Bài 24. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1873

VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN

Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873.

1. Cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền đông Nam Kì.

Câu 1. Nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp như thế nào?

Câu 2. Tóm tắt vài nét về Trương Định ?

Câu 3. Quan sát hình 85 (SGK, trang 117), em hãy mô tả “Quang cảnh buổi lễ phong soái Trương Định”?

Câu 4 . So sánh hai thái độ, hai kiểu hành động của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp:

2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

Câu 5. Thái độ của triều đình Huế sau khi kí Hiệp ước 1862?

Câu 6. Hậu quả của các việc làm trên của triều đình Huế là gì?

Câu 7. Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì?

Câu 8 . Hãy nêu vài nét về Nguyễn Trung Trực?

Câu 9. Hãy nêu vài nét về Nguyễn Hữu Huân?

Câu 10. Nhận xét về phong trào chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì theo thứ tự sau: hoàn cảnh, số lượng, quy mô, kết quả.

Câu 11. Lập niên biểu những sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến năm 1873.

Thảo Phương
2 tháng 1 2018 lúc 7:48

Câu 1. Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta :
- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp :
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 - 1864).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau :
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời : Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như : Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
+ Một hộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước : Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông...,

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/tinh-than-khang-chien-chong-phap-xam-luoc-cua-nhan-dan-ta-duoc-the-hien-nhu-the-nao-c83a14391.html#ixzz52zfhnRcl

Câu 2.

Bình luận (0)
Thảo Phương
2 tháng 1 2018 lúc 7:49

Câu 3:Tham khảo ở đây nha bạn (câu 12)

Bài 24 : Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến ...

Bình luận (0)
Thảo Phương
2 tháng 1 2018 lúc 7:50

Câu 4.• Về Phía Triều Đình:
Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam đúng vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn. Nước Việt Nam đã suy yếu về mọi mặt nên không còn khả năng chống đỡ trước sức tấn công của tư bản phương Tây. Vì vậy mà nhà Nguyễn sớm có tư tưởng chủ hòa, sợ giặc. cuối cùng dẫn đến thiếu quyết đoán, chỉ đạo đường lối sai lầm.
Xuất phát từ nhận thức khác nhau, một bộ phận vua quan triều đình có cái nhìn thiển cận: nhận định sai lầm về âm mưu của thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nên có tư tưởng nghị hòa. Bên cạnh đó, cũng có một số quan lại nhận thức rất rõ về dã tâm của Pháp nên đã kiên quyết chống giặc đến cùng.
Triều đình nhà Nguyễn không thống nhật được quan điểm nên đã ảnh hưởng đến vấn đề thời cơ.( trong quá trình chống Pháp, ta có rất nhiều cơ hội mà hoàn toàn nắm bắt được để tiêu diệt kẻ thù nhưng triều đình Huế đã không làm được điều này.)
Khi đối mặt với kẻ thù triều đình luôn do dự, không có đường lối kháng chiến rõ rang nên cuối cùng đầu hàng giặc từng bước. Vì thế, nhà Nguyễn không thể phát động một cuộc kháng chiến toàn diện, bỏ qua nhiều cơ hội đánh thắng kẻ thù.
Trước sự tấn công của thực dân Pháp, triều đình đã có sự phân hóa:
Phái chủ chiến Phái chủ hòa
Tích cực Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Trước tình thế Pháp ráo riết xâm lược, họ nhận thấy nếu đối mặt ta sẻ thất bại. Đề ra chính sách cải cách mở cửa.
Tiêu cực Không nhận thấy rõ sức mạnh của Pháp. Có một bộ phận không nhận thức được vai trò sức mạnh của mình. Thấy Pháp mạnh thì muốn hòa => chủ hòa trên sách lược.
Trong khi phong trào chống Pháp của quần chúng nhân dân lên cao, phái chủ hòa( đang chiếm ưu thế trong triều đình) lại đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân.=> không phát huy được sức mạnh toàn dân về sau.
Trong khi phái chủ chiến kiên quyết chống giặc thì phái chủ hòa nhiều lần phá hoại, gây khó khăn cho hoạt động của phái chủ chiến.
Về Phía Nhân Dân:
Dân tộc ta sớm có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm nên cuộc xâm lược của thực dân Pháp và sự phản bội của triều đình đã vấp phải những phản ứng quyết liệt của nhân dân. Phe chủ chiến đã tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân mà gây áp lực với Pháp, cản trở phe chủ hòa cấu kết với Pháp.
Thái độ của nhân dân từ khi Pháp nổ súng xâm lược đến khi Pháp mở rộng chiếm đóng đều luôn thống nhất, trước sau như một, cả nước sôi sục phong trào đánh Pháp. Trong lúc triều đình Huế hoang mang dao động kí hàng ước thì phong trào đấu tranh của quần chung vẫn diển ra sôi nổi. Trong năm 1862, phong trào chống Pháp dâng cao hầu hết ở các nơi, nhất là ở các tỉnh Định Tường, Gia Định. Điển hình có các cuộc nổi dậy của Trương Định, Đỗ Trình Thoại, Phạm Văn Đạt,…..

