Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Sarah

Bài văn lập luận, giải thích:

" Lá lành đùm lá rách "

Mình đang cần rất gấp, mong mấy bạn giúp đỡ!

Linh Phương
19 tháng 4 2017 lúc 19:27

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể “che chở” cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình “Vì người nghèo”, “Lục lạc vàng”, “Vượt lên chính mình” với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

Đây là bài viết mang tính chất tham khảo và trình tự chưa chắc đã đúng vậy nên bạn hãy sắp xếp các trình tự của văn nghị luận giải thích rồi làm theo cách riêng của bạn nhé! Chúc bạn hc tốt!

Quang Duy
19 tháng 4 2017 lúc 19:30

Trong cuộc sống có rất nhiều những số phận bất hạnh và cần sự giúp đỡ của người khác, lòng tương thân tương ái sẽ luôn luôn được mọi người đánh giá cao, con người với con người cần phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Dân tộc ta đã có rất nhiều những truyền thống tốt đẹp để thể hiện được điều đó như lá lành đùm lá rách hay bầu ơi thương lấy bí cùng.

Trong câu tục ngữ này nghĩa đen đơn thuần của nó là nói về chiếc lá lành đùm chiếc lá rách, những chiếc lá to đùm bọc chiếc lá nhỏ, nghĩa đen mang ý nghĩa hiện lên trên bề mặt ngôn từ nhưng ý nghĩa ẩn chứa của nó bên trong câu nói này lại mang những ý nghĩa sâu sắc và sự giáo dục con người một cách mạnh mẽ. Từ xưa đến nay truyền thống này đã được phát huy và ngày càng được củng cố trong đời sống xã hội.Lòng tương thân tương ái giúp đỡ những con người có số phận khó khăn bất hạnh là tấm lòng cao cả và đáng được khen ngợi nhất.Mỗi người chúng ta đã và đang hiểu những điều đó qua cuộc sống và đời sống của mỗi người. Những con người luôn luôn biết yêu thương và chia sẻ đồng cảm với tất cả con người.

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay đã được dân tộc ta phát huy và giữ gìn nó trở thành những hình ảnh đẹp và vô cùng cao quý, những hình ảnh mang đậm nét giá trị và những ý nghĩa xã hội sâu sắc. Lòng thương người của con người phải ngày càng được giữ gìn và cần phải có tấm lòng nhân hậu thân ái, giúp đỡ người khác. Mỗi người đều cần phải thể hiện được điều đó qua hành động của mình, lòng thương người và sự đối đãi hợp tình hợp lý giữa con người với nhau, mỗi người cần phải làm được điều đó và nó mới mang một ý nghĩa lý tưởng và giúp đỡ tất cả mọi người.

Mỗi chúng ta khi làm được những điều có ích cho xã hội và giúp đỡ được người khác thì tấm lòng của mình sẽ ngày càng được mở ra và nó cải thiện mạnh mẽ mối quan hệ của mình với tất cả mọi người.Câu tục ngữ trên đã được trải nghiệm từ xưa đến nay và nó hoàn toàn đúng, sự giúp đỡ và đùm bộc giữa con người và con người sẽ được làm nên những giá trị ý nghĩa và tốt đẹp nhất. Trong đó sự yêu thương giúp đỡ giữa con người với nhau sẽ ngày càng được phát triển mạnh mẽ, và ý nghĩa của nó để lại rất nhiều biểu tượng và tượng trưng cho những lý tưởng và ý nghĩa chung cho tất cả mọi người. Những việc làm có giá trị như việc giúp đỡ người khác, từ những hành động nhỏ nhất như việc đưa người già qua đường, hay dành những đồ dùng của mình quyên góp cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn, một cử chỉ và nghĩa cử cao đẹp tạo nên một ý nghĩa lớn lao cho cả một xã hội.

