nấu lớp 7 thì
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HKI
A/ PHẦN VĂN:
I/ Học tác giả, tác phẩm, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật:
1/ Phò giá về kinh:
a/ Tác giả:
Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai thứ 3 của vua Trần Thái Tôngb/ Tác phẩm:
Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, cách gieo vần như thể thư Thất ngôn tứ tuyệtSáng tác lúc ông đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tửc/ Ý nghĩa:
Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần...............................................................................................d/ Đặc sắc, nghệ thuật:
Hình thức diễn dạt cô đọng, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởngĐảo ngữ về các địa danh (Chương Dương → Hàm Tử)..........................................................................................................2/ Bạn đến chơi nhà:
a/ Tác giả:
Nguyễn Khuyến (1835 – 1909): lúc nhỏ tên là Thắng. Quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Namb/ Tác phẩm:
Sáng tác sau giai đoạn ông cáo quan về quêThể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luậtc/ Ý nghĩa:
Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nayd/ Đặc sắc, nghệ thuật:
Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà, và cuối cùng òa ra niềm vui .....................Lập ý bất ngờ, vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện3/ Qua Đèo Ngang:
a/ Tác giả:
Bà Huyện Thanh Quan tên Thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thể kỉ XIX (? - ?)Quê ở làng Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nộib/ Tác phẩm:
Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luậtĐèo Ngang là địa danh nối liền hai tỉnh Quảng Bình & Hà Tĩnhc/ Ý nghĩa:
Thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của Nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngangd/ Đặc sắc, nghệ thuật:
Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyệnSử dụng bút pháp nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ động âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảmSử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình4/ Bánh trôi nước:
a/ Tác giả:
Hồ Xuân Hương (? - ?) →Bà Chúa Thơ NômNhiều sách nói bà là con của Hồ Phi Diễn (1704 - ?) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà từng sống ở phường Khán Xuân gần Tây Hồ, Hà Nộib/ Tác phẩm:
Sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật → bằng chữ Nômc/ Ý nghĩa:
Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiếnNgợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng tỏ sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họd/ Đặc sắc, nghệ thuật:
Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luậtSử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với Thành ngữ, Mô típ dân gianSáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa5/ Tiếng gà trưa:
a/ Tác giả:
Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Namb/ Tác phẩm:
Được viết trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân QuỳnhThuộc thể thơ 5 chữc/ Ý nghĩa:
Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trậnd/ Đắc sắc nghệ thuật:
Sử dụng hiệu quả điệp từ Tiếng gà trưa có tác dụng nổi mạnh cảm xúc, gợi nhắc những kỉ niệm lần lượt hiện vềThể thơ 5 chữ phù hợp với việc vừa kể chuyện, vừa bộc lộ tâm tình6/ Sông núi nước nam:
a/ Tác giả:
Chưa rõ tác giả bài thơ là aiSau này có nhiều sách ghi là Lý Thường Kiệtb/ Tác phẩm:
Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luậtLà bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước tac/ Ý nghĩa:
Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức manh chính nghĩa của dân tộc taBài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của nước tad/ Đặc sắc nghệ thuật:
Sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gon, xúc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nướcDồn nén cảm xúc trong hình thức nghiêng về nghị luận, bày tỏ ý kiếnLựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạcHùng hồn, đanh thépnếu lớp sáu môn nv thì
A. PHẦN VĂN BẢN
I/ Các thể loại truyện dân gian: (định nghĩa)
1. Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Cổ tích: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
Nhân vật bất hạnh (Người mồ côi, người con riêng, người có hình dạng xấu xí...);Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch;Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
3. Truyện ngụ ngôn:
Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống
4. Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
II/ Đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện dân gian
Truyền thuyếtCổ tíchNgụ ngônTruyện cười
Là truyện kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử thời quá khứLà truyện kể về cuộc đời của các nhân vật quen thuộcLà truyện kể mượn chuyện loài vật, đồ vật, cây cối hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống
Có chi tiết tưởng tượng,kì ảoCó chi tiết tưởng tượng kì ảoCó ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ýCó yếu tố gây cười
Có cốt lõi sự thật lịch sử, cơ sở lịch sử
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhan dân đối với nhân dân và nhân vật lịch sử được kể
Thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện, cái tốt, cái lẽ phảiNêu lên bài học để khuyên dạy người đờiNhằm gây cười, mua vui, phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, hướng con người đến cái tốt
Người kể, người nghe tin câu chuyện có thật.
