Bài tập về lai một cặp tính trạng
1. Ở cà chua, A – cây cao, a – cây thấp. Tìm kiểu gen của cây thân cao. Nếu cho cây thân cao thuần chủng lai với cây thân thấp, tìm kết quả kiểu gen và kiểu hình ở F1, F2. Viết sơ đồ lai minh họa.
2. Cho dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám lai với thân đen, F1 thu được toàn ruồi giấm thân xám. Cho các cá thể F1 tạp giao với nhau, đời F2: 902 thân xám, 302 thân đen.
a. Cho biết F1 thân xám là trội hay lặn
b. Xác định kiểu gen P và F1. Viết sơ đồ lai từ P – F2.
c. Cho F1 lai phân tích, kết quả kiểu hình ở đời con lai như thế nào?
3. Đem lai hai dòng chuột thuần chủng lông xám với lông trắng, tính trạng do 1 cặp gen chi phối:
a. Làm thế nào xác định được hai dòng chuột là thuần chủng.
b. Nếu con lai F1 từ phép lai trên đều có lông xám thì có thể rút ra kết luận gì?
c. Cho các con chuột xám thu được ở F1 lai với nhau. Cho biết kết quả lai ở F2
d. Có cần kiểm tra sự thuần chủng của chuột lông trắng không? Tại sao?
e. Muốn biết các con chuột lông xám tạo ra ở F1 là thuần chủng hay không thuần chủng, người ta làm như thế nào? Giải thích.
4. Ở người, thuân tay phải (P) là trội so với thuận tay trái (p), gen xác định tính trạng nằm trên NST thường.
a. Một cặp vợ chồng đều thuận tay phải sinh được hai con, đứa đầu thuận tay phải, đứa thứ hai thuận tay trái. Tìm kiểu gen của bố mẹ và con.
b. Bố thuận tay phải, mẹ thuận tay trái. Con sinh ra toàn thuận tay phải, tìm kiểu gen của bố mẹ và các con.
5. Màu sắc lông của trâu do một gen quy định và nằm trên NST thường. Đem lai trâu đực trắng (1) với trâu cái đen (2), đẻ lần thứ nhất được một nghé trắng (3), lần thứ hai được một nghé đen (4). Nghé đen này lớn lên giao phối với trâu đực đen (5) sinh ra nghé trắng (6).
a. Cho biết màu lông nào là trội, màu lông nào là lặn.
b. Tìm kiểu gen của 6 con trâu trên.
6. Ở đậu Hà Lan, hạt vàng (A) là trội so với hạt xanh (a). Gen xác định tính trạng màu sắc hạt tồn tại trên NST thường. Viết các sơ đồ lai trong các trường hợp sau
a. Hạt vàng x hạt xanh b. Hạt vàng x hạt vàng c. Hạt xanh x hạt xanh
7. Khi lai gà trống lông trắng với gà mái lông đen thuần chủng, thu được các con lai F1 đồng loạt có màu lông xám.
a. Tính trạng màu sắc lông gà di truyền theo quy luật di truyền nào?
b. Cho các con lai F1 tạp giao với nhau, tìm kết quả F2.
c. Có cần kiểm tra màu sắc lông gà trước khi giao phối không? Tại sao?
Biết rằng tính trạng màu sắc lông gà do một gen quy định, tồn tại trên NST thường.
8. Đem lai bò lông đen với bò lông vàng được F1 toàn bò lông lang đen trắng. Biết rằng bò lông đen là trội so với bò lông vàng.
a. Tính trạng màu lông bò di truyền theo quy luật di truyền nào
b. Cần kiểm tra độ thuần chủng của các con bò có màu sắc lông khác nhau không? Vì sao
c. Cho các con bò F1 tạp giao với nhau, tìm kết quả F2.
d. Cho các con bò F1 lai với bò đen, đời lai có xuất hiện bò lông vàng không? Giải thích.
II. Bài tập về lai hai cặp tính trạng
1. Ở chuột, màu sắc lông và chiều dài lông di truyền độc lập với nhau, mỗi tính trạng do một cặp gen quy định. Khi cho giao phối hai dòng chuột thuần chủng lông đen, dài với chuột lông trắng ngắn được F1 toàn chuột lông đen ngắn. Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình như thế nào.
2. Ở người, gen A – tóc xoăn, a – tóc thẳng, B – mắt đen, b – mắt xanh. Các gen này phân ly độc lập với nhau. Bố có tóc thẳng mắt xanh, mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra đều mắt đen, tóc xoăn.
3. Đưa lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau bởi hai cặp tính trạng thuần chủng, mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định, trội lặn hoàn toàn: A – thân cao, a – thân thấp, B – hạt vàng, b – hạt xanh. F1 thu được 100% cây cao hạt vàng, cho F1 tự thụ phấn. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P – F2.
