Bài 3 : tại sao nên công nghiệp châu phi chậm phát triển trong khi châu lục đó nhiều tài nguyện khoáng sản với nhiều loại quý hiếm ?
Bài 4: giải thích : vì sao cùng ở vùng chí tuyến nhưng hoang mạc ở nam phi lại có diện tích nhỏ hơn và khí hậu không khắc nghiệt như hoang mạc ở bắc phi ?
Cần gấp lắm!!!!! ngày mai mk nộp rùi!!
Câu 3:
-về địa lý :
Châu Phi là nạn nhân của địa lý. Châu Phi nghèo vì châu Phi có số phận đen đủi. Đất châu Phi không màu mỡ, phù nhiêu như đất châu Á. Lục địa đen cũng phải chịu nhiều bệnh tật hơn. Đa số dân cư sống không tập trung gần bờ biển cộng với hệ thống đường và sông nước kém gây cản trở giao thương và phát triển kinh tế. Việc điều khiển quốc gia tại châu Phi rất khó khăn vì chính phủ còn yếu mà lí do đơn giản cũng chỉ bởi do sự nghèo. Mà đã nghèo thì không thể dự trữ được vốn quan trọng nhằm gây dựng một tương lai sáng sủa hơn.
-về chính trị:
Lí do nghèo vì chính trị thực sự là bi quan hơn rất nhiều so với lí do địa lý. Hàng tấn tai họa mà châu Phi phải gánh chịu như chiến tranh, chuyên chế, tham nhũng, hạn hán, đói nghèo, bạo lực hàng ngày tạo nên một cuộc khủng hoảng ở mức độ khó có gì thay đổi nổi. Nguồn gốc khủng hoảng nằm ở những người cầm quyền tại châu Phi do họ không có khả năng điều khiển đất nước.
Mặc dù thế, sau khi giành được độc lập triển vọng phát triển của lục địa đen không có vẻ tồi lắm. Hạ tầng cơ sở do người phương Tây để lại vẫn trong tình trạng tốt. Tuy nhiên xã hội châu Phi không nhận được văn hóa chính trị thích hợp để có thể điều khiển được sự tồn tại của các bộ tộc, sự khác biệt giữa các vùng miền hay giữa các tôn giáo. Sau những hào hứng đầu tiên những khó khăn và lý tưởng chính trị giảm một cách bi thảm. Đường lối đặc trưng của hầu hết các nước châu Phi là sự tách biệt với xã hội và tạo hệ thống tham nhũng.
-nạn thất nghiệp :
Tại các thành phố tỉ lệ thất nghiệp vẫn tăng. Các nhà máy, xí nghiệp không có khả năng tạo ra công ăn việc làm ổn định. Điều này trong tương lai hẳn sẽ còn là một vấn đề lớn bởi số người ở độ tuổi lao động đến 25 tuổi tăng gấp đôi. Vùng nam châu Phi đến khu vực Sahara tỉ lậ lao động này tăng 2,6% mỗi năm. Vấn đề hệ trọng hơn việc thất nghiệp là thiếu việc làm. Thiếu việc làm ở đây nghĩa là có đi làm nhưng việc làm nay đây mai đó, làm việc với năng xuất thấp và với đồng lương bèo bọt. Tỉ lệ thiếu việc làm này chiếm nhiều hơn tỉ lệ thất nghiệp. Vấn đề tiếp theo là việc những người trẻ tuổi không có cơ hội kiếm việc làm. Ở một số nước 80% dân số tạo nên tỉ lệ thất nghiệp. Theo phỏng đoán, chỉ tầm 5-10% số người tìm việc có cơ hội kiếm cho mình một công việc ổn định trong khi đó 55% dân châu Phi ở độ tuổi đến 18. Một lí do chính nữa đó là dịch HIV, đặc biệt ở các nước nam châu Phi. Vì lí do này mà tỉ lệ nam lao động ở nam Phi giảm từ 79,1% xuống 63,3%. Nếu tình hình vẫn cứ tiếp diễn như trên thì tương lai cho việc giảm nghèo là rất u ám.
-Hạn hán :
Ngành công nghiệp ở các nước châu Phi chỉ chiếm vị trí thứ hai. Gần 80% dân số lệ thuộc vào nông nghiệp. Tuy nhiên số hoa màu trồng được không đủ nuôi sống số dân đang tăng nhanh. Thức ăn cho người còn không có huống hồ là thức ăn cho súc vật. Các sa mạc đã chiếm tới 40% diễn tích đất canh tác.
