hình tượng con đò trong ca dao xưa ? sưu tầm và chép lại các bài ca dao có hình ảnh con cò , thuyền - bến , muối - gừng
Tìm những ẩn dụ trong các ví dụ sau và cho biết chúng thuộc kiểu ẩn dụ nào? phân tích tác dụng của các ẩn dụ đó :
a, Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
b, Ngoài thêm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
c, Mặt trời xuông biển như hòn lủa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
d, Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên dường vàng.
Chỉ ra phép ẩn dụ và nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được đưa ra trong câu ca dao sau:
"Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"
BÀI 22
Buổi học cuối cùng?
Nhân hóa?
Phương pháp tả người?
BÀI 23
Đêm nay bác không ngủ?
Ẩn dụ?
BÀI 24
Lượm?
Mưa?
Hoán dụ?
BÀI 25
Cô tô?
Các thành phần chính của câu
1,Đặt 2 câu có sử dụng phép nhân hóa:
a,Miêu tả con vật
b,Miêu tả sự vật
c,Miêu tả hiện tượng tự nhiên
2,Đặt 2 câu có sử dụng phép ẩn dụ:
a,Ẩn dụ hình thức
b,Ẩn dụ cách thức
3,Đặt 2 câu có sử dụng phép hoán dụ:
a,Lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể
b,Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng
I.TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) : Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Chọn đúng - sai bằng cách điền Đ hoặc S vào chỗ thích hợp
A.Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
B.Vế A trong phép so sánh là phương tiện so sánh
C. Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
D. Câu “cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương” sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ
Câu 2: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
Trong câu “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng” sự vật, hiện tượng thể hiện phép ẩn dụ là…..
A. nắng giòn tan
B.con sông
C. kì mưa dầm
D.chiêm bao đứt quãng
Câu 3: Trong câu “Vì sao? Trái Đất nặng ân tình- Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh”, hình ảnh “Trái Đất ” được dùng theo lối:
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
Câu 4: Phép nhân hóa trong câu văn “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước” được tạo ra bằng cách nào?
A. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
C. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người
D. Dùng cái cụ thể để chỉ cái trìu tượng
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi...!”
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)
Câu 1 : Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?
Câu 2 : Tìm những từ láy có trong đoạn thơ trên và phân loại chúng?
Câu 3 : Em hiểu như thế nào về hình ảnh cánh buồm trắng?.
Câu 4 : Câu thơ "Ánh nắng chảy đầy vai" sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Bài 3. Tìm và phân loại kiểu ẩn dụ trong các câu sau:
a) “...Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da...”
(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
b) “ Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
(Ca dao)
c) “ Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.”
(Ca dao)
d) “Uống nước nhớ nguồn”
(Tục ngữ)