Giúp mk câu này vs ạ
Hòa tan 92 gam rượu etylic (C2H5OH) vào nước để được 250ml dd. Tính nồng độ mol, C%, độ rượu và tỉ khối của dd. Giả thiết k có sự hao hụt về thể tích các chất khi pha trộn và khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8g/cm3.
Cho 19 gam hỗn hợp Ca, CaCO3 vào 500 gam dung dịch HCl 4,38% dư, thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y, tỉ khối hơi của Y đối với khí hiđro bằng 13,6.
a/ Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu.
b/ Tính nồng độ % của chất tan trong dung dịch thu được.
Hòa tan hoàn toàn 19,5g Zn vào dung dịch chứa Hcl 10% ta thu được dung dịch muối Zncl2 và H2
a. Tính khối lượng muối ZnCl2 và H2 b. Tính khối lượng dung dịch HCl 10% cần dùng trong phản ứng c. Tính nồng độ % của dung dịch ZnCl2Hỗn hợp A gồm 3 khí oxi cacbonic nito . Biết tỉ khối chất đó đối với khí hidro là 16,4 và hỗn hợp A có 2 khí chiếm thể tích bằng nhau cùng Đk nhiệt độ và áp suất .tính % về thể tích và khối lượng của oxi trong A
Đốt cháy hoàn toàn khí A cần dùng hết 8,96 dm3 khí oxi thu được 4,48dm3 khí CO2 và 7,2 gam hơi nước.
a) A do những nguyên tố nào tạo nên? Tính khối lượng sự A đã phản ứng
b) Biết tỉ khối của A so với hidro là 8. Hãy xác định cong thức phân tử của A và gọi tên A.
Từ 1 lít rượu gốc nồng độ của nó khoảng 70% với lượng nước cần thiết. Tính thể tích rượu 30% pha được ( được rượu bằng 1kg/l )
Bài 6:
Cho 43,7 gam hỗn hợp hai kim loại Zn và Fe tác dụng với dung dịch HCl cho 15,68 lít khí H2 (ở đktc).
A, Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên.
B, Tính khối lượng sắt sinh ra khi cho toàn bộ khí H2 thu được ở trên tác dụng hoàn toàn với 46,4 g Fe3O4.
Bài 7:
Trong nông nghiệp người ta có thể dùng đồng (II) sunfat CuSO4 như một loại phân bón vi lượng để bón ruộng, làm tăng năng suất cây trồng. Nếu dùng 8 gam chất này thì có thể đưa vào đất bao nhiêu gam nguyên tố đồng.
Bài 8:
A, Oxit của một nguyên tố hóa trị IV chứa 13,4% khối lượng oxi. Cho biết tên nguyên tố.
B, Cho biết tỷ số khối lượng của các nguyên tố C và S trong hợp chất cacbon đisunfua là mC/mS = 3/16. Hãy tính tỷ lệ số nguyên tử C và S trong cacbon đisunfua, tỷ lệ này có phù hợp với công thức hóa học của hợp chất là CS2 không?
Bài 1:
Trộn 2 dung dịch A và B theo tỉ lệ thể tích là 3/5. CM của dung dịch sau khi trộn là 3M. Tính CM của hai dung dịch A, B. Biết CM của dung dịch A gấp 2 lần CM của dung dịch B.
Bài 2:
Cho 200g dung dịch Na2CO3 tác dụng vừa đủ với 100g dung dịch HCl. Tính C% của hai dung dịch đầu, biết khối lượng dung dịch sau phản ứng là 289g.
Bài 3:
Người ta cho 20 gam dung dịch NaOH 4% tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,2M (D= 1,02g/ml). Tính thể tích dung dịch axit cần dùng và nồng độ % của các chất tan trong dung dịch sau phản ứng.
Bài 4:
Thêm 400 gam nước vào dung dịch chứa 40 gam NiSO4 thì nồng độ của nó giảm 5%. Tính nồng độ % của dung dịch ban đầu.
Bài 5:
Trộn 300 gam dung dịch Ba(OH)2 1,254% với 500 ml dung dịch chứa dung dịch axit H3PO4 0,04 M và H2SO4 0,02 M. Tính khối lượng mỗi muối tạo thành.
1.Có m gam dung dịch X chứa chất tan A(khối lượng mol MA),nồng độ C%.Thiết lập biểu thức liên hệ giữa các đại lượng trên.
2.Có m gam dung dịch y chứa n mol chất tan A, khối lượng riêng của dung dịch là D \(\dfrac{gam}{ml}\).Thiết lập biểu thức liên hệ giữa các đại lượng trên.