Người kể, người nghe không tin câu chuyện có thật
III/ Hệ thống kiến thức các văn bản ở các thể loại truyện dân gian
Thể loạiTên truyệnNhân vật
chínhChi tiết tưởng tượng kì ảoNghệ thuậtÝ nghĩa
Cổ tíchCRCTLạc Long Quân, Âu CơNguồn gốc và hình dạng của LLQ, ÂC và việc sinh nở của ÂC)
Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo
Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh
Ngợi ca nguồn gốc cao quí của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta.BCBGLang LiêuLL được thần mách bảo: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo"
Sử dụng chi tiết tưởng tượng
Lối kế chuyện theo trình tự thời gian.
Suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nướcThánh GióngThánh Gióng
Sự ra đời kì lạ và tuổi thơ khác thường.
Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cùng Gióng ra trận.
Gióng bay về trời.
Xây dựng người anh hùng giữ nước mang màu sắc thần kì với chi tiết kì ảo, phi thường, hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm hoạ xâm lăng
Cách xâu chuổi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với hình ảnh thiên nhiên đất nước: lí giải ao, hồ, núi Sóc, tre ngà
Ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.ST, TTST, TTHai nhân vật đều là thần, có tài năng phi thường
Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh ST, TT với chi tiết tưởng tượng kì ảo
Tạo sự việc hấp dẫn (ST, TT cùng cầu hôn MN)
Dẫn dắt, kế chuyện lôi cuốn, sinh động
Giải thích hiện tượng mưa bão xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước; thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.Sự tích Hồ GươmLê Lợi - chủ tướng của nghĩa quân Lam SơnRùa Vàng, gươm thần
Xây dựng tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần của dân ta đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm
Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa (gươm thần, RV)
Giải thích tên gọi HHK, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do LL lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hoà bình của dân tộc ta.Thạch SanhThạch Sanh
TS là một nhân vật có nguồn gốc xuất thân cao quí (được Ngọc Hoàng sai thái tử đầu thai làm con, thần dạy cho võ nghệ)
Tiếng đàn (công lí, nhân ái, yêu chuộng hoà bình)
Niêu cơm thần: (tình người, lòng nhân đạo)
Cung tên vàng
Sắp xếp tình tiết tự nhiên khéo léo (công chúa bị câm trong hang sâu, nghe đàn khỏi bệnh và giải oan cho TS nên vợ chông)
Sử dụng những chi tiết thần kì
Kết thúc có hậu
Ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiệnEm bé thông minhEm bé thông minh
(nhân vật thông minh)Không có yếu tố thần kì, chỉ có câu đố và cách giải đố
Dùng câu đố để thử tài- tạo tình huống thử thách để em bé bộc lộ tài năng, phẩm chất
Cách dẫn dắt sự việc cùng mức độ tăng dần, cách giải đố tạo tiếng cười hài hước
Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian; tạo ra tiếng cườiCây bút thần
(truyện cổ tích Trung Quốc)Mã Lương
(kiểu nhân vật có tài năng kì lại)ML nằm mơ gặp và được cho cây bút bằng vàng, ML vẩt trở nên thật
Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật kì ảo
Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật tăng tiến phản ánh hiện thực cuộc sống với mâu thuẩn xã hội không thể dung hòa
Kết thúc có hậu, thể hiện niềm tin của nhân dân vào khả năng của những con người chính nghĩa, có tài năng.
Khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại các ác
Ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lí xã hội và khả năng kì diệu của con người.
ÔLĐCVCCVVợ chồng ông lãoHình tượng cá vàng - là công lí, là thái độ của nhân dân với người nhân hậu và những kẻ tham lam.
Tạo nên sự hấp dẫn cho truyện bằng yếu tố hoang đường
Kết cấu sự kiện vừa lặp lại tăng tiến; Xây dựng hình tượng nhân vật đói lập, nhiều ý nghĩa; Kết thúc truyện quay về hoàn cảnh thực tế.
Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.Ngụ ngônẾch ngồi đáy giếngẾchCó yếu tố ẩn dụ ngụ ý
Xây dựng hình tượng gần gũi với đơì sống
Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc
Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo
Ngụ ý phê phán những người hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ chúng ta phải biết mở rộng tầm nhìn, không chủ quna kiêu ngạo.Thầy bói xem voi5 thầy bói mùCó yếu tố ẩn dụ ngụ ý
Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc:
Lặp lại các sự việcCách nói phóng đạiDùng đối thoại, tạo tiếng cười hài hước, kín đáoKhuyên con người khi tìm hiểu về một sự vật, hiện tượng phải xem xét chúng một cách toàn diện.
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng5 bộ phân của cơ thể ngườiCó yếu tố ẩn dụ, ngụ ýSử dụng nghệ thuật ẩn dụ (mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người)Nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, tư, gắn bó để cùng tồn tại và phát triển.ơng trợ
Đeo nhạc cho mèo Có yếu tố ẩn dụ, ngụ ýSgk (đọc thêm)Sgk (đọc thêm)
Truyện cườiTreo biểnChủ nhà hàng bán cáCó yếu tố gấy cười (người chủ nghe và bỏ ngay, cuối cùng cất nốt cái biển)
Xây dựng tình huống cực đoan, vô lí (cái biển bị bắt bẻ) và cách giải quyết một chiều không suy nghĩ, đắn đo của chủ nhà hàng
Sử dụng những yếu tố gây cười
Kết thúc bất ngờ: chủ nhà hành động cất nốt cái biển
Tạo tiếng cười hài hước, vui vẻ, phê phán những người thiếu chủ kiến khi hành động và nêu lên bài học về sự cần thiết phải tiếp thu ý kiến có chọn lọc.Lợn cưới, áo mớiAnh lợn cưới và anh áo mớiCó yếu tố gây cười (cách hỏi, cách trả lời và điệu bộ khoe của lố bịch)
Tạo tình huống gây cười
Mỉêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ khoe rất lố bịch của hai nhân vật
Sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại.
Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của - một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.
IV/ So sánh các thể loại dân gian
1/ So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích.
Giống nhau:
Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo.Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chínhKhác nhau:
Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể.Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội.* So sánh NN với TC:
Giống nhau: Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ.
Khác nhau:
Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống.Mục đích của truyện cười là mua vui, phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.V/ Văn học trung đại:
Đặc điểm truyện trung đại:
Thường được tính từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX - Văn xuôi chữ Hán.Nội dung mang tình giáo huấnVừa có loại truyện hư cấu, vừa có loại truyện gắn với ký hay sửCốt truyện đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể, qua hành động và ngôn ngữ thoại của nhân vật.1. Con hổ có nghĩa: có hai con hổ có nghĩa
A. Nghệ thuật:
Sử dụng nghệ thuật nhân hoá, xây dựng mang ý nghĩa giáo huấn.Kết cấu truyện có sự tăng cấp khi nói về cái nghĩa của hai con hổ nhằm tô đậm tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.B. Ý nghĩa văn bản: Truyện đề cao giá trị đạo làm người: Con vật còn có nghĩa nghĩa huống chi là con người.
2. Mẹ hiền dạy con:
A - Nghệ thuật:
Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh TửCó nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.B - Ý nghĩa:
Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người.3. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
A - Nghệ thuật:
Tạo nên tình huống truyện gay cấnSáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếuXây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện (nêu cao gương sáng về một bậc lương y chân chính)B - Ý nghĩa:
Truyện ngợi ca vị Thái y lệnh, không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.lớp 8 thì
Đề cương ôn tập Ngữ Văn 8
CÂU HỎI NHẬN BIẾT:
Chủ đề: Trường từ vựng
Câu 1) Thế nào là trường từ vựng?
Đáp án: là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Câu 2) Khi sử dụng trường từ vựng cần lưu ý những gì?
Đáp án:
Tuỳ theo ý nghĩa khái quát mà một trường từ vựng có thể bao hàm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.Ví dụ: Trường từ vựng tay bao gồm các trường nhỏ hơn.