4. Ở lúa, cây cao (A) là trội so với cây thấp (a), chin sớm (S) là trội so với chin muộn (s). Hai cặp gen này tồn tại trên hai cặp NST thường.
a. Viết kiểu gen có thể có của cơ thể: cây cao chín muộn, cây thấp chín sớm, cây cao chín sớm
b. Đem lai lúa cây cao chín sớm với cây thấp chín muộn thu được F1:
204 cây cao chín sớm : 201 cây cao chín muộn :203 cây thấp chín sớm : 200 cây thấp chín muộn. Biện luận, viết sơ đồ lai.
5. Ở cà chua, cây cao (A) trội hoàn toàn so với cây thấp (a), quả đỏ (B) là trội so với quả vàng (b). Hai cặp gen quy định hai tính trạng nói trên tồn tại trên hai cặp NST khác nhau. Đem lai hai thứ cà chua thuần chủng cây cao quả vàng với cây thấp quả đỏ, thu được F1.
a. Cho các cây F1 tự thụ phấn thì kết quả phân ly kiểu gen, kiểu hình ở F2 như thế nào.
b. Cho F1 lai phân tích với cây thấp quả vàng thì kết quả ở đời con lai FB như thế nào?
c. Xác định kiểu gen, kiểu hình của cơ thể đem lai để F1 có sự phân tính về cả 2 tính trạng theo tỉ lệ 3 cây cao, quả đỏ : 3 cây cao, quả vàng : 1 cây thấp, quả đỏ : 1 cây thấp, quả vàng.
6. Ở người, tính trạng mắt nâu (A), mắt đen (a), tóc quăn (B), tóc thẳng (b). Hai cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST thường.
a. Bố mắt nâu, tóc quăn và mẹ mắt đen, tóc thẳng; con cái của họ có thể có kiểu gen, kiểu hình như thế nào?
b. Nếu bố mẹ đều mắt nâu tóc quăn sinh được 4 con: Đứa đầu mắt nâu tóc thẳng, đứa thứ hai mắt đen tóc quăn, đứa thứ ba mắt nâu tóc quăn, đứa thứ tư mắt đen tóc thẳng. Tìm kiểu gen của bố mẹ và các con.
7. Biết 2 tính trạng màu sắc lông, kích thước lông ở chó do 2 cặp gen quy định. Hai cặp gen xác định 2 cặp tính trạng này tồn tại trên 2 cặp NST thường. Đem lai chó lông đen ngắn với nhau thì được: 89 con lông đen ngắn : 31 con lông đen dài : 29 con lông trắng ngắn : 11 con lông trắng dài. Biện luận và viết sơ đồ lai.
8. Đem lai 2 dòng đậu thuần chủng hạt xanh, trơn với hạt vàng, nhăn thu được F1 đồng loạt hạt tím, trơn. Nếu mỗi gen xác định một tính trạng và tồn tại trên NST thường.
a. Có kết luận gì rút ra được từ phép lai trên.
b. Cho F1 tự thụ phấn, viết các loại giao tử có thể sinh ra? Viết sơ đồ lai từ P – F2.
CHƯƠNG 2. CẤU TRÚC VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN NST
1. a. Một tế bào sinh dưỡng ở ngô 2n = 20 NST, nguyên phân liên tiếp 10 đợt, đòi hỏi môi trường cung cấp nguyên liệu để tạo nên các NST mới tương đương với bao nhiêu NST đơn và tạo nên bao nhiêu tế bào mới.
b. Một tế bào sinh dưỡng 2n của một loài sinh vật nguyên phân liên tiếp 8 đợt, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo ra NST tương đương với 11730 NST đơn. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài.
2. Một tế bào sinh dục đực của ruồi giấm 2n = 8 nguyên phân 7 đợt ở vùng sinh sản, rồi chuyển qua vùng sinh trưởng và bước vào vùng chín để tạo thành các tinh trùng.
a. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với bao nhiêu NST đơn cho quá trình nguyên phân và giảm phân của tế bào sinh dục nói trên.
b. Số lượng tinh trùng có thể tạo thành.
3. Có 10 tinh nguyên bào ở gà trải qua giảm phân hình thành giao tử.
a. Tính số lượng giao tử được hình thành.
b. Môi trường dã cung cấp nguyên liệu để tạo ra các NST tương đương với bao nhiêu NST cho 10 tế bào nói trên giảm phân.
4. Một tế bào sinh dục của gà 2n=78 NST, mỗi NST đơn trong từng cặp NST khác nhau, khi giảm phân không có trao đổi đoạn. Tế bào này nguyên phân 5 đợt ở giai đoạn sinh sản rồi lớn lên và kích thước, sau đó trải qua giảm phân để tạo ra các tinh trùng bình thường n.
a. Ở giai đoạn sinh sản môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu cho nguyên phân tương đương với bao nhiêu NST đơn mới.
b. Ở giai đoạn chín (giảm phân) cần cung cấp thêm bao nhiêu NST đơn mới.
c. Số lượng tinh trùng tạo ra là bao nhiêu.
d. Tính số lượng tinh trùng được tạo ra khác nhau về nguồn gốc NST.
