.

Sau lễ xuất quân Nam tiến, Quốc dân Đại hội được khai mạc ở đình Tân Trào. Hôm đó đình được trang hoàng đẹp đẽ, xung quanh đình được căng vải đỏ, gian giữa dùng để triển lãm một số sách báo tuyên truyền cách mạng như: Báo Việt Nam mới, cờ giải phóng… và một số vũ khí ta thu được của địch. Chái phía tây là nơi nghỉ ngơi của các vị đại biểu, chái phía đông là nơi họp Đại hội, trên sàn có những dãy ghế ghép lại bằng tre mai, phía trên là lá cờ đỏ sao vàng và bàn chủ tịch. Chủ trì Đại hội là đồng chí Trường Chinh, trong đại hội Bác được bầu vào đoàn chủ tịch với tên kính yêu Hồ Chí Minh, tuy còn yếu mệt nhưng Bác đã đóng góp ý kiến cho Đại hội góp phần đưa Đại hội đến thành công tốt đẹp. Tại Đại hội các vị đại biểu được nghe các bản báo cáo như: báo cáo của đồng chí Trường Chinh phân tích tình hình thế giới, trong nước làm rõ quân Đồng Minh đang thắng lớn trên các mặt trận và ngày thất bại của phát xít Đức - ý - Nhật sắp đến. Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, thời cơ khởi nghĩa cả nước đã điểm, bản báo cáo nêu rõ yêu cầu cấp bách cử ra Uỷ ban dân tộc giải phóng, để sau khi giành được chính quyền sẽ trở thành Chính phủ cách mạng lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Báo cáo cũng nêu lên mười điều cần thực hiện để giành chính quyền, đảm bảo độc lập tự do cho đất nước, lợi ích của các tầng lớp nhân dân; Đồng chí Hoàng Quốc Việt báo cáo về phong trào công nhân; đồng chí Trần Đức Thịnh báo cáo về phong trào nông dân; đồng chí Nguyễn Đình Thi báo cáo về văn hoá và trí thức; đồng chí Hoàng Đạo Thuý báo cáo về phong trào hướng đạo; đồng chí Vũ Oanh thay mặt cho đoàn báo cáo phong trào cách mạng sôi nổi tại Hà Nội. Các bản báo các được Bác Hồ cùng các đại biểu rất hoan nghênh. Sau đó các đại biểu Bắc - Trung - Nam lần lượt phát biểu ý kiến đều đồng tình với chủ trương khởi nghĩa trong cả nước để giành chính quyền.

Đại hội đã sôi nổi thảo luận một số vấn đề về thái độ của nhân dân ta khi quân Đồng Minh vào giải giáp quân đội phát xít Nhật. Đồng chí Hồ Chí Minh phân tích: ta với tư thế là người làm chủ đất nước và đón tiếp quân Đồng Minh với thái độ người chủ nhân đất nước. Người cũng nêu rõ phải cảnh giác đề phòng bọn thực dân Pháp, có thể nấp sau quân Đồng Minh thâm nhập vào nước ta để hy vọng đặt nhân dân ta dưới ách nô lệ một lần nữa. Song Người căn dặn các địa phương phải có thái độ bình tĩnh để không mắc vào âm mưu khiêu khích của Pháp và bọn phản động.

Với không khí sôi nổi khẩn trương, Quốc dân đại hội đã nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua mười chính sách lớn (1), trong đó điểm đầu tiên là phải " Giành chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên nền tảng hoàn toàn độc lập" và lập ra Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch (Phó chủ tịch là đồng chí Trần Huy Liệu). Uỷ ban dân tộc giải phóng cũng như Chính Phủ lâm thời của nước Việt Nam trước khi thành lập một Chính phủ chính thức. Uỷ ban này thay mặt Quốc dân giao thiệp với nước ngoài và chủ trì mọi công việc trong nước. Đại hội cũng quy định Quốc ca, Quốc kỳ, lấy sao vàng năm cánh trên nền cờ đỏ làm lá cờ chung của cả nước.