Bộ phận của tay: Cánh tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay...Hoạt động của tay: Chặt, viết, ném, cầm...Đặc điểm của tay: Dài, ngắn, to, nhỏ, khéo, vụng...Các trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn có thể thuộc nhiều từ loại khác nhau.Ví dụ:
Bộ phận của tay: Cánh tay, cẳng tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay... (danh từ)Hoạt động của tay: Chặt, viết, ném, cầm... (động từ)Đặc điểm của tay: Dài, ngắn, to, nhỏ, khéo, vụng... (tính từ)Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.Ví dụ.
Trường mùi vị: Chua, cay, đắng, chua ngọt...Trường âm thanh: chua, êm dịu, ngọt, chối tai...Chủ đề: Từ tượng hình, từ tượng thanh
Câu 3) Hãy nêu đặc điểm, công dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình.
Đáp án:
Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.Ví dụ: Móm mém, xộc xệch, vật vã, rũ rượi, thập thò...
Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.Ví dụ: Hu hu, ư ử, róc rách, sột soạt, tí tách...
Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.Chủ đề: Trợ từ, thán từ
Câu 4: Hãy nêu đặc điểm, công dụng của trợ từ, thán từ.
Đáp án:
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.Thán từ là những từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.Thán từ được chia làm hai loại.Chủ đề: Nói giảm, nói tránh
Câu 5: Thế nào là nói giảm nói tránh? Cách sử dụng nói giảm nói tránh
Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, thô tục, thiếu lịch sự.Cần sử dụng linh hoạt đúng lúc, đúng chỗ.Chủ đề: Nói giảm, nói tránh
Câu 5: Thế nào là nói giảm nói tránh? Cách sử dụng nói giảm nói tránh
Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, thô tục, thiếu lịch sự.Cần sử dụng linh hoạt đúng lúc, đúng chỗ.CÂU HỎI THÔNG HIỂU:
Chủ đề: Trường từ vựng
Câu 1. Có bao nhiêu trường từ vựng trong các từ được in đậm ở đoạn văn sau:
Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên ngối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
Đáp án
Trường từ vựng quan hệ ruột thịt: Mẹ, con.Trường từ vựng hoạt động của người: Ngủ, uống, ăn.Trường từ vựng hoạt động của môi: Hé mở, chúm, mút.Câu 2. Từ nghe trong câu sau đây thuộc trường từ vựng nào?
Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng.
Đáp án
Ở câu thơ này do phép chuyển nghĩa ẩn dụ, nên từ nghe thuộc trường từ vựng khứu giác.
Chủ đề: Từ tượng hình, từ tượng thanh
Câu 3: Tìm các từ tượng hình trong đoạn thơ sau đây và cho biết giá trị gợi cảm của mỗi từ.
Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời
Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi!
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người
(Tố Hữu)
Đáp án
Từ tượng hình: Ung dung, mênh mông, thanh thản, rực rỡ.
-> Các từ tượng hình trên được đặt trong ngữ cảnh gắn liền với sự vật, hành động làm cho sự vật hành động trở nên cụ thể hơn, tác động vào nhận thức của con người mạnh mẽ hơn.
Chủ đề: Từ ngữ địa phương:
Câu 4: Tìm từ toàn dân tương ứng với những từ địa phương được in đậm trong câu sau:
Chị em du như bù nước lã.
Đáp án:
Du -> dâu.
Bù -> bầu.
Chủ đề: Trợ từ
Câu 5: Tìm trợ từ trong các câu sau:
a. Những là rày ước mai ao.
b. Cái bạn này hay thật.
c. Mà bạn cứ nói mãi điều mà tôi không thích làm gì vậy.
d. Đích thị là Lan được điểm 10.
e. Có thế tôi mới tin mọi người.
Đáp án
Các từ đứng đầu trong mỗi câu đều là trợ từ.
CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP:
Chủ đề: Nói quá
Câu 1: Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép nói quá trong câu:
- Hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
(Ai-ma-tốp – Người thầy đầu tiên)
Đáp án.
Hình ảnh nói quá: "reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực". Nói quá như vậy để diễn tả màu đỏ và âm thanh gió thổi vào hai cây phong rất mạnh.
Câu 2. Tìm biện pháp nói quá trong câu sau:
Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
Đáp án.