5. Một tế bào sinh dục sơ khai của thỏ cái 2n=44 NST, sau một số đợt nguyên phân liên tiếp môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 11220 NST. Các tế bào con tạo ra trở thành tế bào sinh trứng, giảm phân cho các trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25%, của tinh trùng là 6,25%. Mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh trùng tạo thành một hợp tử.
a. Xác định số lượng hợp tử được tạo thành.
b. Tính số lượng tế bào sinh trứng và số lượng tế bào sinh tinh cần thiết cho giảm phân.
c. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai là bao nhiêu.
6. Nếu trong tế bào của một loài giao phối, xét hai cặp NST tương đồng kí hiệu Aa, Bb thì khi giảm phân và thụ tinh bình thường sẽ cho ra các kiểu tổ hợp NST nào trong các loại giao tử và các hợp tử.
7. Bộ NST lưỡng bội của ruồi giấm 2n = 8
a. Nếu giảm phân bình thường không có trao đổi đoạn NST thì tạo được mấy loại giao tử.
b. Nếu khi giảm phân có hiện tượng trao đổi đoạn NST xảy ra trao đổi đoạn NST xảy ra tại một điểm trên một cặp NST tương đồng thì có bao nhiêu loại giao tử được sinh ra.
c. Nếu có 100 tế bào sinh tinh trùng của ruồi giấm đực thì tạo được mấy loại tinh trùng? Giải thích.
d. Nếu có 100 tế bào sinh trứng của ruồi giấm cái thì tạo được mấy loại trứng? Giải thích.
8. Ở cá thể cái của ruồi giấm, bộ NST trong tế bào 2n là 6A + XX, cá thể đực 6A + XY. Viết sơ đồ tạo giới tính ở đời con của ruồi giấm.
9. Bộ NST của loài có các cặp NST được kí hiệu: Aa, Bb, Dd. Viết bộ NST của loài trong các kì của nguyên phân và giảm phân.
10. Cho hai thứ đậu thuần chủng là hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn có tua cuốn. Cho F1 giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ 1 hạt trơn không có tua cuốn : 2 hạt trơn có tua cuốn : 1 hạt nhăn có tua cuốn. Biết một gen quy định một tính trạng.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai
b. Cho F1 lai phân tích, xác định kết quả phép lai.
c. Nếu cho F1 lai với cây hạt trơn không có tua cuốn thuần chủng thì kết quả thu được ở đời con lai như thế nào? Giải thích bằng sơ đồ lai.
11. Ở cà chua, cây cao A là trội so với cây lùn
a. Quả hình cầu B là trội so với quả hình lê
b. Các gen đều liên kết hoàn toàn trên một NST thường. Cho thứ cà chua cao, quả cầu dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn, kết quả phép lai như thế nào?
12. Ở chó, màu lông đen ngắn là trội so với lông trắng, dài; do hai cặp gen chi phối.
a. Đem lai các chó lông đen, ngắn với nhau thu được ở đời con 312 con lông đen ngắn : 104 con lông trắng, dài. Biện luận và viết sơ đồ lai.
b. Nếu con lông đen dài lai với nhau, ở mỗi đời con lai thu được tỉ lệ 3 đen dài: 1 trắng dài. Tìm kiểu gen của chó bố mẹ và viết sơ đồ lai.
13. Đem lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thì được F1 toàn ruồi mình xám cánh dài. Cho F1 giao phối với nhau được F2 thu được 251 ruồi mình xám cánh dài : 502 ruồi mình đen cánh cụt : 252 ruồi mình đen cánh dài. Biết một gen quy định một tính trạng, không có hiện tượng hoán vị gen.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
b. Cho F1 lai phân tích thì kết quả đời con lai như thế nào?
14. Đem lai hai giống lúa thuần chủng cây cao chín sớm và cây thấp chín muộn, F1 thu được toàn cây cao chín sớm.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Nếu cho các cây F1 lai với giống cây cao chín sớm chưa biết có thuần chủng hay không thì kết quả lai như thế nào?
Biết rằng các gen liên kết hoàn toàn.
15. Khi lai hai thứ lúa thân cao, hạt tròn với thứ lúa thân thấp, hạt dài đời F1 đồng loạt xuất hiện thứ lúa thân cao hạt tròn. Cho F1 tiếp tục giao phấn, đời F2 xuất hiện 75% thân cao hạt tròn, 25% thân thấp hạt dài.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
b. Đem F1 lai với cá thể chưa biết kiểu gen thu được thê hệ tiếp theo phân li theo tỷ lệ: 25% thân cao hạt dài; 50% thân cao hạt tròn; 25% thân thấp hạt dài. Biện luận và viết sơ đồ lai.
16. Biết rằng trong quá trình giảm phân, các gen liên kết hoàn toàn với nhau. Xác định tỉ lệ của các cá thể có kiểu gen như sau:
a. b. Aa c.
17. Ở cà chua, khi đem lai hai thứ cà chua thuần chủng mang tính trạng quả tròn, lá nguyên với quả dài, lá xẻ thu được thế hệ F1. Đem các cây F1 lai với nhau thu được F2 gồm: 300 cây quả tròn lá nguyên; 600 cây quả bầu dục lá nguyên; 300 cây quả dài lá xẻ. Biết 1 gen quy định một tính trạng; tính trạng quả tròn là tính trạng trội; Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
CHƯƠNG 3. AND VÀ GEN
1. Một đoạn gen có cấu trúc mạch gốc là 3’ AGXTGAXAT 5’.
a. Xác định trình tự mạch bổ sung của gen.
b. Xác định trật tự phân bố các đơn phân trong đoạn ARN được tổng hợp từ gen trên
c. Tính chiều dài đoạn ARN được tổng hợp.
