Cho hình thoi \(ABCD\) có cạnh bằng \(13\)cm, độ dài đường chéo \(AC\) là 10cm. Độ dài đường chéo \(BD\) là:
A. 24cm
B. 12cm
C. 16cm
D. 20cm
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
A. Hình chữ nhật có hai đường chép bằng nhau là hình vuông
B. Hình thoi có hai đường chéo vuông góc là hình vuông
C. Hình thoi có một góc vuông là hình vuông
D. Hình chữ nhật có một góc vuông là hình vuông
Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), đường trung tuyến \(AM\). Biết \(AB = 8\)cm; \(AC = 15\)cm. Độ dài đoạn \(AM\) là:
A. 8,5cm
B. 8cm
C. 7cm
D. 7,5cm
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
A. Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật
B. Hình bình hành có một góc vông là hình chữ nhật
C. Hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình chữ nhật.
D. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành
Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(A\). Gọi \(H\), \(D\) lần lượt là trung điểm của các cạnh \(BC\) và \(AB\)
a) Chứng minh rằng tứ giác \(ADHC\) là hình thang
b) Gọi \(E\) là điểm đối xứng với \(H\) qua \(D\). Chứng minh rằng tứ giác \(AHBE\) là hình chữ nhật
c) Tia \(CD\) cắt \(AH\) tại \(M\) và cắt \(BE\) tại \(N\). Chứng minh rằng tứ giác \(AMBN\) là hình bình hành.
Cho hình bình hành \(ABCD\) có \(AB = 2AD\). Gọi \(E\) và \(F\) lần lượt là trung điểm của \(DF\) và \(CD\), \(I\) là giao điểm của \(AF\) và \(DE\), \(K\) là giao điểm của \(BF\) và \(CE\)
a) Chứng minh rằng tứ giác \(AECF\) là hình bình hành
b) Tứ giác \(AEFD\) là hình gì? Vì sao?
c) Chứng minh tứ giác \(EIFK\) là hình chữ nhật
d) Tìm điều kiện của hình bình hành \(ABCD\) để tứ giác \(EIFK\) là hình vuông
Cho hình bình hành \(ABCD\). Các điểm \(E\), \(F\) thuộc đường chép \(AC\) sao cho \(AE = EF = FC\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(BF\) và \(CD\), \(N\) là giao điểm của \(DE\) và \(AB\). Chứng minh rằng:
a) \(M\), \(N\) theo thứ tự là trung điểm của \(CD\), \(AB\)
b) \(EMFN\) là hình bình hành
Cho tứ giác \(ABCD\), biết \(\widehat A = 60^\circ ;\;\widehat B = 110^\circ ;\;\widehat D = 70^\circ \). Khi đó số đo góc \(C\) là:
A. \(120^\circ \)
B. \(110^\circ \)
C. \(130^\circ \)
D. \(80^\circ \)
Cho hình thang cân \(ABCD\) (\(AB\) // \(CD\)) có \(\widehat {\rm{A}} = 65^\circ \). Số đo góc \(C\) là:
A. \(115^\circ \)
B. \(95^\circ \)
C. \(65^\circ \)
D. \(125^\circ \)