Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Nguyệt Hằng

" Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, nhân vật chính của truyện "Lặng lẽ Sa Pa" đã để lại nhiều ấn tượng cho các nhân vật trong tác phẩm.'' Còn em, 1 người đọc tác phẩm, em có suy nghĩ gì về nhân vật này?

Giúp mình đi. mai mình học rồi.

Nguyễn Tùng Lâm
18 tháng 4 2017 lúc 14:02

Mk chỉ làm dàn ý thôi bạn nhé,mk không chép của ai cả,bạn nên theo sườn và tự làm,mk sẽ dẫn ý thì tốt hơn là chép :

*MB:Đi từ đề tài của tác phẩm(nhiều nhà văn viết về đề tài người lính trong thời kì chống mĩ ác liệt này ,nhưng riêng Nguyễn Thành Long lại ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người lao động trong công cuộc xây dựng chủ ngĩa XH ở miền bắc==>tiêu biểu là anh thanh niên)

*TB:

--Nhân vật anh thanh niên(nhưngx ấn tượng để lại cho người đọc)(DẪN CHỨNG)

+Là một người hy sinh tuổi trẻ,làm việc ở 1 nơi khắc nghiệt như đỉnh yên sơn.

+Cống hiến sức lực cho đất nước(công tác khí tượng thủy văn)

++Tự tạo cho mk cuộc sống khoa học,ngăn nắp.(trồng rau,nuôi gà)

+Biết quan tâm đến ng khác(biếu vợ bác lái xe củ tam thất,mời ông học sĩ uống trà,hái hoa tặng cô kĩ sư).

+Yêu công việc<==>yêu tổ quốc.(công việc vs ta là 1).

+Quan niệm về hạnh phúc(sống có ích.."từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc..")

+Khiêm tốn(không cho ông học sĩ vẽ mk,nói nhiều ng khác xứng đáng hơn)

---Suy nghĩ của mk:

+Anh thanh niên là một hình mẫu lí tưởng,đại diện tiêu biểu cho thế hệ thanh niên vn trong thời kì xây dựng CNXH ở miền bắc.

+Học hỏi nhiều điều từ anh thanh niên.

+Ca ngợi nhưng con người hy sinh thầm lặng,đang ngày đêm cống hiến,

KB:

+Khẳng định lại hình mẫu anh thanh niên.

+Thế hệ trẻ ngày nay cần làm j để xây dựng và pt đất nước(học tập thật tốt-yêu công viêc.....)

Nguyễn Yến Nhi
19 tháng 4 2017 lúc 5:41

Nhắc đến Sa Pa, ta nghĩ ngay đến một khu du lịch nghỉ mát lớn của cả nước. Và vì thế, nhắc đến Sa Pa là nhắc đến sự nghỉ ngơi, hưởng thụ. Nhưng với “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long đã cho ta biết đến một Sa Pa hoàn toàn ngược lại: Sa Pa với những con người đang miệt mài lao động ngày đêm cống hiến cho đất nước. Nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm là một người tiêu biểu trong số đó. Anh đã để lại trong lòng người đọc một niềm yêu mến và cảm phục sâu sắc.

Không yêu mến, cảm phục sao được một con người cởi mở, thân thiện, ngăn nắp... và đặc biệt là say mê, yêu quý và có trách nhiệm với công việc của mình như thế!

Mở đầu tác phẩm, anh hiện lên qua câu chuyện của bác lái xe với người họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Đó là một thanh niên hai mươi bảy tuổi, một mình làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn mét. Nhưng trước hết, điều gây ấn tượng mạnh cho độc giả là chuyện "thèm người" của anh chàng "cô độc nhất thế gian" kia. Không phải anh ta "sợ người" mà lên làm việc ở đây, trái lại, anh ta từng chặt cây ngáng đường ngăn xe dừng lại để được gặp người "nhìn trông và nói chuyện một lát".

Lên đỉnh Yên Sơn, người họa sĩ và cô kĩ sư được gặp một con người "tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ". Anh ta sống trong "một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách". Sự cô độc không làm anh trở nên cộc cằn, cẩu thả. Trái lại, nó càng làm nổi bật những đức tính hiếm có ở chàng trai trẻ này. Một cuộc sống giản dị, ngăn nắp của một người yêu đời, say mê công việc và không có vẻ gì của sự buồn chán. Anh nồng nhiệt chào đón những người khách bất ngờ của mình; cởi mở giới thiệu về công việc, ngợi ca những người bạn cũng đang say mê miệt mài với công việc ở Sa Pa. Lòng yêu người của anh đã được thể hiện phần nào ở những chi tiết trước đó: đào củ tam thất biếu vợ bác lái xe, “thèm người” đến mức hạ cây ngang đường để xe dừng lại mà nói chuyện với mọi người dăm ba phút... nhưng những người khách mới vẫn không khỏi xúc động về những gì anh mang tới cho họ. Khi hai người khách trở về, ngoài những quả trứng “của nhà có được” anh còn tặng họ cả những bông hoa rực rỡ. Hoá ra anh cũng vô cùng mộng mơ và lãng mạn!

Nhưng không dừng lại ở đó, anh tiếp tục khiến người đọc cảm động, ngạc nhiên và khâm phục về những gì anh nghĩ về công việc và những gì anh đã làm đã hiến dâng cho cuộc sống.

Anh là một chàng thanh niên, đã hai mươi bảy tuổi nhưng chưa có người yêu. Anh chấp nhận rời xa cuộc sống đô thị ồn ào, rời xa gia đình để gắn bỏ với công việc. Một công việc phức tạp, vất vả: "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Qua những lời tâm sự của anh về công việc ta đã phần nào hình dung được sự khó khăn, nguy hiểm của công việc. Chẳng những phải dậy đúng giờ “ốp” - vốn vẫn rất thất thường - mà phải đối mặt với những khắc nghiệt của thời tiết của thiên nhiên: gió, bão, tuyết, hoang thú,... Và đáng sợ hơn nữa là sự cô độc. Cùng với áp lực công việc, cái đó có thể giết chết con người bằng bệnh trầm cảm, tự kỉ nhưng anh thanh niên đã chiến thắng tất cả để giữ được một trái tim ấm áp, một tinh thần lạc quan, yêu đời. Anh triết lí về công việc của mình: "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?". Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn. Người hoạ sĩ đã thấy bối rối khi bất ngờ được chiêm ngưỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế: "bắt gặp một con người như anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chăng đường dài". Còn cô kĩ sư, với cô cuộc sống của người thanh niên là "cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp", anh mang lại cho cô "bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên". Và người đọc, chắc hẳn cũng có những cảm nhận như thế về nhân vật đặc biệt này.

Cùng với những người kĩ sư trồng rau, nhà khoa học nghiên cứu sét,... anh thanh niên đã trở thành biểu tượng cho những con người đang hăng say lao động cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Ra đời năm 1970, giữa lúc miền Bắc đang hăng say sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ, nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” đã thực sự trở thành biểu tượng cho những anh hùng lao động đồng thời động viên, cổ vũ tinh thần lao động, sản xuất của nhân dân miền Bắc.

Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm thật tốt đẹp. Hình ảnh của anh đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục noi gương để đi theo bước chân dũng cảm, cao đẹp của cha anh ngày trước.


Các câu hỏi tương tự
iced
Xem chi tiết
Cửném
Xem chi tiết
Vương Nhất Bác
Xem chi tiết
tuyen nguyen
Xem chi tiết
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Alice dono
Xem chi tiết
Quang Ngô
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Lê Quang Hiếu
Xem chi tiết