Châu Phi là châu lục nghèo nhất với số nước kém phát triển nhiều nhất thế giới, nơi đói nghèo hoành hành và cũng từ đó là nạn suy dinh dưỡng với bệnh tật. Hậu quả của đại hán hán năm 1973-1974 ở những vùng quanh Sahara khiến 6 triệu người lâm vào cảnh đói ăn. Gió thổi mạnh làm đất mất màu, những chuồng gia súc chết hết và những người dân đói khát phải được gửi vào các trại cứu hộ để nhận sự giúp đỡ cần thiết nhất. Năng suất sản phẩm kém đến mức hậu quả của việc kinh tế giảm vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ. Đối với những người nông dân nghèo ở vùng khô hạn thì sự thay đổi thời tiết cộng với lượng mưa hàng năm có ảnh vô cùng lớn đến sự sống còn.
Một tác nhân quan trọng gây ra sự thoái hóa môi trường tự nhiên và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên chính là do người dân, cái đói cộng với sự nghèo nàn. Nông nghiệp châu Phi thường xuyên phải gánh chịu hậu quả thiên tai không thể nuôi nổi những người dân đói vẫn đang ngày một tăng. Tỉ lệ dân số tăng rất nhanh (hơn 3% một năm). Châu Phi không thể đáp ứng được những yêu cầu của lượng dân đang tăng và hậu quả là những nguồn tài nguyên thiên nhiên đang kiệt quệ, sự thoái hóa đât và môi trường thiên nhiên bị phá hỏng khiến vòng quay của nạn hạn hán không thể thay đổi mà chỉ thêm tệ đi.
-cuộc xung đôt giữa các tôn giáo:
Những tín đồ cơ đốc mền nam Phi chết vì đói do lính hồi giáo chiếm tất cả những gì người nghèo gieo trồng được trên mảnh ruộng của mình. Nơi đây nạn đói hoành hành và nhiều thành phố đang lụi tàn. Bệnh viện nằm trong tình trạng tiêu điều. Cả đất nước thì khủng hoảng (nhất là nam Sudan). Hầu như đa số dân chúng không thiết trồng trọt gì trên đồng nữa vì theo họ làm thế là vô ích. Đằng nào thì lính tráng cũng sẽ cướp hết. Mặc dù nơi đây có sự trợ giúp nhân đạo song rất nhiều người nghèo đã chết trên đường đến những tổ chức nhân đạo vì trên đường đi họ uống phải nguồn nước nhiễm độc. Đối với người dân nam Sudan thì thức ăn, đồ uống và thuốc là những thứ xa xỉ
Câu 3:
Là do
- Kinh tế lạc hậu
- Dân trí chưa cao
- Còn xảy ra mâu thuẫn các bộ tộc
- Nhiều bệnh dịch
- Khí hậu nóng làm cho con người cảm thấy khó chịu , ảnh hưởng bộ não , suy nghĩ khó khăn
- Đất hoang chiếm nhiều do trồng trọt bằng đốt rừng , gây bạc màu
- Giáo dục chưa được tiến bộ
Câu 3: Trả lời:
Theo mình thì vẫn là những nước Châu Phi không có người lãnh đạo tài năng dẫn đến nạn tham nhũng hoành hành và dân trí đi lùi so với thế giới.
- Tham nhũng: Các cán bộ thuộc chính phủ trở thành kẻ ăn bám các tổ chức từ thiện thế giới.
- Dân trí thấp: Để mọi việc tham nhũng trở lên suôn sẻ thì dân trí cao sẽ không thể thực hiện,
những tổ chức từ thiện
Câu 3: Trả lời:
Nguyên nhân chủ chốt là do khí hậu quá khắc nghiệt, quá nắng gắt. Con người ở châu Phi lo chống chọi với nắng nóng đã quá sức rồi vì vậy mà những việc khác ko thể quan tâm được. Từ đây dẫn tới đất đai khô cằn, nông nghiệp, công nghiệp kém phát triển, dân trí lạc hậu, đất nước nghèo nàn.
Tóm lại: Do khí hậu khắc nghiệt.
Câu 3: Trả lời:
Nông nghiệp: cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành, kĩ thuật canh tác ở đây lạc hậ, không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng --> nạn đói vẫn ra.
