Chương III. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Anh

Bài 1:a)Hãy tính toán và nêu cách pha chế 500ml dd NaCl 0,9% (d=1,009g/cm3) (nước muối sinh lý) từ muối ăn nguyên chất và nước cất

b)Nêu các cách điều chế NaOH và Mg(OH)2 từ những loại hợp chất khác nhau và chỉ bằng một phản ứng

Bài 2:a)Hòa tan m gam tinh thể Na2CO3.5H2O vào V ml dd Na2CO3 C% (khối lượng riêng bằng D g/ml) thu được dd X. Lập công thúc tính nồng % của dd X theo m, V, C% và D

b)Hòa tan hết 3,2 gam oxit M2Om (M là kim loại) trong một lượng vừa đủ dd H2SO4 10% thu được dd muối có nồng độ 12,9%. Sau phản ứng đem cô bớt dd và làm lạnh nó, thu được 7,868 gam tinh thể muối với hiệu suất kết tinh là 70%. Xác định công thức của tinh thể muối đó

Bài 3:Nung a gam Cu trong V lít O2 đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A. Đun nóng A trong b gam dd H2SO4 98% (lượng vừa đủ) sau khi tan hết được dd B chứa 19,2 gam muối và khí SO2. Cho khí SO2 hấp thụ hoàn toàn bởi 300ml dd NaOH 0,1M thu được 2,3gam hỗn hợp 2 muối. Tính a, b, và V (ở đktc)

Bài 4:A là dd H2SO4 0,2M, B là dd H2SO4 0,5M. Phải trộn A và B theo tỷ lệ thể tích như thế nào để được dd H2SO4 0,3M

Bài 5:Rót 400ml dd BaCl2 5,2% (D=1,003g/ml) vào 100ml dd H2SO4 20% (D=1,4g/ml). Xác định nồng độ % các chất trong dd còn lại sau khi tách bỏ kết tủa

Hồ Hữu Phước
4 tháng 11 2017 lúc 6:14

Bài 4:

-Gọi thể tích H2SO4 0,2M là a lít\(\rightarrow\)\(n_{H_2SO_4}=0,2amol\)

-Gọi thể tích H2SO4 0,5M là b lít\(\rightarrow\)\(n_{H_2SO_4}=0,5bmol\)

-Thể tích dung dịch=(a+b)lít

-Số mol H2SO4 thu được=0,2a+0,5b

\(C_{M_{H_2SO_4}}=\dfrac{0,2a+0,5b}{a+b}=0,3\)

\(\rightarrow\)0,2a+0,5b=0,3a+0,3b\(\rightarrow\)0,1a=0,2b\(\rightarrow\)\(\dfrac{a}{b}=\dfrac{0,2}{0,1}=\dfrac{2}{1}\)

Bình luận (0)
Hồ Hữu Phước
4 tháng 11 2017 lúc 6:23

Bài 5:

\(m_{dd_{BaCl_2}}=400.1,003=401,2gam\)

\(n_{BaCl_2}=\dfrac{401,2.5,2}{208.100}=0,1003mol\approx0,1mol\)

\(m_{dd_{H_2SO_4}}=100.1,4=140gam\)

\(n_{H_2SO_4}=\dfrac{140.20}{98.100}\approx0,3mol\)

BaCl2+H2SO4\(\rightarrow\)BaSO4\(\downarrow\)+2HCl

-Tỉ lệ: \(\dfrac{0,1}{1}< \dfrac{0,3}{1}\rightarrow H_2SO_4dư\)

\(n_{BaSO_4}=n_{H_2SO_4\left(pu\right)}=n_{BaCl_2}=0,1mol\)

\(n_{H_2SO_4\left(dư\right)}=0,3-0,1=0,2mol\)\(\rightarrow m_{H_2SO_4}=0,2.98=19,6gam\)

\(m_{BaSO_4}=0,1.233=23,3gam\)

\(n_{HCl}=2n_{BaCl_2}=0,2mol\rightarrow m_{HCl}=0,2.36,5=7,3gam\)

\(m_{dd}=401,2+140-23,3=517,9gam\)

C%HCl=\(\dfrac{7,3}{517,9}.100\approx1,4\%\)

C%H2SO4=\(\dfrac{19,6}{517,9}.100\approx3,8\%\)

Bình luận (0)
Hồ Hữu Phước
4 tháng 11 2017 lúc 6:32

Bài: a)

\(m_{dd_{Na_2CO_3}}=V.Dgam\)

\(n_{Na_2CO_3}=\dfrac{V.D.C}{106.100}mol\)

\(n_{Na_2CO_3\left(tt\right)}=n_{Na_2CO_3.5H_2O}=\dfrac{m}{286}mol\)

\(\rightarrow n_{Na_2CO_3}=\dfrac{m}{286}+\dfrac{V.D.C}{106.100}\)

C%Na2CO3=\(\dfrac{\left(\dfrac{m}{286}+\dfrac{V.D.C}{106.100}\right).106}{m+V.D}.100\%\)

Bình luận (0)
Hồ Hữu Phước
4 tháng 11 2017 lúc 6:44

Bài 2b:

M2Om+mH2SO4\(\rightarrow\)M2(SO4)m+mH2O

-Giả sử có 1mol M2Om phản ứng.

M2Om+mH2SO4\(\rightarrow\)M2(SO4)m+mH2O

1mol\(\rightarrow\)mmol...............1mol

\(m_{dd_{H_2SO_4}}=\dfrac{98m.100}{10}=980mgam\)

\(m_{dd}=2M+16m+980m=2M+996m\)

\(m_{M_2\left(SO_4\right)_m}=\left(2M+96m\right)gam\)

\(\dfrac{2M+96m}{2M+996m}.100=12,9\rightarrow M\approx18,65m\)

Nghiệm phù hợp m=3 và M=56(Fe)\(\rightarrow Fe_2O_3\)

Fe2O3+3H2SO4\(\rightarrow\)Fe2(SO4)3+3H2O

\(n_{Fe_2O_3}=\dfrac{3,2}{160}=0,02mol\)

-Vì hiệu suất 70% nên số mol Fe2(SO4)3 kết tinh là:

\(0,02.\dfrac{70}{100}=0,014mol\rightarrow n_{Fe_2\left(SO_4\right)_3.nH_2O}=0,014mol\)

0,014(400+18n)=7,868\(\rightarrow400+18n=562\rightarrow18n=162\rightarrow n=9\)

Công thức tinh thể: Fe2(SO4)3.9H2O

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
L-Girl Duyên-ssi
Xem chi tiết
Nhưu ý Nguyễn
Xem chi tiết
Thao Nguyen Hoang
Xem chi tiết
Doãn Hoài Trang
Xem chi tiết
Trần Vinh Quang
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Hạnh
Xem chi tiết
Bigcityboi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh Châu
Xem chi tiết
Nga Nguyễn Phương
Xem chi tiết