Địa hình
– Xâm thực mạnh ở miền đồi núi
+ Trên các sườn dốc, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá; biểu hiện manh là hiện tượng đất trượt, đá lở.
+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô; các vùng thềm phù sa cổ: bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
– Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông
+ Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng ở các đồng bằng hạ lưu sông.
+ Biểu hiện là ở rìa phía nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.
=> Quá trình xâm thực-bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại.
– Các sinh vật nhiệt đới hình thành nên một số dạng địa hình đặc biệt như đầm lầy – than bùn (U Minh), bãi triều đước – vẹt (Cà Mau), các bờ biển san hô.
Hình như sai đề thì phải !
Mối quan hệ của sông ngòi với khí hậu thì mới đúng,hoặc ảnh hưởng của khí hậu đến sông ngòi là đúng.
Đây tại sao lại là ảnh hưởng của sông ngòi đến khí hậu nhỉ?
Còn 2 bạn kia sai đề nên bị xóa nhé!