Cảm nhận : thấy đây là 1 tình yew đơn phương
Cảm nhận : thấy đây là 1 tình yew đơn phương
hãy nêu cảm nhận của em về 2 năm học tiếng anh tại trường học .
[Ngữ văn 12]
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
…Khi tàu đông anh lỡ chuyến đi dài
Chỉ một người ở lại với anh thôi
Lúc anh vắng người ấy thường thức đợi
Khi anh khổ chỉ riêng người ấy tới
Anh yên lòng bên lửa ấm yêu thương
Người ấy chỉ vui khi anh hết lo buồn
Anh lạc bước, em đưa anh trở lại
Khi mệt mỏi thấy tháng ngày cằn cỗi
Em là sớm mai là tuổi trẻ của anh
Khi những điều giả dối vây quanh
Bàn tay ấy chở che và gìn giữ
Biết ơn em, em từ miền cát gió
Về với anh, bông cúc nhỏ hoa vàng […]
(Và anh tồn tại – Lưu Quang Vũ)
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính.
Câu 2. Nhân vật trữ tình “em” hiện lên như thế nào trong cảm nhận của tác giả.
Câu 3. Chỉ ra 01 biện pháp tu từ trong văn bản trên và nêu tác dụng.
Câu 4. Ý nghĩa của hình ảnh “bông cúc nhỏ hoa vàng” ?
Câu 5. Thông điệp của đoạn thơ.
Cảm nhận của anh/ chị về bức tranh tứ bình trong bài thơ " Việt Bắc" của Tố Hữu
Nhà thơ người Ấn Độ, Tagor đã viết: "Giáo dục một người đàn ông được một người đàn ông; giáo dục một người đàn bà được cả một gia đình; giáo dục một người thầy được cả một xã hội".
giúp em phân tích nhận định này với ạ. em cảm ơn ạ
hãy nêu cảm nhận của em về buổi học cuối cùng khi còn ngồi trên ghế nhà trường ?
bài thơ sau: CÔ KHÔNG NHẬN HOA ĐÂU! ( Gửi các trò yêu thương của cô) 20/10 này cô sẽ chẳng nhận hoa Xin hãy chắt chiu gửi về nơi bão lũ Nơi đồng bào ta đang đối mặt nước mây vần vũ. Ôm hoa lúc này...cô thấy chẳng giống ai!. Dẫu biết rằng yêu cái đẹp không sai Nhưng chỉ mình vui thôi thì có gì hạnh phúc Biết bao người giữa cuồng phong đang bất lực. Lẽ nào ta ấm cúng riêng mình! Nhớ nhé em! Dù đất nước thời bình Nhưng hiểm nguy chưa bao giờ hết Nhưng cô tin dẫu khó khăn chồng chất Thì tình người sẽ giúp hồi sinh. Chỉ cần còn được nhìn thấy bình minh Thì sợ gì không được ngắm hoa, tắm biển Tấm lòng em, hôm nay cô xin nhận Còn tiền mua hoa xin tặng lại người cần. Hãy làm điều này xin em chớ phân vân! Nghệ An 18/10/2020, Lê Thị Mai Hồng, giáo viên Ngữ văn, trường THPT Quỳ Hợp 2 ( Nguồn https://infonet.vietnamnet.vn) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của bài thơ. Câu 2. Mở đầu bài thơ, cô giáo có nhắc đến: lúc này. Kết thúc bài thơ, cô giáo có lời khuyên: Hãy làm điều này…Vậy lúc này là lúc nào? điều này là điều gì? Câu 3. Anh, chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? Nhớ nhé em! Dù đất nước thời bình Nhưng hiểm nguy chưa bao giờ hết Nhưng cô tin dẫu khó khăn chồng chất Thì tình người sẽ giúp hồi sinh. Câu 4. Hai dòng thơ sau có ý nghĩa gì với anh,chị? (Viết thành đoạn văn 5-7 dòng) Dẫu biết rằng yêu cái đẹp không sai Nhưng chỉ mình vui thôi thì có gì hạnh phúc.
Viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu hát "Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao"
Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Từ đó thấy rõ tác phẩm làm xúc động lòng người bởi vẻ đẹp của tình người.
“…Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? .[....]
Tràng tươi cười:
- Thì u hẵng vào ngồi lên giường lên diếc chĩnh chện cái đã nào.
Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa:
- U đã về ạ!...
Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. .[....]
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng.. .[....]
Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau...... Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...”
( Ngữ văn 12,tập một, NXB Giáo dục )