Bài 2: Lựa chọn trang phục

kim liên Nguyễn

Bài học lịch sử rút ra từ sự thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến trống quân xâm lược

Nguyễn Diệu Thiện
15 tháng 1 2018 lúc 20:23

Bài học mất nước thời dựng nước

Đến đây ta có thể thấy rằng, dù có bỏ qua những chi tiết huyền thoại không thể chứng minh, thì chuyện tình Trọng Thủy-Mỵ Châu vẫn còn nhiều chi tiết chưa thống nhất. Vậy thì các sử gia đời trước đã trang trọng chép lại chuyện tình đầy nét huyền thoại này với mục đích là để cho hậu thế có thể « ôn cố tri tân », ngẫm nghĩ việc xưa mà rút ra bài học cho cuộc sống hiện tại.

Cũng cần nói thêm, hẳn không khỏi có những mối nghi ngại khi sử dụng tài liệu truyền thuyết. Thực ra, giới nghiên cứu đã nhiều lần có những phân tích đầy tính thuyết phục về giá trị sử liệu của truyền thuyết dân gian, đặc biệt đối với những giai đoạn lịch sử người Việt chưa có chữ viết như thời Hùng Vương - An Dương Vương. Như vậy, trong các truyền thuyết lịch sử, bao giờ bên trong vỏ bọc hoang đường thần thoại cũng chứa đựng cái cốt lõi chân thực của những sự kiện, những vấn đề lịch sử có thực.

Vậy thì, khi bỏ qua những chi tiết phép màu, chuyện Trọng Thủy-Mỵ Châu chứa đựng những cốt lõi lịch sử nào ? Ở đây, có hai sự thực lịch sử được phơi bài : Chuyện cái nỏ của người Âu Lạc và chuyện An Dương Vương mất nước.

Bàn về « nỏ thần » của người Việt, có lẽ vì người Việt khi ấy sử dụng rất hiệu quả vũ khí tên là « nỏ », bởi thế mà kẻ thù phương Bắc có phần khiếp sợ chăng ?

Về vấn đề này, sử gia Trần Thị Mai, Phó giáo sư, Tiến sỹ lịch sử Việt Nam, trưởng Phòng sau đại học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng :

«Nỏ là vũ khí để săn bắn thú rừng làm nguồn thức ăn. Nỏ là vũ khí để tự vệ khi đi nương, đi rẫy, đi rừng. Nỏ là vũ khí để tự vệ chống xâm lăng. Trong cuộc kháng chiến chống lại đội quân xâm lược nhà Tần (214 - 208 TCN) và trong cuộc kháng chiến chống lại đội quân xâm lược của Triệu Đà (206-179 TCN), nỏ là ưu thế quân sự của người Việt. Để chống lại đội quân xâm lược của Triệu Đà, tướng sĩ Âu Lạc đã sử dụng nỏ liên châu, một loại nỏ đã được cải tiến có thể bắn được nhiều mũi tên cùng lúc. Nhờ đó, thành Cổ Loa đã được bảo vệ vững chắc trong hơn 20 năm trước sức tấn công của quận đội nhà Triệu. Kết quả khai quật khảo cổ học tại Cổ Loa bởi các nhà khảo cổ học Việt Nam vào năm 1959 đã tìm thấy lẫy nỏ và hơn 10.000 mũi tên đồng, minh chứng cho kỹ thuật chế tác nỏ và khả năng sử dụng nỏ cùng mũi tên đồng của quân dân Âu Lạc thuở ấy ».

Như vậy, câu chuyện cái nỏ là có thật, « nỏ thần » trong truyền thuyết Trọng Thủy-Mỵ Châu là để chỉ tài dùng nỏ « thần kỳ » của người Âu Lạc. Đó là một thế mạnh quân sự của người Âu Lạc làm khiếp sợ kẻ thù. Và bí quyết của sức mạnh quân sự đó đã bị kẻ thù nắm được, dẫn đến họa mất nước.