2. Phân tử mARN có Am=150, Um=300, Gm=500, Xm=550.
a. Xác định số lượng mỗi loại nucleotit của gen tổng hợp nên phân tử mARN nói trên.
b. Tính chiều dài của gen.
3. Một gen của sinh vật nhân sơ dài 5100 A0 có thể phiên mã tạo ra một mARN có bao nhiêu ribonucleotit và mã hóa được bao nhiêu acid amin trong phân tử protein.
4. Một gen cấu trúc có 60 chu kì xoắn, có G = 20% nhân đôi liên tiếp 5 đợt. Mỗi gen con phiên mã ba lần, mỗi phân tử mARN cho 5 riboxom trượt qua để tổng hợp protein.
a. Tính số lượng nucleotit mỗi loại của gen.
b. Khối lượng phân tử của gen là bao nhiêu.
c. Tính số lượng nucleotit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen tái bản.
d. Số lượng ribonucleotit mà môi trường nội bào cung cấp để các gen con tổng hợp mARN là bao nhiêu?
e. Tính số lượng phân tử protein được tổng hợp, số lượng acid amin mà môi trường cung cấp để tổng hợp nên các phân tử protein.
f. Trong quá trình tổng hợp protein đã giải phóng ra bao nhiêu phân tử nước và hình thành bao nhiêu liên kết peptit.
5. Một gen có chiều dài 4080A0, có A = 400 nucleotit.
a. Tính số lượng từng loại nucleotit của gen.
b. Số lượng chu kì xoắn của đoạn phân tử ADN đó.
6. Một đoạn ADN có A = 1600 nucleotit, X = 2A.
a. Tìm số lượng T, G
b. Tính chiều dài đoạn ADN đó
c. Khi đoạn ADN nhân đôi tạo ra 4 đoạn mới đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp mỗi loại nucleotit là bao nhiêu.
7. Một cặp gen Bb tồn tại trên một cặp NST tương đồng, gen B có chiều dài 5100A0, có A = 15%. Gen b có chiều dài 4080A0, có số lượng 4 loại nucleotit bằng nhau.
a. Tính số lượng nucleotit mỗi loại của gen.
b. Tính số lượng nucleotit mỗi loại ở kì giữa và kì cuối của nguyên phân.
c. Tính số lượng nucleotit mỗi loại ở kì giữa I, kì giữa II và kì cuối II của giảm phân.
d. Khi đem lai các cơ thể chứa cặp gen trên, hãy xác định số lượng mỗi loại nucleotit trong từng kiểu gen ở đời con.
e. Một tế bào chứa cặp gen nói trên nguyên phân 3 đợt liên tiếp, đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp mỗi loại nucleotit là bao nhiêu.
8. Một cặp gen dị hợp dài 5100 A0 nằm trên một cặp NST tương đồng. Gen trội nằm trên NST thứ nhất có 1200 ađenin, gen lặn nằm trên NST thứ hai 2 có 1350 ađenin.
a. Khi tế bào ở vào kỳ giữa trong lần phân chia thứ nhất của phân bào giảm nhiễm, số lượng từng loại nucleotit của các gen đó trong tế bào là bao nhiêu?
b. Khi tế bào kết thúc lần phân chia thứ nhất trong phân bào giảm nhiễm cho 2 tế bào con thì số lượng từng loại nucleotit của các gen trong mỗi tế bào con bằng bao nhiêu?
c. Khi tế bào hoàn thành quá trình phân bào giảm nhiễm thì số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại giao tử bình thường bằng bao nhiêu?
9. Một bông lúa đếm được 128 hạt chắc. Hãy xác định:
a. Số lượng tinh tử tham gia vào quá trình tạo hạt. Nếu cho rằng hiệu suất thụ tinh của hạt phấn chín là 6,25%.
b. Số lượng tế bào trứng tham gia vào quá trình tạo hạt. Nếu hiệu suất thụ tinh của tế bào trứng là 50%.
c. Nếu trong quá trình tạo trứng có 2 cặp NST xảy ra trao đổi đoạn (mỗi cặp xảy ra trao đổi đoạn tại 1 điểm., 2 cặp khác xảy ra trao đổi đoạn tại 2 chỗ không cùng lúc. Tìm số loại trứng được tạo ra. Biết rằng bộ NST lưỡng bội 2n = 24, các NST đơn trong mỗi cặp NST đều chứa các cặp gen dị hợp.
10. Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Sau khi thụ phấn đã hình thành 4 hợp tử. Các hợp tử trải qua một số lần nguyên phân. Tỉ lệ số tế bào con sinh ra từ hợp tử 1 đến hợp tử 4 theo tỉ lệ 1 : 2 : 4 : 8. Số nhiễm sắc thể đơn ở trạng thái chưa nhân đôi trong các tế bào do hợp tử 1 sinh ra là 448.
a. Xác định số tế bào con của mỗi hợp tử sinh ra.
b. Xác định số lượng nhiễm sắc thể đơn trong mỗi tế bào con sinh ra từ mỗi hợp tử ở trạng thái chưa nhân đôi.
c. Xác định số đợt phân bào liên tiếp của mỗi hợp tử.
11. Hai hợp tử của một loài sinh vật nguyên phân liên tiếp một số đợt đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 22440 NST đơn. Biết rằng khi loài đó phát sinh giao tử có 1 cặp NST xảy ra trao đổi chéo tại 1 chỗ ở cả 2 giới đực và cái nên đã tạo ra 246 kiểu hợp tử.
a. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài?
b. Số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử.
12. Một số tế bào sinh tinh khi giảm phân đã lấy từ môi trường tế bào để tạo ra 31200 NST đơn. Số tinh trùng trực tiếp thụ tinh với trứng chiếm tổng số tinh trùng được tạo thành.
a. Xác định bộ NST 2n của loài.
b. Xác định số trứng được thụ tinh và bộ NST của các loại trứng.
13. Cà độc dược có bộ NST 2n = 24.
a. Quá trình nguyên phân từ một tế bào lá lưỡng bội của cà độc dược diễn ra liên tiếp 3 đợt. Xác định:
a. Số NST được cấu tạo từ nguyên liệu môi trường nội bào ở thế hệ tế bào cuối cùng. Cho biết, NST ở thế hệ tế bào cuối cùng ở trạng thái chưa tự nhân đôi.
- Nếu các tế bào đang được tạo ra ở kỳ giữa thì có bao nhiêu cromatit và tâm động? Kỳ sau thì có bao nhiêu NST và tâm động?
b. Quá trình nguyên phân từ một tế bào rễ của cây cà độc dược khác đã lấy nguyên liệu môi trường nội bào tạo ra 168 NST đơn.
- Xác định số NST đơn chưa nhân đôi ở thế hệ tế bào cuối cùng.
- Nếu các tế bào ở thế hệ tế bào cuối cùng nói trên lại phân bào và đang ở kỳ đầu thì có bao nhiêu cromatit và tâm động? Kỳ sau thì có bao nhiêu NST?
14. Ở trâu có bộ NST lưỡng bội 2n = 50.
a. Một nhóm tế bào trâu đang giảm phân có 400 NST kép đang tiếp hợp với nhau thành từng cặp. Nhóm tế bào trâu đang ở kỳ nào của giảm phân? Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu?
b. Nhóm tế bào trâu thứ 2 cũng đang giảm phân có 800 NST đang tập trung ở mặt phẳng xích đạo. Nhóm tế bào trên đang ở kỳ nào của giảm phân? Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu?
c. Nhóm tế bào trâu thứ 3 cũng đang giảm phân có 1600 NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào. Nhóm tế bào trên đang ở kỳ nào của giảm phân? Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu? Nếu nhóm tế bào trên hoàn tất quá trình giảm phân thì sẽ tạo ra được bao nhiêu tế bào con?
Cho biết, mọi diễn biến của các tế bào trong một nhóm là như nhau, không có đột biến.
CHƯƠNG 4. BIẾN DỊ
1. Một gen có A = 600 nucleotit, G = 900 nucleotit.
a. Xác định dạng đột biến của gen trong các trường hợp sau:
|
A = T = |
G = X = |
Trường hợp 1 |
601 |
900 |
Trường hợp 2 |
599 |
901 |
Trường hợp 3 |
599 |
900 |
b. Nếu khi đột biến mà số lượng, thành phần nucleotit không đổi mà chỉ thay đổi trình tự phân bố các nucleotit thì đây là dạng đột biến gì.
Biết rằng đột biến chỉ tác động tới 1 cặp nucleotit.
2. Phân tử protein biểu hiện tính trạng đột biến cánh ngắn ở ruồi giấm so với protein biểu hiện tính trạng cánh dài thì kém 1 acid amin và có 2 acid amin mới.
a. Cho biết những biến đổi trong gen quy định cánh dài.
b. Nếu gen cánh ngắn ít hơn gen cánh dài 7 liên kết hidro thì khi gen cánh ngắn nhân đôi 3 lần liên tiếp nhu cầu về mỗi loại nucleotit đòi hỏi môi trường cung cấp đã giảm đi bao nhiêu so với gen cánh dài.
3. Xét một cặp NST tương đồng, NST thứ nhất có nguồn gốc từ bố chứa các đoạn NST ABCD, NST thứ hai có nguồn gốc từ mẹ chứa các đoạn NST abcd. Khi giảm phân xảy ra các trường hợp sau
a. Xuất hiện một loại tinh trùng có thành phần các đoạn trên NST là BCD. Hiện tượng gì đã xảy ra. Tên gọi của dạng đột biến đó.
b. Xuất hiện một loại giao tử có thành phần các đoạn trên NST là ABABCD. Hiện tượng gì đã xảy ra. Tên gọi của dạng đột biến đó.
c. Xuất hiện một loại giao tử có thành phần các đoạn trên NST là ACBD. Hiện tượng gì đã xảy ra. Tên gọi của dạng đột biến đó.