Trong khi Đại hội đang họp, một đoàn đại biểu thay mặt nhân dân Tân Trào đến chào mừng Đại hội, một cụ già và một em nhỏ áo quần không được lành lặn, một chị phụ nữ mặc áo tràm gọn gàng. Ông cụ và chị phụ nữ xách cái giỏ có mấy con gà, con lợn, nải chuối, chị phụ nữ nói: "nhân dân Tân Trào không có gì, xã nghèo chỉ có mấy con gà, nải chuối và một con lợn giống mừng Uỷ ban dân tộc mới được bầu, xin chúc Uỷ ban lãnh đạo nhân dân giải phóng cả nước". Bác Hồ cử đồng chí Trần Huy Liệu Phó chủ tịch cảm ơn đoàn đại biểu. Sau đó Bác ngồi tựa lưng vào cột đình và nói: " Chúng ta trong Uỷ ban dân tộc giải phóng và các đồng chí cách mạng hãy nhớ lấy lời thề, hãy xem em bé này: các cháu cùng lứa tuổi cháu này ở các nước khác thì đã đi học và được đùa chơi, tuổi chơi, tuổi học của các cháu ấy lại được ăn no mặc lành. Nhưng các đồng chí có biết cháu bé này 9 tuổi ở trong làng cháu phải làm gì không? Cháu phải chăn trâu, chặt củi, cõng nước mà áo không có mặc để hở bụng xanh xao. Chúng ta làm cách mạng để làm gì? Là để giải phóng dân tộc làm cho nhân dân ấm no hạnh phúc, để cho các cháu bé con em của chúng ta như cháu bé này đều được ăn no mặc ấm và đi học. Nhiệm vụ của Uỷ ban dân tộc giải phóng là thế thôi". Lời nói của Bác Hồ với giọng rất xúc động ngắt ra từng tiếng làm cho các vị đại biểu vô cùng xúc động, nhiều người rơm rớm nước mắt.

Sáng ngày 17/8/1945, Uỷ ban dân tộc giải phóng ra mắt Quốc dân đại hội và làm lễ tuyên thệ. Hôm đó đường rất lầy lội, Bác Hồ phải đi chân đất từ lán Nà Lừa đến đình Tân Trào. Gần tới đình, Bác xuống suối rửa chân rồi lên đứng giữa các vị đại biểu trong Uỷ ban dân tộc giải phóng (2).

Bác đọc lời tuyên thệ: " Chúng tôi là những người được Quốc dân Đại hội bầu vào Uỷ ban dân tộc giải phóng, để lãnh đạo cuộc cách mạng của nhân dân ta. Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi nguyện kiên quyết lãnh đạo dân nhân dân tiến lên, ra sức chiến đấu chống quân thù giành độc lập cho Tổ quốc. Dù hy sinh đến giọt máu cuối cùng quyết không lùi bước. Xin thề! Xin thề!"

Giọng Bác trang nghiêm, lời thề gắn gọn, hùng hồn thể hiện khí phách kiên cường bất khuất của dân tộc ta. Đình Tân Trào chứng kiến lời thề của Bác, chứng kiến khí thế sôi nổi của Quốc dân đại hội trong những ngày hừng hực của khởi nghĩa cách mạng tháng Tám.

Quốc dân đại hội kết thúc, Bác đọc lời tổng kết chúc mừng các vị Đại biểu trở về địa phương nỗ lực phấn đấu cùng toàn dân chớp lấy thời cơ đưa cách mạng đến thắng lợi. Sau khi Bác đọc lời tổng kết, Đại hội còn tổ chức một cuộc liên hoan văn nghệ trong đình, Bác cũng tham dự và nói cùng các vị Đại biểu: "Bây giờ đang vui như thế này thì ta hãy tổ chức một trò chơi vui mà học đi". Mỗi vị đại biểu có một tiết mục góp vui, lúc bấy giờ đồng chí Nguyễn Đình Thi là thanh niên, là đại biểu, đại diện cho giới tri thức đã đứng lên hát bài ''Thanh niên cứu quốc ca'' trong đó có câu: "Gươm đâu, gươm đâu, thời cơ đang đến; tiến lên, tiến lên theo cờ Việt Minh". Bài hát kết thúc, mọi người hân hoan vỗ tay, Bác đợi cho không khí lắng xuống, Bác nói với đồng chí Nguyễn Đình Thi: ''Bài hát của chú rất hay, nhưng chú phải đổi một câu; bây giờ chú còn hát gươm đâu, gươm đâu thì không hợp nữa, mà chú phải nên hát là gươm đây, gươm đây thời cơ đã đến thì mới kịp tình hình chung''. Lúc này mọi người đã hiểu ra và vỗ tay hoan hô Bác.