Sử gia Trần Thị Mai tổng kết bài học lịch sử đắt giá này như sau :

« Nỏ liên châu và mũi tên đồng là có thật. Trọng Thủy là nhân vật có thật, đã từng tham chiến cùng cha của ông là Triệu Đà trên chiến trường Âu Lạc. Tuy nhiên, câu chuyện Nỏ thần và chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy lại mang đậm chất hư cấu, huyền sử. Người xưa sáng tạo nên những câu chuyện này là muốn nhắc nhở chính mình và hậu thế không bao giờ được quên bài học cảnh giác, nhất là cảnh giác trước những âm mưu xảo quyệt của các thế lực ngoại xâm. Bài học về nàng Mỵ Châu "nỏ thần sơ ý trao tay giặc", về vua An Dương Vương mất cảnh giác nhận giặc làm con rể để đến nỗi "cơ đồ đắm biển sâu" thời nào cũng còn nguyên giá trị của nó ».

Đến đây ta có thể tóm lại rằng, câu chuyện Trọng Thủy-Mỵ Châu để lại cho hậu thế một bài học vô cùng quí giá, đó là « bài học cảnh giác trước kẻ thù xâm lược ». Và như sử gia Trần Thị Mai khẳng định, bài học này thời nào cũng còn nguyên giá trị của nó. Bởi thế, bao thế hệ sử gia Việt Nam đã trang trọng chép lại, để cho hậu thế nhìn vào mà « ôn cố tri tân ».

Để thay lời kết, sau đây xin mượn bài thơ của thi sĩ Tố Hữu, những lời thơ mà mỗi người Việt Nam luôn phải xem là «câu kinh nhật niệm» để tự nhắc nhở mình : Đừng bao giờ chủ quan để mất cảnh giác trước kẻ thù xâm lược.

" Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu,
Trái tim lầm chỗ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu "
.

Bình luận (0)
đoraemon
15 tháng 1 2018 lúc 21:03

Không được chủ quan , phải cảnh giác trước mọi âm mưu của kẻ thù

Bình luận (0)
Vũ Thị Kim Anh
21 tháng 1 2018 lúc 17:16

Không được chủ quan, khinh địch phải đoàn kế chiến đấu và không để nội bộ bị chia rẻ

Bình luận (0)
Phùng Tuệ Minh
1 tháng 8 2018 lúc 10:47

Không được chủ quan,khinh địch,phải luôn đề phòng tới những tình huống xấu nhất.

Cho mik xin tick đi.

Bình luận (0)
Vũ Nguyễn Thu Huyền
2 tháng 8 2018 lúc 23:21

Bài học được rút ra từ sau thất bại của An Dương Vương là: Do quá chủ quan, tự tin vào lực lượng của mình mà An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn thống nhất để chống giặc. Đây là bài học lớn về công cuộc giữ nước, về tinh thần đoàn kết, nâng cao tinh thần cảnh giác trước mọi kẻ thù, không chủ quan, trong nội bộ phải có sự tin tưởng lẫn nhau, dựa vào dân để đánh giặc.
Bài học đó đối với chúng ta ngày nay vẫn còn tính thời sự. Vì: ngày nay chúng ta vẫn có thể áp dụng bài học đó vào công cuộc bảo vệ và đưa đất nước đi lên. Dù chúng ta đang sống trong thời bình nhưng vẫn luôn có những tthế lực thù địch muốn chống phá, lật đổ, xâm lược đất nước ta. Vì thế mà chúng ta cần luôn phải cảnh giác và nâng cao tinh thần đoàn kết, tin tưởng và dựa vào nhân dân. Chỉ có đoàn kết một lòng mới đưa nước ta trở thành một thể thống nhất tạo ra sức mạnh to lớn, đập tan mọi thế lực thù địch để bảo vệ và giúp đất nước phát triển.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Violet
Xem chi tiết
Phuong Linh
Xem chi tiết
phùng vân anh
Xem chi tiết
Vũ Thị Thanh Hoa
Xem chi tiết
Thiên Yết
Xem chi tiết
Cami Akira
Xem chi tiết
Nguyễn Ánh Mai
Xem chi tiết
Trương Thái Dương
Xem chi tiết
Phạm Thuỳ Linh
Xem chi tiết