Bài 1: Tìm số p nguyên tố sao cho p+6; p+8; p+12; p+14 đều là số nguyên tố
Bài 2: Tiếp theo là một dạng bài tập thường làm cho mình phải đau đầu
|36x−5y||36x−5y| với x,y là các số tự nhiên khác 0. Tìm GTNN của biểu thức A.
P/s: các bạn giảng chi tiết bài này giùm mình một chút nha, và cho mình biết thêm về định lý Fecma đc hok? Cần lưu ý gì vệ dạng bài tập này
Bài 1 :
+Nếu p = 2 ⇒ p + 2 = 4 (loại)
+Nếu p = 3 ⇒ p + 6 = 9 (loại)
+Nếu p = 5 ⇒ p + 2 = 7, p + 6 = 11, p + 8 = 13, p + 12 = 17, p + 14 = 19 (thỏa mãn)
+Nếu p > 5, ta có vì p là số nguyên tố nên ⇒ p không chia hết cho 5 ⇒ p = 5k+1, p = 5k+2, p = 5k+3, p = 5k+4
-Với p = 5k + 1, ta có: p + 14 = 5k + 15 = 5 ( k+3) ⋮ 5 (loại)
-Với p = 5k + 2, ta có: p + 8 = 5k + 10 = 5 ( k+2 ) ⋮⋮ 5 (loại)
-Với p = 5k + 3, ta có: p + 12 = 5k + 15 = 5 ( k+3) ⋮ 5 (loại)
-Với p = 5k + 4, ta có: p + 6 = 5k + 10 = 5 ( k+2) ⋮ 5 (loại)
⇒ Không có giá trị nguyên tố p lớn hơn 5 thỏa mãn
Vậy p = 5 là giá trị cần tìm
Do p cần tìm nguyên tố => p là 2 và p lẻ. Nên p sẽ có tận cùng là 1 , 3 , 5 , 7, 9. Xét:
Nếu p=2 ta có: p+6= 8 , p+12 = 14, p+14= 16 ( loại)
Nếu p có tận cùng là 1 => p+6 có tận cùng là 7 ( loại vì chia hết cho 7)
Nếu p có tận cũng là 3 => p+12 có tận cùng là 5 (loại)
Nếu p có tận cùng bằng 5 => p=5 thay vào các số trên thì ( nhận) và p>5 thì p chia hết cho 5 ( loại)
Nếu p có tận cùng bằng 7 => p+8 có tận cùng là 5( loại)
Nếu p có tận cùng là 9 => p+6 có tận cùng là 5 ( loại)
Vậy ta tìm được 1 số nguyền tố p thoả mãn đề bài là 5.
P/s: Xin hỏi bạn là mình làm thế này đúng chưa? Nếu sai bạn giúp mình sửa lại với nha! Nếu đúng thì cách làm bài này có được điểm tối đa hok? Bạn chia sẽ kinh nghiệm làm cách khác và phải lưu ý gì khi làm dạng bài tập này với nha