Bình luận (0)
Thảo Phương
2 tháng 1 2018 lúc 7:52

Câu 5.Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng, lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên
triều đình đã kí với pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất với nội dung:
- Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến......
=> Nhận xét:
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

Bình luận (0)
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
2 tháng 1 2018 lúc 10:50
II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873.

1. Cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền đông Nam Kì.

Nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp như thế nào?

Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình để chống giặc. Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-phê-răng của Pháp trên sông Vàm cỏ Đông tại địa phận thôn Nhật Tảo (10-12-1861). Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch lao đao, khốn đốn.

Tóm tắt vài nét về Trương Định ?

Trương Định sinh năm 1820 ở Quảng Ngãi. Lớn lên ông theo gia đình vào lập nghiệp ở Tân An (nay thuộc tỉnh Long An). Ồng là một người yêu nước và có tài, được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái. Bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, ông đã cương quyết cùng nhân dân chiến đấu chống lại thực dân pháp. Nghĩa quân theo ông rất đông.

Quan sát hình 85 (SGK, trang 117), em hãy mô tả “Quang cảnh buổi lễ phong soái Trương Định”?

Buổi lễ giản dị nhưng trang nghiêm, tại một vùng nông thôn ở Nam Bộ xưa, có một lễ đài bằng gỗ, trên đặt hương án, có bức trướng ghi dòng chữ Bình Tây Đại nguyên soái. Đông đảo các tầng lớp nhân dân có mặt. Đại diện nhân dân trịnh trọng dâng kiếm lệnh cho Trương Định.

So sánh hai thái độ, hai kiểu hành động của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp:
Thái độ Hành động
Nhân dân - Kiên quyết chổng xâm lược ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
- Kiên quyết chống trả khi địch tấn công Gia Định và các tình Nam Kì.
- Thái độ “bất tuân lệnh” triều đình của nhân dân và sĩ phu yêu nước.
- Anh dũng chống trả chúng tại Đà Nẵng dẫn đến làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của địch.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra quyết liệt chống sự mở rộng chiếm đóng của thực dân Pháp vì chống sự nhu nhược của triều đình.
- Vì nhân dân Trương Định ở lại kháng chiến.
Triều đình - Không kiên quyết động viên nhân dân chông Pháp.
- Bỏ lờ thời cơ để hành dộng.
- Nhu nhược, ươn hèn, ích kỉ vì quyền lợi của dòng họ bán rẻ dân tộc.
- Bỏ lỡ thời cơ khi địch đánh Gia Định.
-Kí Hiệp ước 1862 để mất ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
- Để mất ba tỉnh miền Tây (1867).
- Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

Thái độ của triều đình Huế sau khi kí Hiệp ước 1862?

