Ánh trăng - Nguyễn Duy

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Phương Hiền

Bài thơ Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy có dáng dấp của một chuyện kể. Theo em, yếu tố tự sự và trữ tình được kết hợp trong bài thơ như thế nào?

Đặng Thị Huyền Trang
30 tháng 10 2017 lúc 18:30

Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ, một lời tâm tình kể theo trình tự thời gian. Dòng cảm hứng trữ tình của nhà thơ men theo mạch tự sự đó. Ở quãng thời gian quá khứ đã có một sự biến đổi, một sự thực đáng chú ý: bắt đầu từ hồi ức về “hồi nhỏ”, “hồi chiến tranh” sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, với vầng trăng: “ngỡ không bao giờ quên – cái vầng trăng tình nghĩa”. Tiếp đó là sự đổi thay của hoàn cảnh hiện tại: “Từ hồi về thành phố”, con người sống với những tiện nghi hiện đại mà quên đi vầng trăng: “vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”.
- Trong dòng diễn biến theo thời gian, sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư: “Thình lình đèn điện tắt” chính là bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm. Vầng trăng tròn ở ngoài kia, trên kia đối lập với “phòng buyn-đinh tối om”. Chính vì xuất hiện đột ngột trong bối cảnh ấy, vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên đã gợi ra bao kỷ niệm nghĩa tình.


Các câu hỏi tương tự
uyên vlog
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
Đắc Nhật Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Đức
Xem chi tiết
Trằn Việt Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Bích Ngọc
Xem chi tiết
soumainuzuki
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
Quốc Việt
Xem chi tiết