Bài 1: Một dòng điện chạy trong ống dây có độ lớn phụ thuộc vào thời gian theo biểu thức I= 0,8(5-t) với I tính bằng Ampe, t tính bằng giây. Ống dây có độ tự cảm L= 5mH. a. Tính tốc độ biến thiên cường độ dòng điện trong khoảng thời gian từ t1, t2. b. Tính suất điện động tự cảm của ống dây trong khoảng thời gian biến thiên \(\Delta\)t.
Bài 2: Cho dòng điện thẳng dài vô hạn, cường độ dòng điện chạy trong mạch là I1=5A. a. Tính cảm ứng từ B do từ trường của dòng điện I1 gây ra tại điểm M cách dòng điện 5cm. b. Đặt thêm dòng điện I2 song song cùng chiều với I1 và có I2= 10A và cách điểm M một khoảng là 5cm. Tính cảm ứng từ tổng hợp tại điểm M. Tìm vị trí tại đó cảm ứng từ bằng 0 (Vẽ hình nếu có)
Bài 3: Một dây dẫn rất dài căng thẳng, ở giữa dây được uốn thành vòng tròn bán kính R=6 cm, tại chỗ chéo nhau dây dẫn được cách điện (như hình vẽ). Dòng điện chạy trên dây có cường độ 4A. a. Tính độ lớn cảm ứng từ B tại tâm của vòng tròn do dòng điện gây ra. b. Đặt thêm dòng điện I' đi qua tâm vòng tròn, vuông góc với vòng tròn. Và có độ lớn I' = 2A, khi đó tính độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng tròn.
Bài 1:
a/ \(i_1=0,8\left(5-t_1\right);i_2=0,8\left(5-t_2\right)\)
\(\Rightarrow\Delta i=i_2-i_1=0,8.5-0,8t_2-0,8.5+0,8t_1=0,8\left(t_1-t_2\right)\)
\(\Rightarrow\frac{\Delta i}{\Delta t}=\frac{0,8\left(t_1-t_2\right)}{-\left(t_1-t_2\right)}=-0,8\left(A/s\right)\)
b/ \(E_{tc}=L.\left|\frac{\Delta i}{\Delta t}\right|=0,005.\left|-0,8\right|=4.10^{-3}\left(V\right)\)
Bài 2:
a/ \(B_{1M}=2.10^{-7}.\frac{I_1}{r_1}=2.10^{-7}.\frac{5}{0,05}=2.10^{-5}\left(T\right)\)
b/ \(B_{2M}=2.10^{-7}.\frac{I_2}{r_2}=2.10^{-7}.\frac{10}{0,05}=4.10^{-5}\left(T\right)\)
\(\overrightarrow{I_1}\uparrow\downarrow\overrightarrow{I_2}\Rightarrow\overrightarrow{B_{1M}}\uparrow\downarrow\overrightarrow{B_{2M}}\Rightarrow\sum B=\left|B_{1M}-B_{2M}\right|=\left|2.10^{-5}-4.10^{-5}\right|=2.10^{-5}\left(T\right)\)
\(\sum B=0\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\overrightarrow{B_{1M}}\uparrow\downarrow\overrightarrow{B_{2M}}\\B_{1M}=B_{2M}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\frac{I_1}{r_1}=\frac{I_2}{r_2}\Leftrightarrow\frac{5}{r_1}=\frac{10}{r_2}\)
Theo câu trên ta có: \(r_1+r_2=10\left(cm\right)\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}r_2=2r_1\\r_1+r_2=0,1\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}r_1=\frac{1}{30}\left(m\right)\\r_2=\frac{1}{15}\left(m\right)\end{matrix}\right.\)