Nếu tác giả ghi là "Bếp lửa ta dựng giữa trời" thì không thể lột tả hết được những đặc trưng của một thời trận mạc. Còn hình ảnh "bếp Hoàng Cầm" lại thể hiện sự gắn bó thân thiết của Phạm Tiến Duật trong suốt những năm kháng chiến chống Mĩ. BỞi nếu không phải người lính, người chiến sĩ trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường thì sẽ không hiểu thấu những gian khổ hi sinh và biết được đến hình ảnh bếp Hoàng Cầm. "Bếp Hoàng Cầm" là loại bếp dã chiến, có 3 chân kiềng, có thể mang theo bên mình một cách tiện lợi, khi nấu không tạo ra khói. Bếp này có thể đặt nấu ngay giữa rừng, không phát ra khói nên không bị địch phát hiện. Hình ảnh "bếp Hoàng Cầm" này đã làm tái hiện bức tranh thời trận mạc, chiến tranh du kích cũng như việc sáng tạo của bộ đội ta để khắc phục những khó khăn của chiến tranh. Vì vậy, câu thơ khi được đổi thì trở nên hữu hình và chân thực hơn so với câu thơ trước đó mà Phạm Tiến Duật đã sử dụng.