Một việc làm tuy nhỏ nhưng ý nghĩa của nó để lại lại vô cùng to lớn, mỗi người nên dành tình yêu thương của mình cho những người có hoàn cảnh khó khăn, những người có số phận bất hạnh hơn mình, biết yêu thương đùm bọc con người họ sẽ trở thành những con người cao thượng và làm được những điều có giá trị rất lớn lao và để lại cho con người những tình cảm yêu mến nhất. Hạnh phúc của mỗi con người là làm được nhiều ý nghĩa và việc làm có ích cho xã hội chính vì vậy mỗi chúng ta nên làm những điều có ý nghĩa và giá trị cho cuộc sống của mình. Với lòng nhân ái, sự yêu thương của con người với con người tạo nên những tình cảm chân thành và vô cùng đáng quý, mỗi người chúng ta cần tạo nên những điều đó để cuộc sống của mình có nhiều ý nghĩa hơn, cuộc sống sẽ thực sự nở hoa và tràn đầy nhựa sống cho mỗi người.

Lá lành đùm lá rách đã để lại bài học quý giá cho mỗi con người, nó không chỉ để lại những giá trị to lớn cho cuộc sống mà còn

lại những tình cảm chân thành và đáng chân trọng nhất. Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những con người có trái tim nhân hậu, lòng nhân hậu đó luôn luôn được thể hiện qua sự thể hiện sự đồng cảm, cảm thông sâu sắc đến mọi người. Trong xã hội của chúng ta nếu xuất hiện những con người như vậy xã hội này sẽ ngập tràn tình yêu thương và lòng nhân ái, sự trừu mến, đoàn kết vì một xã hội giàu tình yêu thương của con người, sự đoàn kết của một dân tộc giàu truyền thống.

Mỗi người chúng ta nên học hỏi và phát huy được truyền thống quý báu của dân tộc để từ đó phát huy mạnh mẽ được giá trị và truyền thống của dân tộc ta, những truyền thống ca cả và cần thiết trong một xã hội hiện đại ngày nay, câu tục ngữ này đã để lại những bài học vô cùng quý giá và cần thiết ở mỗi con người.

Thảo Phương
19 tháng 4 2017 lúc 19:57

1. Mở bài : Giới thiệu về tục ngữ; giới thiệu câu tục ngữ.

2. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ

- Thương người, thương thân ?

- Ý nghĩa câu tục ngữ : Với kết cấu so sánh, câu tục ngữ khuyên con người cách sống, cách ứng xử vì mọi người – đây chính là đạo lí truyền thống cao đẹp của dân tộc.

b. Bình luận

-Đánh giá:

Câu tục ngữ hoàn toàn đúng : mỗi người cần biết cảm thông chia sẻ, thương yêu người khác.

Nỗi đau khổ của người – nỗi đau của mình

Đây không phải là mối quan hệ một chiều : Ai cũng thương người như thể thương thân thì trong xã hội sẽ phổ biến những mối quan hệ tốt đẹp “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Đây chính là bài học quan trọng nhất được rút ra.

-Liên hệ, bình luận mở rộng:

Trong cuộc sống còn không ít những kẻ sống ích kỉ, chỉ chăm lo cho lợi ích của riêng mình: Hại người khác vì quyền lợi của mình (giẫm đạp lên quyền lợi, làm hại tính mạng người khác…)

Thờ ơ, bình thản trước đau khổ của người khác.

Nêu gương sáng về những người có lối sống cao đẹp:

Những người bình dị nhường cơm sẻ áo, cứu giúp người hoạn nạn; cứu người trong những giờ phút cấp bách không nghĩ đến tính mạng của mình; những người xả thân vì nghĩa lớn, vì sự nghiệp cứu nước; việc HS tham gia góp quỹ từ thiện, ủng hộ đồng bào lũ lụt, tham gia đóng bảo hiểm y tế….

c. Bài học có thể rút ra: không gây điều ác; quan tâm đến người khác đặc biệt là những người hoạn nạn.

3. Kết bài -Khẳng định lại truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc

- Mỗi người cố gắng thực hiện cao nhất lời khuyên của câu tục ngữ để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