Đình Tân Trào không những ghi dấu những sự kiện lịch sử trọng đại trong thời kỳ cách mạng mà còn ghi dấu những kỷ niệm trong thời kỳ hoà bình. Ngày 20 tháng 3 năm 1961, Bác Hồ đã trở lại thăm quê hương cách mạng Tân Trào, nhân dân Tân Trào vui mừng đón Bác tại đình Tân Trào. Trong buổi mít tinh, Bác ân cần dặn dò nhân dân các dân tộc Tân Trào tăng cường giúp đỡ nhau trong sản xuất và xây dựng cuộc sống mới ở quê hương mình. Những câu chuyện những lời dặn của Bác đã thấm sâu vào lòng người dân Tân Trào.

Quốc dân Đại hội Tân Trào, ngày 16, 17 tháng 8 năm 1945 là mốc son chói lọi mãi mãi được ghi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc.

 

Bình luận (2)
Nhi Nhí Nhố
19 tháng 10 2016 lúc 19:36

Khu di tích quốc gia Tân Trào

 

Trong những ngày Tháng Tám lịch sử, cả nước đang nô nức chào mừng kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, mỗi người dân Việt Nam không khỏi bồi hồi nhớ tới Bác, nhớ tới Thủ đô kháng chiến - Thủ đô Khu giải phóng khi xưa, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Cũng vào mùa Thu năm 1945, Bác Hồ đã từ Cao Bằng trở về Tuyên Quang để chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước. Người đã chọn xã Tân Trào, huyện Sơn Dương làm Thủ đô Khu giải phóng, căn cứ địa cách mạng. Tại nơi đây ngày 13 tháng 8 năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành Hội nghị toàn quốc để quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền; ngày 16 tháng 8 năm 1945 Đại hội Quốc dân cũng đã họp thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh quy định Quốc kỳ là lá cờ đỏ, sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca và bầu ra Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt nam tức là Chính phủ Lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch; chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945 dưới bóng Cây đa Tân Trào, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1 và sau đó tiến quân về giải phóng Hà Nội; sáng ngày 17 tháng 8 năm 1945 thay mặt Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Bác Hồ đã đọc lời thề thiêng liêng trong lễ ra mắt Quốc dân tại nơi đây và có câu nói bất hủ “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

2. tan trào  a2 1
Hòn đá thề, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã đọc lời thề quyết tâm dành được độc lập dân tộc

Khi cả dân tộc ta bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, một lần nữa Tân Trào lại được Trung ương Đảng và Chính phủ chọn làm căn cứ địa cách mạng của cả nước, nơi làm việc của các Bộ, ngành Trung ương lãnh đạo toàn dân kháng chiến kiến quốc suốt 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược. Từ năm 1945 đến năm 1954, căn cứ địa cách mạng mãi ghi dấu những năm tháng Bác Hồ đã ở và làm việc, những ân tình sâu nặng, son sắt đồng bào Tân Trào - ATK Sơn Dương đối với Bác.

2. tan trào  a32
Lán Nà Lừa nơi Bác Hồ đã ở và làm việc

Vì những ý nghĩa lịch sử lớn lao với toàn thể dân tộc Việt Nam, ngày 10 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 548/QĐ-TTg đã xếp Khu Di tích Tân Trào thành Khu Di tích Quốc gia đặc biệt. Khu Di tích lịch sử Tân Trào nằm trong một thung lũng nhỏ thuộc xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Là vùng đồi núi thấp có độ cao khoảng từ 95 đến 814m, nằm trong lưu vực sông Đáy, cách thành phố Tuyên Quang khoảng 41 km, cách Hà Nội khoảng 150 km, với diện tích khoảng 6.633 ha. Tân Trào hiện nay có 17 Di tích. Với các địa danh nổi tiếng như:

Đình Tân Trào là một đình nhỏ được xây dựng vào năm 1923 theo kiểu nhà sàn, cột gỗ, ba gian hai chái, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và là nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá của dân làng. Đình thờ 8 vị thành hoàng làng đại diện cho các thần sông, thần núi của làng Tân Lập, xã Tân Trào. Dưới mái đình này, ngày 16 tháng 8 năm 1945 đã họp Quốc dân Đại hội.

