Bài 15. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ Cách mạng (1917 - 1921)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
TRẦN MINH NGỌC

Bài học từ cách mạng tháng Mười Nga.

Duyên Kuti
2 tháng 11 2017 lúc 6:02

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười và những gì mà cuộc cách mạng này tạo ra có sức lan tỏa, cổ vũ, lôi cuốn, thúc đẩy mãnh liệt đối với phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào công nhân quốc tế, làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của thực dân, đế quốc ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ la-tinh.

halinhvy
10 tháng 11 2018 lúc 17:28

Bài học đầu tiên đó là muốn làm kách mệnh phải có đảng cách mệnh và Đảng đó là Đảng Cộng sản. Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân.

Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được Mác, Ăng ghen, Lê-nin khẳng định và trong Cách mạng Tháng Mười Nga, Lênin đã vận dụng rất thành công. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, cách mạng Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được nhiều thắng lợi vẻ vang, đã chứng minh bài học đó hoàn toàn đúng đắn.

Bài học thứ hai của Cách mạng Tháng Mười Nga được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng vào cách mạng Việt Nam đó là: thực hiện cho được liên minh công nông... Chỉ có khối liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo mới có thể kiên quyết và triệt để, đánh đổ các thế lực phản cách mạng, giành lấy và củng cố chính quyền nhân dân lao động,hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của cách mạng dân tộc, dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Theo Bác, quần chúng nhân dân là lực lượng cách mạng, nhưng phải lấy liên minh công nông làm gốc. Tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và bài học kinh nghiệm từ Cách mạng tháng Mười Nga: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, năm 1944, Bác viết: “Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, vũ trang toàn dân”.

Thực hiện đường lối đoàn kết dân tộc với việc thành lập Mặt trận dân tộc mà thời kỳ trước đó đã tiến hành với nội dung hình thức thích hợp, Nguyễn Ái Quốc đã đóng góp lớn vào việc quyết định và thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thay cho “Mặt trận dân tộc thống nhất Phản đế Đông Dương”, nhằm đoàn kết và phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân, đánh đuổi Pháp, Nhật.

Bài học thứ ba mà Bác chỉ ra là “Dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”. Để khởi nghĩa thắng lợi, lực lượng cách mạng phải được chuẩn bị đủ mạnh để đè bẹp những kháng cự cuối cùng của phe phản cách mạng. Để có được thắng lợi của cuộc “tổng tiến công” cuối cùng trong Cách mạng Tháng Mười, những người Bôn-sê-vích Nga dưới sự lãnh đạo của V.I. Lê-nin đã chuẩn bị lực lượng lâu dài về mọi mặt tổ chức, chính trị, quân sự, tư tưởng...

Bài học phương pháp bạo lực cách mạng từ Cách mạng Tháng Mười Nga đã được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng trong phương pháp cách mạng bạo lực, trong nghệ thuật chớp thời cơ lãnh đạo toàn dân tộc làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Nghệ thuật chọn đúng thời cơ khởi nghĩa vì thời cơ đó có thể qua đi rất mau, Lê-nin trong buổi chiều 24/10/1917 viểt rõ: “…Lịch sử sẽ không tha thứ cho các nhà cách mạng nếu chậm trễ, họ có thể thắng ngày hôm nay, nếu chậm đến ngày mai thì sẽ mất nhiều và có thể mất hết”. Từ bài học đó, khi thời cơ lịch sử đã xuất hiện, Bác quyết định: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Trước những chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước, ngày 12/8/1945, Ủy ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng ra lệnh khởi nghĩa. Ngày 13/8, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.

Vào 23 giờ cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã ban bố Quân lệnh số 1, chính thức phát lệnh khởi nghĩa toàn quốc. Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Việt Nam đã thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, trên cơ sở chọn lọc những yếu tố tích cực của mô hình tổ chức nhà nước Xô viết và các nhà nước dân chủ khác, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Bài học thứ tư là, “Không ngừng tăng cường và củng cố nền chuyên chính vô sản”. Bài học này đã được Bác nhận thức đầy đủ và vận dụng thành công vào cách mạng Việt Nam, điển hình sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Người đã lãnh đạo nhân dân xây dựng và củng cố chính quyền, xây dựng lực lưỡng vũ trang nhân dân - công cụ thực hiện chuyên chính vô sản.

Lịch sử cách mạng Việt Nam đã cho thấy, trong suốt chặng đường qua, lực lượng vũ trang nhân dân được Đảng và Bác Hồ sáng lập, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, được tôi luyện, trưởng thành từ các phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, bất luận trong hoàn cảnh nào, lực lượng vũ trang nhân dân luôn tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, thật sự là lực lượng trọng yếu, nòng cốt trong đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bài học thứ năm - một bài học rất sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười Nga đó là cần có tinh thần cách mạng triệt để, luôn luôn giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không sợ gian khổ, hy sinh, kiên quyết đấu tranh đến cùng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vận dụng bài học này vào Việt Nam, Bác chỉ rõ: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”... Thực hiện những lời kêu gọi của Bác, nhân dân Việt Nam ở cả hai miền đã chiến đấu cực kỳ anh dũng để đất nước được hoàn toàn độc lập, giang sơn thu về một mối.

Bài học thứ sáu của Cách mạng Tháng Mười Nga được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đó là kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản. Tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước trong cuộc đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột.

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Người đã nhấn mạnh: "Tinh thần yêu nước và tinh thần Quốc tế liên hệ khăng khít với nhau. Vì lẽ đó, ta vừa ra sức kháng chiến, vừa tham gia phong trào ủng hộ hòa bình thế giới". Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền, kỳ thị chủng tộc... Những khuynh hướng sai lệch ấy có thể dẫn đến chỗ phá vỡ một quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí có thể đưa đến tình trạng đối đầu đối địch. Ðây là một thực tế đã diễn ra ở châu Âu và nhiều khu vực trên thế giới hiện nay.

Ði theo con đường của Cách mạng Tháng Mười, Ðảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang, ghi lại những mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước.Khi đánh giá về vai trò, ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”; “Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga đã dạy cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài học hết sức quý báu, bảo đảm cho sự nghiệp giải phóng triệt để của giai cấp công nhân và của cả loài người”.

Ngày nay, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục soi sáng con đường chúng ta đi. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn dân ta đang tiếp tục chiến đấu để bảo vệ, xây dựng và phát huy những thành quả tốt đẹp và vô cùng quý báu do Cách mạng Tháng 10 và Cách mạng Tháng 8 mang lại.

Đường đi tuy còn không ít chông gai nhưng không có gì có thể cản lại sự phát triển tất yếu của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.


Các câu hỏi tương tự
Tuan Thong Ngo
Xem chi tiết
Đã Ẩn
Xem chi tiết
Đã Ẩn
Xem chi tiết
Suzie Waston
Xem chi tiết
Nguyễn Linh Chi
Xem chi tiết
Hong Anh
Xem chi tiết
vo hoang anh
Xem chi tiết
Hoang Tran
Xem chi tiết
Tố Hương 8/2
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết