Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét

Tâm Minh

Bài 5 : Một chiếc bè gỗ được ghép từ 10 thân gỗ có thể tích 0,1 m^3 .Trọng lượng riêng của gỗ là 7000N/m^3 , nước là 10000N/m^3 .Hỏi có thể chất lên bè gỗ vật nặng khối lượng tối đa là bao nhiêu để vật không bị chìm

Bài 6 :Tại sao một chiếc lá thiếc mỏng , vo tròn rồi thả xuống nước thì chìm , còn gấp thành thuyền lại thả xuống nước lại nổi ?

Như Khương Nguyễn
25 tháng 6 2017 lúc 9:07

Bài 5 : Tự tóm tắt ...

-------------------------------------------------------------------

Thể tích 10 thân gỗ là :

\(V=10.0,1=1m^3\)

Để bè không bị chìm thì : \(P_{gỗ}+P_{vật}=F_A\)

\(=>P_{vật}=F_A-P-gỗ\)

\(=V.d_{nc}-V.d_{gỗ}=V\left(d_{nc}-d_{gỗ}\right)=1.\left(10000-7000\right)=3000\left(N\right)\)

\(=>m_{vật}=\dfrac{P_{vật}}{10}=\dfrac{3000}{10}=300\left(kg\right)\)

Vậy...

Bình luận (1)
thuongnguyen
25 tháng 6 2017 lúc 9:05

Câu 6 :

- Lá thiếc mỏng được vo tròn lại, thả xuống nước thì chìm, vì trọng lượng riêng của lá thiếc lúc đó lớn hơn trọng lượng riêng của nước (dthiếc > dnước)

- Lá thiếc khi được gấp thành thuyền, thả xuống nước lại nổi, vì trọng lượng riêng trung bình của thuyền nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước , thể tích của thuyền lớn hơn rất nhiều lần thể tích của lá thiếc vo tròn nên( dthuyền< dnước )

Bình luận (5)
thuongnguyen
25 tháng 6 2017 lúc 9:13

Bài 5 :

Ta có :

Thể tích bè là : V\(_{b\text{è}}=0,1.10=1m^3\)

Trọng lượng riêng của bè là : P\(_{b\text{è}}=P_{g\text{ỗ}}=7000\left(\dfrac{N}{m^3}\right)\)

Lực đẩy ác-si-mét khi vật chìm hoàn toàn xuống nước là : FA = d.V = 10000.1 = 10000(N)

Khối lượng tối đa có thể chất lên bè gỗ để vật không bị chìm là :

Ta có P =10.m => m = p/10

=> m= \(\dfrac{FA-P}{10}=\dfrac{10000-7000}{10}=300\left(kg\right)\)

Vậy.......

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Kim Ngọc
Xem chi tiết
Mai anh Le
Xem chi tiết
Viet hung Ho
Xem chi tiết
Tâm Minh
Xem chi tiết
Quynh Le
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Huy
Xem chi tiết
Bùi Khánh Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hùng
Xem chi tiết