Linh Phương
19 tháng 4 2017 lúc 19:14
I. Mở bài – Đoàn kết tương thân, tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh quan của người xưa. -Trích dẫn. – Đó là bài học về đạo lí làm người thể hiện rõ nét nốì quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày nay. II. Thân bài 1. Giải thích câu tục ngữ – Nghĩa đen: Dùng lá để gói hàng, nếu bị rách, người ta lấy tâm lá lành bao bên ngoài. – Nghĩa bóng: “lá lành” là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn ‘lá rách” là con người lúc sa cơ, thất thế, nghèo khó. – Câu tục ngữ khuyên con người nên biết giúp đờ, đùm bọc những người gặp cảnh khốn cùng, khó khăn. – Nhắc nhở chúng ta đừng thờ ơ, ghẻ lạnh trước khổ đau, thiếu may mắn của người khác; mà trái lại, phải biết hết lòng đùm boc, nâng đỡ người sa cơ, lỡ vận, giúp họ vượt qua bước khốn cùng, thể hiện sự cao đẹp trong mối quan hệ giữa người với người. – Giữa cuộc đời, hoàn cảnh con người luôn biến đổi thăng trầm. Vì thế cần phải hiểu biết nhau trong sự tương thân tương ái, tạo tình đoàn kết, tránh chia rẽ, xung đột. – Lòng nhân ái là đức tính mà mỗi con người đều cần phải có để làm nền móng xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, bác ái. Quay lưng hay ngoảnh mặt với nỗi đau của người khác là ích kỉ, vô nhân. – Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, “lá lành” cần phải “đùm lá rách”. Đó là việc làm rất cần thiết, là ý thức tự giác của mỗi chúng ta. 3. Mở rộng – Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống cao quý về đạo lí làm người của dân tộc ta. – Chính truyền thống này là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết để bao đời nay dân tộc ta chiến thắng thù trong, giặc ngoài, giữ yên ổn, vững bền đất nước. – Lòng nhân ái này phải xuất phát từ tình cảm chân thành, thâu hiểu, cảm thông giữa người với người chứ không phải là lối ban ơn trịch thượng. – Người được đùm bọc, đỡ đần phải biết vươn lên chứ không được ỷ lại, Sống nhờ lòng nhân ái của người khác để mình trở thành bị động, biếng nhác. III. Kết bài – Nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị câu tục ngữ trong đời sống thực tế ngày nay. – Liên hệ bản thân: cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết, tương thân, tương trợ.
Nguyễn Thiên Trang
7 tháng 5 2018 lúc 9:43

Đất nước Việt Nam trải qua bao năm tháng chiến tranh và dựng xây đất nước , đã đúc kết được bao truyền thống tốt đẹp . Trong đó , tình yêu thương con người chính là biểu hiện cao quý của dân tộc ta . Vì vậy , nhằm khuyên nhủ con cháu về lòng nhân đạo ấy ông cha ta đã đúc kết ra câu tục ngữ :

“Lá lành đùm lá rách”

Trước hết , chúng ta cần phải “bóc” từng lớp nghĩa của chúng . Đầu tiên , từ “đùm” có nghĩa là đùm bọc , yêu thương và che chở . Những chiếc lá “lành” phải che chở cho những chiếc lá “rách” . Bởi lá rách là chiếc lá dễ bị tổn thương nhất trên cây. Chỉ cần một chút gió mạnh mưa giông, chiếc lá ấy cũng có thể rớt xuống lìa cành. Như vậy , lá rách” nhờ có được “lá lành” dùm bọc, chở che thì mới có thể chống chọi được nắng mưa , gió bão , tạo thành một tán cây rậm rạp , che nắng che mưa cho con người .Từ hình ảnh cây cỏ bình dị ấy , ta liên hệ với mối quan hệ giữa người với người trong xã hội . Lá lành – những chiếc lá nguyên vẹn , xanh tốt chính là biểu tượng nói về con người may mắn có được một sống ấm no , đủ đầy , khỏe mạnh . Lá rách – những chiếc lá bị rách , bị sâu thủng lại là biểu tượng về những con người bất hạnh , ốm đau , hoạn nạn , … Lấy biểu tượng “lá lành đùm lá rách”, nhân dân ta nhằm nhắc nhở mọi người biết yêu thương, đùm bọc đồng loại, biết tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, vượt qua hoạn nạn khó khăn, cùng nhau xây dựng một xã hội ấm no , hạnh phúc như một cái cây xanh tốt , sinh sôi nảy nở .