4. Xét hai cặp NST tương đồng, cặp NST thứ nhất có NST nguồn gốc từ bố chứa các đoạn NST ABCDE, NST có nguồn gốc từ mẹ chứa các đoạn NST abcde. Cặp NST thứ hai có NST nguồn gốc từ bố chứa các đoạn NST FGHIK, NST tcó nguồn gốc từ mẹ chứa các đoạn NST fghik. Khi giảm phân xảy ra các trường hợp sau
a. Xuất hiện một loại giao tử BCDE FGHIK. Hiện tượng gì đã xảy ra. Nếu các NST còn lại có cấu trúc không đổi, hãy viết các loại giao tử.
b. Xuất hiện một loại giao tử ABBCDE fghik. Hiện tượng gì đã xảy ra. Nếu các NST còn lại có cấu trúc không đổi, hãy viết các loại giao tử.
c. Xuất hiện một loại giao tử FBCDE AGHIK. Hiện tượng gì đã xảy ra. Nếu các NST còn lại có cấu trúc không đổi, hãy viết các loại giao tử.
d. Xuất hiện một loại giao tử ABCde FGHIK. Hiện tượng gì đã xảy ra. Nếu các NST còn lại có cấu trúc không đổi, hãy viết các loại giao tử.
5. Bộ NST của lúa 2n = 24. Xác định tên gọi của mỗi thể đột biến sau
a. Bộ NST của thể đột biến có 25 NST b. Bộ NST của thể đột biến có 23 NST
c. Bộ NST của thể đột biến có 22 NST
6. Bộ NST của ngô là 2n = 20
a. Số lượng NST trong bộ NST của thể ba nhiễm là bao nhiêu?
b. Số lượng NST trong bộ NST của thể một nhiễm là bao nhiêu?
c. Số lượng NST trong bộ NST của thể không nhiễm là bao nhiêu?
7. Bộ NST của đậu Hà Lan là 2n = 14
a. Số lượng NST trong bộ NST đơn bội là bao nhiêu?
b. Số lượng NST trong bộ NST tam bội là bao nhiêu?
c. Số lượng NST trong bộ NST tứ bội là bao nhiêu?
8. Ở lúa có bộ NST 2n = 24. Mỗi NST đơn trong từng cặp NST đều có cấu trúc khác nhau.
a. Khi giảm phân bình thường tạo được mấy loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.
b. Khi giảm phân có 1 cặp NST trao đổi đoạn tại một điểm thì tạo được mấy loại giao tử.
c. Số lượng NST có trong bộ NST 3n, 4n?
9. Xét ba cặp NST chứa các gen trên NST như sau: Aa XEY.
a. Khi giảm phân bình thường không có trao đổi đoạn ở cặp NST mang gen thì tạo được mấy loại giao tử.
b. Khi giảm phân có trao đổi đoạn ở cặp NST mang gen thì tạo được mấy loại giao tử.
10. Bệnh mù màu do gen lặn m tồn tại trên NST X gên nên. Không mù màu do có gen trội M. Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một đứa con trai mắc bệnh mù màu, một đứa con gái dạng XO mù màu, hãy giải thích cơ chế hình thành hai đứa trẻ nói trên.
11. Cho hai thứ cà chưa lưỡng bội thuần chủng, một thứ cà chua có màu đỏ và một thứ cà chua có màu vàng. Thu được F1 toàn cây cà chua lưỡng bội quả đỏ. Cho tác động consixin để tứ bội hóa cây lai F1. Cho cây F1 tứ bội quả đỏ thu được F2: 1750 cây có quả đỏ và 50 cây quả vàng. Trình bày sơ đồ lai từ P đến F2. Biết rằng cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có sức sống ngang nhau.
CHƯƠNG 5. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
1. Bệnh mù màu đỏ lục ở người do gen lặn m trên NST X gây nên, người bình thường do gen trội M chi phối. Một cặp vợ chồng đều không mắc bệnh sinh được một con trai mù màu. Cậu con trai lớn lên lấy vợ bình thường sinh được một trai, một gái đều mắc bệnh.
a. Lập phả hệ của gia đình nói trên
b. Tìm kiểu gen của những người trong gia đình trên.
2. Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn b gây nên tồn tại trên NST thường. Một cặp vợ chồng không bị bạch tạng sinh được một con trai bình thường và một con gái bạch tạng. Người con trai lớn lên lấy vợ bình thường sinh ra một con gái bình thường, một con trai bạch tạng.
a. Lập phả hệ của gia đình nói trên.
b. Tìm kiểu gen của những người trong gia đình trên.
