Bài 2. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Võ Thu Hà

ai giải câu này vs! nhanh đi ạ!

tại sao phải sử dụng nhiều phương pháp biểu hiện đối tượng trên bản đồ?

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
3 tháng 9 2019 lúc 11:08

Về các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ không có sự thống nhất giữa các trường phái biên vẽ bản đồ khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên: “trường phái bản đồ Nga được nêu ra đầy đủ và nhất quán trong các công trình của K.A. Xalishshev (Bản đồ học đại cương, năm 1990 và nhiều công trình khác)”. [1, tr 96].

Hiện nay, các nhà bản đồ học Việt Nam khi biên vẽ bản đồ giáo khoa đã sử dụng hệ thống các phương pháp biểu hiện bản đồ của K.A. Xalishshev, các phương pháp đó gồm:

2.1. Phương pháp ký hiệu: Đây là phương pháp dùng để thể hiện cho những đối tượng địa lý phân bố ở những điểm cụ thể hay những đối tượng phân bố tập trung trên một diện tích nhỏ.

2.2. Phương pháp biểu đồ định vị: Đây là phương pháp dùng để thể hiện cho những hiện tượng phân bố đều khắp hoặc liên tục trên bề mặt đất, có tính chất chu kỳ hoặc theo mùa, việc nghiên cứu chúng được tiến hành ở những điểm nhất định (VD: gió, mưa, nhiệt độ…).

2.3. Phương pháp chấm điểm: Đây là phương pháp dùng để thể hiện cho những hiện tượng phân tán nhỏ trên lãnh thổ, các hiện tượng đó được biểu hiện bằng sự phân bố của các chấm điểm ở trên bản đồ, mỗi điểm phù hợp với một số lượng hiện tượng nhất định..

2.4. Phương pháp ký hiệu tuyến: Phương pháp này dùng để thể hiện cho các đối tượng phân bố theo tuyến rõ rệt trong không gian, như: ranh giới hành chính, đường bờ nước, sông ngòi, đường giao thông, ranh giới rừng, đất trồng…

2.5. Phương pháp ký hiệu chuyển động: Phương pháp dùng để thể hiện sự di chuyển của các đối tượng trên bản đồ, không phân biệt đối tượng địa lý tự nhiên hay kinh tế - xã hội.

2.6. Phương pháp đường đẳng trị: Phương pháp này dùng để biểu thị các hiện tượng tự nhiên có sự phân bố liên tục trong phạm vi biên vẽ bản đồ, VD: độ cao, độ sâu, nhiệt độ…

2.7. Phương pháp nền chất lượng: Đây là phương pháp dùng để thể hiện những đặc trưng định tính cho các hiện tượng có sự phân bố đều khắp trên mặt đất. Các hiện tượng đó có thể là tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính trị - hành chính.

2.8. Phương pháp vùng phân bố (hay khoanh vùng): Đây là phương pháp biểu thị cho những đối tượng không phân bố đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ tập trung ở những vùng nhất định.

2.9. Phương pháp đồ giải: Phương pháp này dùng để thể hiện giá trị tương đối hay chỉ tiêu trung bình của một hiện tượng nào đó trong giới hạn một đơn vị lãnh thổ hay đơn vị hành chính.

2.10. Phương pháp bản đồ - biểu đồ: Đây là phương pháp dùng để biểu hiện cho sự phân bố các hiện tượng bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị phân chia lãnh thổ và biểu đồ đó thể hiện cho số lượng tổng cộng của một hiện tượng nào đó trên lãnh thổ đã phân chia.

Diệu Huyền
4 tháng 9 2019 lúc 0:10

Tham khảo:

1. Phương pháp kí hiệu

a. Đối tượng biểu hiện:
+ Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
+ Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

b. Các dạng kí hiệu:
+ Kí hiệu hình học
+ Kí hiệu chữ
+ Tượng hình
c. Khả năng biểu hiện:
+ Vị trí phân bố của đối tượng.
+ Số lượng của đối tượng.
+ Chất lượng của đối tượng.

2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

a. Đối tượng biểu hiện:
+ Biểu hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội.
b. Khả năng biểu hiện:
+ Hướng di chuyển của đối tượng.
+ Số lượng, tốc độ của đối tượng di chuyển.

3 Phương pháp chấm điểm

a. Đối tượng biểu hiện:
+ Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm.
b. Khả năng biểu hiện:
+ Sự phân bố của đối tượng.
+ Số lượng của đối tượng.

4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ:

a. Đối tượng biểu hiện:
+ Biểu hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.
b. Khả năng biểu hiện:
+ Số lượng của đối tượng.
+ Chất lượng của đối tượng.
+ Cơ cấu của đối tượng


Các câu hỏi tương tự
quyên lê
Xem chi tiết
Van Doan Dao
Xem chi tiết
Chu Thị Dương
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Ngân Kim
Xem chi tiết
Chu Thị Dương
Xem chi tiết
Rồng Xanh
Xem chi tiết