+Ngành chăn nuôi ở đây cũng rất kém phát triển.
thiếu vốn nghiêm trọng
-thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỉ thuật cao
+Công nghiệp bị kìm hãm bởi trình độ dân trí còn thấp,thiếu lao động chuyên môn kĩ thuật,cơ sở vật chất lạc hậu và đặc biết là thiếu vốn nghiêm trọng.
+Dịch vụ : còn phải nhập khẩu từ nước ngoài một lượng lớn lương thực,Phải xuất khẩu các khoáng sản, nguyên liệu chưa chế biến và thay vào đó là phải nhập thêm máy móc thiệt bị hàng tiêu dùng.
+Dân số: tăng nhanh -> Bùng nổ dân số-> các vấn đề về kinh tế cần được giải quyết.
+Trình độ dân trí nói chung còn thấp
Câu 3: Câu 3 có nhiều cách trả lời, mình ghi ra cho bạn tha, khảo 6 cách đó.
Vì giá trị sản xuất công nghiệp của Châu Phi chỉ chiếm vào khoảng 2% thế giới, thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật,cơ sở vật chất nghèo nàn , lạc hậu,thời gian dài thiếu vốn nghiêm trọng và tình hình xã hội không ổn định ở một số quốcgia
Câu 4: Trả lời
do nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình hẹp ngang. Đồng thời nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, gây mưa nhiều. Còn ở châu Phi thì sông ngòi thưa thớt, lãnh thổ trải rộng nên ko chịu ảnh hưởng của biển....và có lẽ còn nhiều lý do khác nữa mà mình ko bít
Câu 4: Trả lời:
Ngoài phần các bạn nói ở trên mình xin thêm vài điều về nguyên nhân hình thanh khí hậu bắc phi:
+ Bắc phi có bề ngang rộng , ít cắt sẻ nên ảnh hưởng của biển vào đất liền kém(khô) mặt khác vùng biển băc phi có nhiều dòng biển lạnh (nươc bốc hơi ít )
+ vùng bắc phi nằm trong vùng nội chí tuyến nên khí hậu rất nóng (Việt nam mình cũng vậy đấy)
Câu 4: trả lời:
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, lại có diện tích bề ngang hẹp, chịu nhiều ảnh hưởng từ biển. Vả lại diện tích tiếp xúc biển của ta rất lớn nên mưa nhiều và lại có mạng lưới sông ngòi dày đặc nữa.
Còn ở Đông Bắc châu Phi thì diện tích rất rộng lớn thấy không? Nên ảnh hưởng từ biển ít quá. Vả lại ĐB châu Phi tiếp xúc với biển ít xỉn à, chỉ tiếp xúc với Địa Trung Hải và Biển Đỏ nhỏ hẹp còn mình tiếp xúc với cả cái biển Đông rộng lớn còn gì. Ngoài ra xem mấy cái lược đồ tự nhiên đi, nó ở sát mấy cái lục địa lớn nên gió từ lục địa (vốn nóng lắm, lại độ ẩm ít nữa phù phù) thổi vào
Ngoài ra hoang mạc hình thành còn do người cổ đại chăn thả gia súc bừa bãi quá, ăn hết sạch cỏ cây rồi hình thành hoang mạc cũng phải.
Ngoài ra còn tại hiện tượng nước biển rút nữa. Cái sa mạc Sahara hồi đó đã có 1 phần là biển đấy.
Câu 4: Trả lời:
Do ở phía Bắc Việt Nam,có nhiều các cánh cung như Sông Gâm,Đông Triều,Bắc sơn và Ngân Sơn....
CHạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam hướng gió mùa Đông Bắc nên vào mùa đông rất lạnh.
Ko như ở Ấn Độ,do có dãy Hi-ma-lay-a chắn ngang theo hướng Đông Tây-Nam Bắc nên vào mùa đông vẫn nóng và có nhiều mưa.Đây là KV mưa nhiều nhất TG.
Còn vào mùa hè,gió Đông Nam thổi từ biển vào nên ẩm ướt,mưa nhiều và nóng.
Ở châu Phi thì chắc ko cần nói nhỉ,nó quá đặc biệt rùi.
Nguyên nhân để tính chất khí hậu của nước ta khác hẳn với nhiều nước cùng vĩ độ (Tây Á, Bắc Phi...) có nhiều yếu tố tác động.
Như: vị trí, hình dạng lãnh thổ nước ta kéo dài, hẹp ngang; chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa châu Á; chịu ảnh hưởng của Biển Đông