Triều đình Huế ảo tưởng vào “lòng tốt” của người Pháp vì thế sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với thực dân Pháp, triều đình Huế đã tập trung đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Trung Kì và Bắc Kì, ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, cử phái bộ sang Pháp thương thuyết để chuộc lại các tỉnh đã mất.

Hậu quả của các việc làm trên của triều đình Huế là gì?

Lợi dụng sự bạc nhược của vua quan nhà Nguyễn, từ ngày 20 đến ngày 24-6- 1867 Pháp đã cho quân chiếm các tỉnh miền Tây mà không tốn một viên đạn nào.

Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì?

Nhân dân nổi dậy khắp nơi, nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập. Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên.

Với các lãnh tụ: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.

Các nhà Nho dùng ngòi bút chống thực dân Pháp như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị...

Hãy nêu vài nét về Nguyễn Trung Trực?

Nguyễn Trung Trực sinh năm 1838, là người xã Bình Đức, tỉnh Định Tường (nay thuộc tỉnh Long An). Ông thông hiểu chữ Hán, từng tham gia kháng chiến ở miền Đông, là người chỉ huy quân đốt cháy tàu Ét-phô-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông; sau sang miền Tây lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Ông là người yêu nước, có chí khí. Bị giặc bắt đem ra chém, ông đã khảng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

Hãy nêu vài nét về Nguyễn Hữu Huân?

Nguyễn Hữu Huân sinh năm 1813, đỗ đầu kì thi Hương năm 1852 nên còn gọi là Thủ khoa Huân. Ông người huyện Kiến Hưng tỉnh Định Tường (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Đã hai lần bị giặc bắt, được thả ra, ông lại tiếp tục chống Pháp. Khi bị giặc đưa đi hành hình, ông vẫn ung dung làm thơ.

Nhận xét về phong trào chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì theo thứ tự sau: hoàn cảnh, số lượng, quy mô, kết quả.

- Hoàn cảnh: Cuộc kháng chiến càng ngày càng khó khăn vì thái độ bạc nhược, cấu kết với giặc của triều đình Huế để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

- Số lượng người tham gia: Đông đảo, nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là nông dân.

- Quy mô: Rộng khắp sáu tỉnh Nam Kì.

- Kết quả: Thất bại.

Lập niên biểu những sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến năm 1873.
Thời gian Nội dung chính
1-9-1858 Pháp tấn công Đà Nẵng
17-2-1859 Pháp tấn công Gia Định
24-2-1861 Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa
10-12-1861 Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu giặc trên sông Vàm cỏ
5-6-1862 Hiệp ước Nhâm Tuất
2-1863 Pháp tấn công căn cứ Tân Hòa (Gò Công)
20-8 1864 Trương Định hi sinh
24-6-1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây
1867-1875 Hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổ ra ở Nam Kì
Bình luận (0)
THU PHƯƠNG
4 tháng 2 2018 lúc 20:52

Câu 1. Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta :
- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp :
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 - 1864).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau :
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời : Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như : Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
+ Một hộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước : Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông...,

Bình luận (0)
Flash Dora
26 tháng 1 2019 lúc 19:44

Câu 2:

Trương Định (chữ Hán: 張定; 1820-1864) hay Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định, là võ quan nhà Nguyễn, và là thủ lĩnh chống Phápgiai đoạn 1859-1864, trong lịch sử Việt Nam.

Trương Định sinh tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Cha ông là Lãnh binh Trương Cầm, từng là Hữu thủy Vệ uý ở Gia Định dưới thời vua Thiệu Trị.


Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam. Sau khi cha mất, ông ngụ ngay nơi cha đóng quân. Sau đó, ông kết hôn với bà Lê Thị Thưởng, vốn là con gái của một hào phú ở huyện Tân Hòa (Gò Công Đông ngày nay).

Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của tướng Nguyễn Tri Phương, Trương Định xuất tiền ra chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở Gia Thuận (Gò Công), vì thế, ông được nhà Nguyễn bổ làm Quản cơ, hàm chánh lục phẩm.

Nhận xét: Tượng đài Trương Định ở trung tâm thị xã Gò Công Trung úy Léopold Pallu (1828-1891), sĩ quan tùy viên Tổng hành dinh của Phó đề đốc Charner, và là người chỉ huy đội thủy quân lục chiến đánh vào Đại đồn Chí Hòa, thành Định Tường (Mỹ Tho), viết:

Lúc bấy giờ (tháng 6 năm 1861) có một người An Nam rất cương quyết và hào hùng tên là Trương Dinh[10] cho biết sẽ dấy loạn khởi nghĩa trong toàn xứ...Là một trong số những người nhiều nghị lực nhất, anh ta đánh lừa là đã chết trong trận Gò Công, nhưng sau đó lại xuất hiện và chiến đấu trong hết mùa mưa...Mãi về sau này, khi ta đã chiếm Biên Hòa, tên Trương Dinh tung hoành tàn phá hết hai vùng tứ giác của ta...

Trong sách Sài Gòn xưa-Ấn tương 300 năm của nhà văn Sơn Nam có đoạn:

Yêu nước đậm đà, khảng khái trước nghĩa lớn, đứng hàng đầu trong phong trào kháng Pháp ở Nam Kỳ vẫn là Trương Định. Mang ơn vua, giữ đất cho vua (Gò Công là nơi phát tích của Phạm Đăng Hưng và con gái là bà Từ Dũ), nhưng chống lệnh khi cắt đất cho Pháp. Trương Định và dân đồn điền lợi dụng địa hình rừng ngập mặn Gò Công để khởi nghĩa, đắp đập, xây lũy. Giặc phải vất vả, tổ chức nội ứng mới giết được ông, qua nhiều cuộc hành quân cấp tướng, bố trí súng lớn trên thuyền nhỏ, để di chuyển nơi nước cạn. Địch phải đem xác ông phơi trước chợ để làm chứng cớ...và chôn ông giữa chợ, nếu chôn nơi hẻo lánh, e nghĩa quân lập đàn tế cờ, phục thù cho chủ tướng. Cụ Đồ Chiểu đã đem tất cả tâm huyết viết bài văn tế ông và 10 bài liên hoàn.

Câu 3:

Buổi lễ nhận phong soái của Trương Định rất là đặc biệt:

- Có rất nhiều nhân dân cùng các bô lão và quan quân triều đình ủng hộ, quy thuận theo ông kháng chiến chống giặc.

- Buổi lễ diễn ra ở một vùng quê Nam bộ (với các cây dừa).

- Trong buổi lễ nhận phong soái, Trương Định được suy tôn chứng tỏ nhân dân tin rằng đã tìm được một người lãnh đạo đủ tài đức và học rất tin tưởng ông, một người đại diện đã trao cho ông vật chứng để chứng tỏ điều đó.

- Hơn nữa trong buổi lễ, không hể được tổ chức long trọng, nền không có thảm đỏ hay gì khác, chỉ có một cái bục gỗ cúng với trên bàn là lư hương với lá cờ thêu chữ " Bình Tây Đại Nguyên Soái".

Bình luận (0)
Flash Dora
26 tháng 1 2019 lúc 19:45

Câu 1. Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta :
- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp :
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 - 1864).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau :
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời : Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như : Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
+ Một hộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước : Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông.

Chúc bn học tốt!!!leuleu

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hữu Nghĩa
Xem chi tiết
Tân Lục
Xem chi tiết
Nguyễn Nhất Văn
Xem chi tiết
Thái Phạm
Xem chi tiết
Khánh Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
ko có tênẻtrtrtrt
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng Ngọc
Xem chi tiết
lê thị thùy trang
Xem chi tiết
Nguyet Hoang
Xem chi tiết