Đình Hồng Thái cách Đình Tân Trào gần 1 km trên đường đi Sơn Dương, đình được xây dựng tại địa phận của làng Cả, xã Tân Trào. Năm 1919, đình có tên là đình Làng Cả hay đình Kim Trận. Đình Hồng Thái còn là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong suốt thời kỳ kháng chiến. Đình còn là điểm dừng chân của các đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội, là trạm thường trực của "An toàn khu của Trung ương đóng ở Tân Trào".

Lán Nà Lừa đây là một căn lán nhỏ, nằm ở sườn núi Nà Lừa, cách làng Tân Lập gần 1 km về hướng đông, lán được dựng bằng tre theo kiểu nửa sàn, nửa đất của người miền núi, dưới các đám cây rậm rạp. Lán do đơn vị giải phóng quân dựng để Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc từ tháng 6 năm 1945 đến cuối tháng 8 năm 1945. Lán Nà Lừa có hai gian nhỏ, gian bên trong là nơi Người nghỉ ngơi, còn gian ngoài là chỗ Bác làm việc và tiếp khách. Tại đây, ngày 4 tháng 6 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị cán bộ để củng cố căn cứ địa cách mạng, thành lập Khu giải phóng và Quân giải phóng, chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội.

Cây đa Tân Trào cách đình Tân Trào khoảng 500 mét về phía Đông. Dưới bóng Cây đa này, chiều 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân và Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1.

Hang Bòng là nơi làm việc của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Bắc trong thời kỳ chống Pháp (1946-1954). Hang cách không xa Hồng Thái, Tân Trào. Từ 1950 đến 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ở hang này, trực tiếp đi chỉ đạo Chiến dịch Biên Giới (1950) và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai (tháng 2 năm 1951).

Ngoài ra, Khu Di tích Tân Trào còn có những di tích có giá trị lịch sử và du lịch khác như: Bản Khuổi Kịch, đình Thanh La, Vực Thia, làng Tân Lập, lán Cảnh Vệ - Điện Đài, lán Đồng Minh, sân bay Lũng Cò, đèo Chắn, Đồng Man - Lũng Tẩu, Khấu Lẩu - Vực Hồ, Ban Tuyên huấn Trung ương, hang Thia, hang Bòng, thôn Lập Binh, xã Trung Yên, hầm An toàn của Bác, hầm Trung ương Đảng, hầm Chính phủ và Bảo tàng Tân Trào.

Mặc dù đã trải qua 68 mùa Thu, kể từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công nhưng mỗi khi đến thăm Tân Trào, về lại chiến khu xưa, mỗi người dân Việt Nam dường như vẫn cảm nhận được không khí hào hùng của những ngày Thu Tháng Tám lịch sử năm xưa. Tại ở nơi đây vẫn còn những di tích lịch sử tồn tại mãi với thời gian như: Mái Đình Hồng Thái, Cây đa Tân Trào, Lán Nà Lừa, Hang Bòng…mỗi địa danh, mỗi di tích ở đây đều có ý nghĩa lịch sử quan trọng nơi khởi nguồn của cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam khi xưa và hiện nay đã trở thành địa chỉ đỏ để nuôi dưỡng tinh thần cách mạng cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau.

Bình luận (3)

Các câu hỏi tương tự
Anh Tiến
Xem chi tiết
Ma Thị Hoài Thu
Xem chi tiết
Ngân Selena
Xem chi tiết
Tú Nguyên Phan
Xem chi tiết
Phạm Huệ
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân An
Xem chi tiết
Lê Nữ Khánh Huyền
Xem chi tiết
Minh khoi Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Xem chi tiết