3. Ở người do xảy ra đột biến nên có những cơ thể có bộ NST giới tính XO hoặc XXY. Cũng do đột biến gen lặn h nằm trên NST X gây nên bệnh máu khó đông.
a. Một cặp vợ chồng cả hai đều có kiểu hình bình thường, họ sinh được một con gái có NST giới tính XO và biểu hiện bệnh máu khó đông. Giải thích hiện tượng nói trên và viết sơ đồ lai.
b. Một người phụ nữ bình thường kết hôn với một người mắc bệnh máu khó đông, sinh được một con trai có NST giới tính XXY và mắc bệnh máu khó đông. Giải thích cơ chế việc hình thành nên đứa trẻ nói trên và viết sơ đồ lai.
4. Hai anh em sinh đôi cùng trứng lấy hai chị em sinh đôi cùng trứng đều có kiểu hình bình thường. Vợ người anh trai sinh được một đứa con trai bị bạch tạng. Vợ người em lo lắng con mình sắp sinh sẽ bị bạch tạng như con của chị. Điều lo lắng trên có cơ sở khoa học không? Giải thích. Biết rằng không có đột biến xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường.
5. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do gen trội S quy định, người có hồng cầu bình thường mang gen lặn s. Người có kiểu gen SS bị chết trước tuổi trưởng thành, người có kiểu gen Ss bị thiếu máu nhẹ. Có hai đứa trẻ đồng sinh, một đứa có kiểu hình bình thường, một đứa có kiểu hình thiếu máu nhẹ.
a. Hai đứa trẻ đồng sinh cùng trứng hay khác trứng. Giải thích.
b. Viết sơ đồ lai sinh ra hai đứa trẻ đồng sinh đó.
6. Một cặp vợ chồng sinh được hai đứa con, một đứa có kiểu hình bình thường, một đứa mắc bệnh Down. Giải thích tại sao lại sinh ra đứa con thứ hai như vậy trong khi đứa con thứ nhất bình thường. Do vợ hay do chồng?
biến dị
câu 6
a-thể 3 nhiễm: 2n+1=20+1=21NST
b-thể 1 nhiễm: 2n-1=20-1=19 NST
c-thể không nhiễm: 2n-2 = 20-2=18NST
biến dị
câu7
a- số NST trong bộ đơn bội :n=7NST
b- số NST trong bộ tam bội: 3n= 21NST
c- số NST trong bộ tứ bội: 4n=28NST
Lai 1 cặp tính trạng
Câu 2
Theo giả thiết:+ nếu cho 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám lai với thân đen thu được F1 toàn ruồi giấm thân xám
->Bố mẹ là cặp tính trạng tương phản , con lai đồng tính
->Tính trạng lông xám là trội hoàn toàn so với lông đen
+ khi cho các cá thể F1 tạp giao với nhau,được F2 có tỉ lệ KH xấp sỉ 3:1
->Các cặp tính trạng đã phân ly độc lập với nhau
*quy ước A:quy định tính trạng long xám
a:quy định tính trạng long đen
*xác định kiểu gen của P
-ruồi giấm thân xám TC có kiểu gen AA
-ruồi giấm thân đen có kiểu gen aa
*sơ đồ lai
P thân xám thuần chủng \(\times\) thân đen
AA \(\times\) aa
GP A a
F1 Aa-100% long xám
F1\(\times\)F1 Aa \(\times\) Aa
GF1 A,a A,a
F2 KG 1AA:2Aa:1aa
KH 3 lông xám :1 lông đen
c/
cho F1 lai phân tích: F1 là Aa(thân xám) lai phân tích là lai với cá thể mang tính trạng lặn long đen (aa)
Pa Aa \(\times\) aa
GPa A,a a
Fa KG 1Aa:1aa
KH 1 lông xám :1 lông đen
Cấu trúc và cơ chế di truyền NST
câu 1
a/
số NST mới tương đương môi trường cung cấp = (2x -1)*2n
= (210-1)*20 =20460 NST
số tế bào con được tạo ra = 2x =210 =1024 tế bào
b/
ta có :số NST môi trường nội bào cung cấp = (2x -1)*2n =11730 \(\Rightarrow\) 2n=\(\frac{11730}{2^8-1}\)= \(\frac{11730}{255}\)=46
vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 46. đây là tế bào của loài người
Lai một cặp tính trạng
Câu 4
*quy ước P:quy định tính trạng thuận tay phải
p :quy định tính trạng thuận tay trái
a/
*xác định kiểu gen
-bố mẹ thuận tay phải có kiểu gen PP hoặc Pp
-đứa con thuận tay phải có kiểu gen Pp hoặc PP
- đứa con thuận tay trái có kiểu gen pp -> cả bố và mẹ dều tạo được giao tử mang p => kiểu gen của bố và mẹ là Pp
P Pp(thuận tay phải)\(\times\)Pp(thuận tay phải)
*sơ đồ lai