Cách nói quá thể hiện ở cụm từ: mà cắn, mà nhai, mà nghiến kì nát vụn mới thôi.
lớp 9 thì
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9
NĂM HỌC 2016 - 2017
A. CHỦ ĐỀ 1: PHẦN VĂN HỌC
* Yêu cầu:
Học thuộc các bài thơ, nhận biết tên tác giả và tác phẩm;Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong văn bản;Tóm tắt, nêu được tình huống truyện, nắm vững nội dung và nghệ thuật của truyện;Hiểu được ý nghĩa các văn bản;Giải thích được ý nghĩa nhan đề, chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm.I. TRUYỆN TRUNG ĐẠI
Câu 1: Các tác phẩm văn học trung đại:
1. Chuyện người con gái Nam Xương
Tác giả: Nguyễn DữNăm - hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:TK 16Trích "Truyền Kì mạn lục"Thể loại - PTBĐ:Truyện truyền kìTự sựNội dung: Niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ PK, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.Nghệ thuật: Nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự và trữ tình...2. Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14)
Tác giả: Nhóm tác giả: Ngô gia văn pháiNăm - hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:Đầu TK 19Trích (hồi 14) "Quang Trung đại phá quân Thanh"Thể loại - PTBĐ:ChíTiểu thuyết lịch sử - chương hồi.Nội dung: Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu ThốngNghệ thuật: Tự sự kết hợp với miêu tả, chi tiết cụ thể, khắc họa nhân vật3. Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh)
Tác giả: Nguyễn DuNăm - hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:Đầu TK 19Dựa theo cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện"Thể loại - PTBĐ:Truyện thơ Nôm (Lục bát)Tự sựNội dung:Giá trị hiện thực: Là bức tranh hiện thực về một XH bất công, tàn bạo.Giá trị nhân đạo: Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người; lên án, tố cáo những thế lực xấu xa,...Nghệ thuật:Kết tinh thành tựu văn học dân tộc về ngôn ngữ, thể loại.Thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ,...4. Chị em Thúy Kiều
Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về số phận tài hoa bạc mệnhNghệ thuật: Bút pháp ước lệ tượng trưng cổ điển, miêu tả chân dung5. Cảnh ngày xuân
Nội dung: Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sángNghệ thuật: Miêu tả cảnh vật giàu chất tạo hình6. Kiều ở lầu Ngưng Bích
Nội dung: Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy KiềuNghệ thuật: Bút pháp tả cảnh ngụ tìnhCâu 2: Tóm tắt truyện "Chuyện người con gái Nam Xương":
Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong lại phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi vợ mình không chung thủy. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên ngọn đèn, đứa con chỉ cái bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới ban đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra nỗi oan của vợ. Phan Lang, một người hàng xóm của Trương Sinh tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới Thủy Cung. Khi Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc thoa vàng cùng lời nhắn cho chồng. Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa giữ dòng sông lúc ẩn, lúc hiện.
Câu 3: Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Du.
* Định hướng về tác giả Nguyễn Du:
1. Thân thế: Nguyễn Du (1765 - 1820) tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống văn học.
2. Cuộc đời:
Ông sống vào thời cuối Lê đầu Nguyễn giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam có nhiều biến động tư tưởng chính trị của ông không rõ ràng.Nguyễn Du sống lưu lạc chìm nổi, cuộc đời nhiều cực khổ thăng trầm.3. Con người: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải tạo cho ông vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ của nhân dân.
4. Sự nghiệp:
Ông để lại một di sản văn hóa lớn về cả chữ Hán và chữ Nôm. Sáng tác Nôm xuất sắc nhất là Truyện Kiều.Ông là một thiên tài văn học, là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, là Danh nhân văn hoá thế giới.Câu 4: Tóm tắt "Truyện Kiều". (HS xem ở SGK/78+79)
Câu 5: Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" và các đoạn trích "Truyện Kiều".
* Định hướng:
1/ Vẻ đẹp người phụ nữ
Vẻ đẹp về nhan sắc, tài năng:Thúy Vân: Vẻ đẹp phúc hậu, quý phái.Thúy Kiều: Tuyệt thế giai nhân.Vẻ đẹp về tâm hồn, phẩm chất: Vũ Nương, Thúy Kiều: Hiếu thảo, chung thủy. Khát vọng tự do, công lí chính nghĩa (Thúy Kiều).2/ Bi kịch của người phụ nữ
Đau khổ, oan khuất (vũ Nương).Tình yêu tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp (Thúy Kiều).Câu 6: Nắm được đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi. Hiểu được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14).
