Sinh học 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Lê Sao Mai

Bài 12:Cơ chế xác định giớ tính

1. Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con Trai hay con gái là đúng hay sai?

2. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1 ?

3. Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ờ vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

1. Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST là (2n+1) và (2n-1)?

3. Nêu hậu quả của đột biến dị bội?

 

 

Nguyễn Huyền My
9 tháng 11 2016 lúc 13:40

Bài 12

1:Cơ chế: Bố cho 1 NST X, mẹ cho 1 NST X =>con trai

Bố cho 1 NST Y,mẹ cho 1 NST X =>con gái

Vậy quan niệm người mẹ quyết định sinh con trai hay con gái là sai. Vì ở người, mẹ có cặp NST là XX => chỉ có thể cho NST X.

2:Vì; +Đàn ông có 2 loại tinh trùng với số lượng ngang nhau

+ 2 loại tinh trùng này tham gia thụ tinh với xác xuất ngang nhau

+Hợp tử XX và XY có sức sống ngang nhau(điều kiện thuận lợi)

3:Người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực cái ở vật nuôi vì người ta đã nắm được chính xác cơ chế xác định giời tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính.Điều này có ý nghĩa tăng trưởng trong chăn nuôi.

Bài 23:Cơ chế hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST (2n+1) và (2n-1) là:

_ Trong cơ thể bố hoặc mẹ có 1 cặp NST không phân li tạo ra 2 giao tử bất bình thường là 1 giao tử chứa 2 NST của 1 cặp NST tương đồng nào đó còn 1 loại giao tử không chứa NST nào của cặp NST tương đồng nào đó.

_ Sự kết hợp giữa giao tử bình thường và giao tử bất bình thường thì tạo ra thể dị bội (2n+1) và (2n-1).

3:Hậu quả là gây biến đổi hình thái( hình dạng, màu sắc, kích thước...), gây bệnh NST ở người( bệnh Đao, Tớc- nơ ).

tran quoc hoi
19 tháng 11 2016 lúc 19:04

Bài 12: cơ chế xác định giới tính

1/ cơ chế sinh con trai,con gái:

-bố cho giao tử X kết hợp với giao tử X của mẹ →con gái

-bố cho giao tử Y kết hợp với giao tử X của mẹ→con trai

-quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là sai vì người mẹ có cặp nhiễm sắc thể XX chỉ có thể cho giao tử X

2/ trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ 1:1 vì:

- hai loại tinh trùng X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau

-tinh trùng X và Y tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau

3/

-người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi vì:người ta nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình này.

-việc này có ý nhĩa trong chọn giống ,giúp tạo ra các giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao,góp phần làm cho nền chăn nuôi phát triển mạnh hơn

Bài 23: đột biến số lượng nhiễm sắc thể:

1/

cơ chế dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST (2n+1) và(2n-1) là do sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó ở bố hoặc mẹ.kết quả tạo ra 1 giao tử có cả hai NST của một cặp, và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó,hai loại giao tử đột biến trên kết hợp với giao tử bình thường(n) trong thụ tinh tạo ra thể 3 nhiễm hoặc thể 1 nhiễm.

3/hậu quả của đột biến dị bội:

-đột biến dị bội gây tác hại cho bản thân cơ thể sinh vật,tạo ra các bệnh hiểm nghèo,làm giảm sức sống cơ thể và có thể làm cho sinh vật tử vong

Thư Soobin
3 tháng 1 2018 lúc 0:07

Câu 1:

Cơ chế sinh con trai, con gái ở người: Ở nam (giới dị giao tử): sinh ra hai loại giao tử đực (tinh trùng) là tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y. Ở nữ (giới đồng giao tử): chỉ sinh ra một loại giao tử cái (trứng) mang NST X.

=> Hai loại tinh trùng kết hợp ngẫu nhiên với một loại trứng:

Nếu tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX, phát triển thành con gái. Nếu tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XY, phát triển thành cơ thể con trai.

=> Vậy sinh con trai hay con gái là do người bố.

=> Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái do người mẹ là hoàn toàn không đúng.

Thư Soobin
3 tháng 1 2018 lúc 0:08

Câu 2: Vì:

Giới nam có hai loại tinh trùng (X và Y) với tỉ lệ ngang nhau. 2 loại tinh trùng này tham gia thụ tinh với xác suất ngang nhau. Hợp tử XX và XY có sức sống ngang nhau (không có tác động bên ngoài). Số lượng cá thể thống kê đủ lớn.
Thư Soobin
3 tháng 1 2018 lúc 0:08

Câu 3:

Người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi nhờ nắm được cơ chế chính xác định giới tính và các yếu tô' ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính đối với từng loài vật nuôi. Điều này giúp phù hợp mực đích, nhu cầu của giới đực - giới cái trong sản xuất, tăng năng suất trong chăn nuôi.
Thư Soobin
3 tháng 1 2018 lúc 0:09

Câu 1: Cơ chế NST dẫn đến sự hình thành thể 3 nhiễm (2n + 1) và thể một nhiễm (2n - 1), là do sự không phân li của một cặp NST tương đồng nào đó ở một phía bố hoặc mẹ. Kết quả tạo một giao tử có cả 2 NST của một cặp, và một giao tử không mang NST nào của cặp đó, hai loại giao tử đột biến trên kết hợp với giao tử bình thường (n) trong thụ tinh tạo thể 3 nhiễm và thể một nhiễm.

Thư Soobin
3 tháng 1 2018 lúc 0:10

Câu 3:

- Gây chết, giảm sức sống của sinh vật (Ví dụ: bệnh Đao, Tóc-nơ)
- Tuy nhiên đột biến cũng có thể trung tính (Ví dụ như trường hợp của cà độc dược)
- Một số đột biến còn có lợi
- Các đột biến tạo nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa


Các câu hỏi tương tự
Trần Quỳnh Như
Xem chi tiết
Phùng Phương Hạnh
Xem chi tiết
Supermen
Xem chi tiết
Duyên Nguyễn
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Đào Thị Bích Lợi
Xem chi tiết
Vũ Hà Phương
Xem chi tiết
Trương Ngọc Ánh
Xem chi tiết