P thuận tay phải \(\times\) thuận tay phải
Pp \(\times\) Pp
GP P,p P,p
F1 KG 1PP:2Pp:1pp
KG 3 thuận tay phải :1 thuận tay trái
b/
*xác định kiểu gen
-mẹ thuận tay trái có kiểu gen pp chỉ cho một loại giao tử mang p -> người con thuận tay phải có kiểu gen là Pp -> người bố chỉ tạo được một giao tử mang P nên kiểu gen của bố là PP
*sơ đồ lai
P thuận tay phải TC \(\times\)thận tay trái
PP \(\times\) pp
GP P p
F1 Pp-100% thuận tay phải
Lai một cặp tính trạng
Câu 1:
*quy ước gen A:quy định tính trạng thân cao
a:quy định tính trạng thân thấp
vì tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp nên tính trạng thân cao sẽ bểu hiện ra ngoài cả ở thể đồng hợp và dị hợp
-> Kiểu gen của cây thân cao là AA hoặc Aa
*xác định kiểu gen của P
-cây thân cao thuần chủng có kiểu gen AA
-cây thân thấp có kiểu gen aa
P AA(thân cao TC) \(\times\) aa(thân thấp)
*sơ đồ lai
P thân cao TC \(\times\) thân thấp
AA \(\times\) aa
GP A a
F1 Aa-100%thân cao
F1*F1 Aa \(\times\) Aa
GF1 A,a A,a
F2 KG 1AA:2Aa:1aa
KH 3 thân cao:1 thân thấp
di truyền học người
câu 1
* xác định kiểu gen
-người bố bình thường có kiểu gen XMY
- người mẹ bình thường có kiểu gen XMXm
- người con trai bị bệnh có kiểu gen XmY
-người vợ bình thường có kiểu gen XMXm
-con trai của người con trai bị bệnh có kiểu gen XmY
- con gái của người con trai bị bệnh có kiểu gen XmXm
-
di truyền học người
câu 2
ta quy ước: b: bị bệnh bạch tạng ; B: bình thường
* xác định kiểu gen
-người con gái bị bệnh có kiểu gen bb
->bố và mẹ bình thường có kiểu gen Bb
- con của người con trai, bị bệnh có kiểu gen bb
-> người con trai và vợ bình thường có kiểu gen Bb
-con của người con trai, bình thường có kiểu gen BB hoặc Bb
-
câu 5 :biến dị
a/ 25 NST= 24+1 = 2n+1-> thể ba nhiễm
b/ 23 NST = 24-1 =2n-1 ->thể một nhiễm
c/ có hai trường hợp
1) thể lệch bội xảy ra ở một cặp NST
22NST = 24-2=2n-2-> thể không
2) thể lệch bội xảy ra ở hai cặp NST
22 NST =24-1-1 = 2n-1-1 ->thể một nhiễm kép
câu 3: biến dị
Cả 3trường hợp đều xảy hiện tượng đột biến cấu trúc NST do biến đổi sinh lí nội bào
a/mất 1 đoạn NST (đoạn A)
b/ lặp 1 đoạn NST (lặp đoạn AB)
c/ đảo 1 đoạn NST (ABCD -> ACBD)
câu 5 : di truyền học người
a/ vì 2 đứa trẻ có kiểu gen khác nhau (ss và Ss) nên 2 dứa trẻ này đồng sinh khác trứng
b/ đứa trẻ bị thiếu máu nhẹ có kiểu gen Ss -> bố hoặc mẹ phải tạo được giao tử mang S -> kiểu gen của cơ thể đó là Ss lai vớ cơ thể còn lại có kiểu gen Ss hoặc ss
vậy có 2 trường hợp
TH1 : Ss \(\times\)Ss
TH2 : Ss \(\times\)ss
*sơ đồ lai
TH1 :
P Ss\(\times\) Ss
GP S,s S,s
F1 KG 1SS :2Ss :1ss
KH 1 chết trước tuổi trưởng thành: 2 thiếu máu nhẹ : 1 bình thường
TH2:
P Ss\(\times\)ss
GP S,s s
F1 KG 1Ss: 1ss
KH 1 thiếu máu nhẹ : 1 bình thường
Bài tập lai 1 cặp tính trạng:
Câu 6: A: vàng a: xanh trội lặn hoàn toàn
+ hạt vàng x hạt xanh có 2 TH:
AA x aa \(\rightarrow\) F1 KG: AA : Aa, KH 100% hạt vàng
Aa x aa \(\rightarrow\) F1 KG: Aa : aa, KH 1 vàng : 1 xanh
+ Hạt vàng x hạt vàng có 2 TH
AA x AA \(\rightarrow\)F1 KG 100% AA, KH 100% hạt vàng
Aa x Aa \(\rightarrow\)F1 KG: 1AA : 2Aa : 1aa, KH: 3 vàng : 1 xanh
+ Hạt xanh x hạt xanh
aa x aa \(\rightarrow\)F1 KG 100% aa, KH 100% hạt xanh
biến dị
câu 1
a/
TH1: thêm một cặp nucleotit(thêm một cặp A-T)
TH2: thay thế 1 cặp nucleotit(thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X)
TH3: mất 1 cặp nucleotit(mất 1 cặp A-T)
b/ đột biến chuyển vị trí
Câu 1: Biến dị
a. TH1 Thêm 1 cặp AT
TH 2 thay 1 cặp AT bằng 1 cặp GX
TH3 mất 1 cặp AT
b. Đột biến thay thế cùng cặp
AT thành TA hoặc GX bằng XG
Nhiều quá ko trả lời hết đc, bạn thấy câu nào khó để mình giải giúp