* "Quang Trung đại phá quân Thanh": Vua tôi Lê Chiêu Thống hèn nhát, thần phục ngoại bang một cách nhục nhã.
* Nguyễn Huệ: Người anh hùng dân tộc: Có lòng yêu nước nồng nàn; quả cảm, tài trí; nhân cách cao đẹp.
Câu 7: Nêu giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thông qua các đoạn trích: "Chị em Thúy kiều", "Kiều ở lầu Ngưng Bích"?
Khẳng định, đề cao vẻ đẹp, tài năng con người. ("Chị em Thúy kiều").Thương cảm truớc những đau khổ, bi kịch của con người ("Kiều ở lầu Ngưng Bích").Câu 8: Nêu nghệ thuật đặc sắc của "Truyện Kiều"?
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên:Trực tiếp miêu tả thiên nhiên "Cảnh ngày xuân".Tả cảnh ngụ tình: "Kiều ở lầu Ngưng Bích".Nghệ thuật miêu tả nhân vật :Khắc họa nhân vật bằng bút pháp ước lệ: "Chị em Thúy Kiều".Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại: "Kiều ở lầu Ngưng Bích".Câu 9: Hoàng Lê nhất thống chí và Đoạn trường tân thanh là những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Hãy giải thích nhan đề hai tác phẩm trên.
Hoàng Lê nhất thống chí: Ghi chép sự thống nhất vương triều nhà Lê.Đoạn trường tân thanh: Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột hoặc tiếng kêu về một nỗi đau đứt ruột.II. THƠ HIỆN ĐẠI
Câu 1: Các tác phẩm thơ hiện đại:
1. Đồng chí (Trích Đầu súng trăng treo)
Tác giả: Chính Hữu (Trần Đình Đắc) sinh năm 1926, quê ở Can Lộc, Hà TĩnhSáng tác: 1948. KC chống PhápThể loại: Thơ tự doChủ đề: Người línhNội dung: Ca ngợi tình đồng chí cùng chung lý tưởng của những người lính cách mạng trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trở thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội Cụ HồNghệ thuật:Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.Hình ảnh sáng tạo vừa hiện thực, vừa lãng mạn: Đầu súng trăng treo2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Trích Vầng trăng quầng lửa)
Tác giả: Phạm Tiến Duật sinh năm 1942, quê ở Phú Thọ.Sáng tác: 1969 - KC chống MĩThể loại: Thơ 7 chữ kết hợp 8 chữChủ đề: Người línhNội dung: Tư thế hiên ngang, tinh thần chiến đấu bình tĩnh, dũng cảm, niềm vui lạc quan của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ.Nghệ thuật: Tứ thơ độc đáo: Những chiếc xe không kính; Giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn, vui tếu có chút ngang tàng; lời thơ gần với văn xuôi, lời nói thường ngày.3. Đoàn thuyền đánh cá (Trích Trời mỗi ngày lại sáng)
Tác giả: Huy Cận (1919 – 2005), tên đầy đủ Cù Huy Cận, quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh.Sáng tác: 1958Thể loại: Thơ bảy chữChủ đề: Thiên nhiên và con ngườiNội dung: Khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.Nghệ thuật: Có nhiều hình ảnh sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hứng, lạc quan4. Bếp lửa (Trích Hương cây - Bếp lửa)
Tác giả: Bằng Việt (Nguyễn Việt Bằng), quê ở Thạch Thất, Hà Tây.- Trưởng thành trong KC chống Mĩ.Sáng tác: 1963 hòa bình ở miền BắcThể loại: Thơ tám chữChủ đề: Người phụ nữ. Tình cảm gia đìnhNội dung: Nhớ lại những kỷ niệm xúc động về bà và tình bà cháu. Lòng kính yêu và biết ơn của cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.Nghệ thuật: Kết hợp miêu tả, biếu cảm, kể chuyện và bình luận. Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, tạo ý nghĩa sâu sắc. Giọng thơ bồi hồi, cảm động5. Ánh trăng (Trích Ánh trăng)
Tác giả: Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở Thanh Hóa.Sáng tác: 1978 sau hòa bìnhThể loại: Thơ năm chữChủ đề: Người línhNội dung: Bài thơ như một lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu. Gợi nhắc nhở ở người đọc thái độ sống "Uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.Nghệ thuật: Kết cấu như 1 câu chuyện, có sự kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình. Giọng điệu tâm tình, hình ảnh giàu tính biểu cảm.Câu 2:
Nhận biết tác giả và tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, học thuộc lòng thơ, hiểu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.Giải thích được ý nghĩa nhan đề, tác dụng của các chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm.Câu 3: Sắp xếp các bài thơ Việt Nam theo từng giai đoạn lịch sử:
1945 – 1954: Đồng chí.1954 – 1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa.1964 – 1975: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.Sau 1975: Ánh trăng.=> Các tác phẩm thơ kể trên đã tái hiện cuộc sống và hình ảnh con người Việt Nam suốt một thời kì lịch sử từ sau CMT8/1945 qua nhiều giai đoạn.
Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với nhiều gian khổ hi sinh nhưng rất anh hùng.Công cuộc lao động xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người. Nhưng điều chủ yếu là các tác phẩm thơ đã thể hiện chính là tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều thay đổi sâu sắc:Tình cảm yêu nước, tình quê hương.Tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ.Những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người: tình bà cháu trong sự thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn.Câu 4: So sánh những bài thơ có đề tài gần nhau để thấy điểm chung và những nét riêng của mỗi tác phẩm: Bài thơ Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng đều viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn họ. Nhưng mỗi bài lại khai thác những nét riêng và đặt trong những hoàn cảnh khác nhau.
Đồng chí viết về người lính thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Những người lính xuất thân từ nông dân nơi những làng quê nghèo khó, tình nguyện và hăng hái ra đi chiến đấu. Tình đồng chí của những người đồng đội dựa trên cơ sở cùng cảnh ngộ, cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn và cùng lí tưởng chiến đấu. Bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở những người lính Cách mạng.Bài thơ về tiểu đội xe không kính khắc hoạ hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, tư thế hiên ngang, niềm lạc quan và ý chí giải phóng miền Nam của người chiến sĩ lái xe - một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời chống Mĩ.Ánh trăng nói về suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh, nay sống giữa thành phố trong hoà bình. Bài thơ gợi lại những kỷ niệm gắn bó của người lính với đất nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao của chiến tranh, từ đó nhắc nhở về đạo lí nghĩa tình, thuỷ chung.Câu 5: So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ ở một số bài thơ:
Đồng chí và Đoàn thuyền đánh cá là hai bài thơ sử dụng bút pháp khác nhau trong xây dựng hình ảnh. Bài Đồng chí sử dụng bút pháp hiện thực, đưa những chi tiết, hình ảnh thực của đời sống của người lính vào trong thơ gần như là trực tiếp (nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá, đêm rét chung chăn, áo rách vai, quần có vài mảnh vá, chân không giày...). Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" ở cuối bài rất đẹp và giàu ý nghĩa biểu tượng nhưng cũng rất thực mà tác giả đã bắt gặp trong những đêm phục kích địch ở rừng. Bài Đoàn thuyền đánh cá lại chủ yếu dùng bút pháp tượng trưng, phóng đại với nhiều liên tưởng, tưởng tượng, so sánh mới mẻ, độc đáo (Mặt trời xuống biển như hòn lửa, sóng cài then, đêm sập cửa, thuyền lái bằng gió, buồm là trăng...). Mỗi bút pháp đều có giá trị riêng và phù hợp với tư tưởng, cảm xúc của bài thơ và phong cách của mỗi tác giả.Bài thơ về tiểu đội xe không kính và Ánh trăng: Bài thơ của Phạm Tiến Duật sử dụng bút pháp hiện thực, miêu tả rất cụ thể, chi tiết từ hình dáng chiếc xe không kính đến cảm giác, sinh hoạt của người lính lái xe. Còn Ánh trăng của Nguyễn Duy tuy có đưa vào nhiều hình ảnh và chi tiết thực, rất bình dị, nhưng chủ yếu dùng bút pháp gợi tả, không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát và biểu tượng của hình ảnh.