a) Các điểm khác nhau:
- Lượng cây chặt hạ:
+ Khai thác trắng: Chặt toàn bộ cây rừng trong một lần.
+ Khai thác dần: Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 đến 4 lần khai thác.
+ Khai thác chọn: Chọn chặt cây đã già, cây có phẩm chất và sức sống kém. Giữ lại cây còn non, cây gỗ tốt và có sức sống mạnh.
- Thời gian chặt hạ:
+ Khai thác trắng: Trong mùa khai thác gỗ ( < 1 năm).
+ Khai thác dần: Kéo dài 5 đến 10 năm.
+ Khai thác chọn: Không hạn chế thời gian.
- Cách phục hồi rừng:
+ Khai thác trắng: Trồng rừng.
+ Khai thác dần: Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
+ Khai thác chọn: Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
b) Biện pháp bảo vệ rừng:
- Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản trái phép, săn bắt động vật rừng,... Ai xâm phạm tài nguyên rừng sẽ bị xử lí theo luật pháp.
- Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có lế hoạch và biện pháp về: định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc.
- Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về bảo vệ và phát triển rừng.
c) Suy giảm diện tích rừng dẫn đến hậu quả:
- Gây xói mòn khu đất bị khai thác trắng, do không có cây rừng cản lực mưa rơi xuống đất, khiến đất bị rửa trôi chất dinh dưỡng dẫn tới xói mòn.
- Gây lũ lụt cho khu vực dân cư gần đó.
- Góp phần thay đổi nhiệt độ và lượng cacbonic ( CO2) trong không khí ở khu vực đó