Thế vì sao chúng ta phải biết “Lá lành đùm lá rách” , bởi vì sao ? Vì trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường , khi thành công khi thất bại , khi may mắn khi bất hạnh . Nhưng nhờ có tinh thần tương thân tương ái , chúng ta mới có thể vượt qua những gian khó ấy , tạo nên những phép mầu kì diệu trong cuộc sống .Như ta đã thấy, những năm gần đây , đất nước ta đã ghánh chịu biết bao thiên tai nặng nề . Điển hình là gió bão và lũ lụt ở miền Trung đã gây ra bao hậu quả nghiêm trọng. Nhà cửa , bệnh viện , gia súc đều bị những cơn bão lũ cuốn đi hết . Những lúc ấy , đồng bào ta trên cả nước đều rất quan tâm , chia buồn và kịp thời cứu trợ . Có người đã đóng góp hàng trăm , hàng triệu đồng nhưng cũng có vài nghìn tiết kiệm của các em học sinh . Tuy lớn hay nhỏ thì đó đều là những việc làm hết sức thực tế , thể hiện tình yêu thương con người , đồng bào cao đẹp , cùng tạo nên kì tích giúp người dân miền Trung vượt qua khó khăn . Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau còn là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn để đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong lịch sử nước ta , đã có một sử kiện mà không ai có thể quên được : “Nạn đói vào mùa xuân năm Ất Dậu” . Nếu không có sự nhường cơm sẻ áo của đồng bào, nạn đói năm ấy có thể còn khủng khiếp hơn . Những nhà tư sản lớn đã ra sức đóng góp của cải để cứu đói cho bà con nhân dân . Nhờ những tấm lòng nhân ái ấy mà nhân dân ta mới có thể cùng nhau vượt qua hoạn nạn , dựng xây một đất nước tốt đẹp như ngày nay . Chúng ta còn cần phải có biết “lá lành đùm lá rách” để cùng nhau sẻ chia những khó khăn trong đời sống. Điều đó được thể hiện qua việc làm cụ thể : săn sóc cụ già , giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư . Những phong trào ấy đều được nhân dân ta hưởng ứng quyết liệt . Một cây bút, một quyển vở, một chiếc áo… gửi tặng đều nói lên tấm lòng yêu thương đẹp đẽ, làm cho tình yêu thương đoàn kết dân tộc thêm keo sơn, gắn bó.

Qua những lý lẽ trên , chúng ta thấy rằng tinh thần “lá lành đùm lá rách” là một điều không thể nào thiếu trong đời sống xã hội . Trong cuộc sống này , chúng ta cần phải biết quan tâm , giúp đỡ , cùng dựa vào nhau trên tình yêu thương . Nào ai sống biệt lập, sống cô đơn, ích kỉ mà được hạnh phúc thực sự bao giờ ? Tuy nhiên , sự giúp đỡ , san sẻ ấy nên xuất phát từ trái tim chứ không phải là sự thương hại , giả dối . Ngược lại , những người nhận sự giúp đỡ của người khác không nên ỷ lại mà phải nỗ lực phấn đấu để thoát khỏi khó khăn , hoạn nạn rồi giúp đỡ người khác .Qủa thật , lời dạy của ông bà ta thật sâu sắc , có tác dụng động viên mọi người cùng hướng về tình yêu thương con người sâu sắc , cao đẹp . Nếu đất nước ta mọi người luôn thực hành theo câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” thì dù gặp bất cứ gian khó nào ta cũng có thể đồng lòng vượt qua . Đất nước được xây dựng văn minh , giàu mạnh . Mọi người đều được hạnh phúc ấm no .

Tóm lại , sau khi tìm hiểu được câu tục ngữ này , em đã rút được kết luận là truyền thống tương thân tương ái là thứ vô cùng quý báu của dân tộc ta. Là một học sinh , trước tiên em sẽ học tập lối sống giản dị , tiết kiệm , tiêu xài vào những thứ không cần thiết để tham gia đóng góp ở trường lớp, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn , phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách” cao đẹp.


Các câu hỏi tương tự
Ice Tea
Xem chi tiết
Tran Le Hoang Yen
Xem chi tiết
Nguyễn Sarah
Xem chi tiết
Nguyễn Sarah
Xem chi tiết
nguyễn phương chi
Xem chi tiết
Eza
Xem chi tiết
Le Thi Viet Chinh
Xem chi tiết
Tam Nguyen Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thiện Phúc
Xem chi tiết