Tác giả : Nguyễn Nhật Ánh p k bn ???
Nếu đúng thì bn coi qua cái này nha
Có lẽ nàng hay chàng hay là bất cứ người bạn nào của nàng hay chàng cũng đã từng tự hỏi “tình yêu là gì? tình yêu có gì?”, câu trả lời chắc chắn cũng phong phú như là người hỏi vậy.
Và trong cái vô vàn ấy có một câu trả lời như sau:
“Tình yêu có gì?
Có hai con mèo ngồi bên của sổ
Một con ngồi yên một con đổi chỗ..”
Hai con mèo đó là ai?
Đó là Gấu và Áo Hoa.
Khi mèo làm thơ..
Bài thơ tình của Gấu làm tặng Áo Hoa đó bạn à, chỉ có điều con người mình làm sao hiểu được tiếng Mèo, vậy nên tác giả đã dịch qua tiếng Người như vầy:
“Bé yêu yêu đã ngủ chưa
Anh yêu yêu cũng mới vừa ngủ xong
Nến yêu yêu cháy trong phòng
Tình yêu yêu chảy trong lòng yêu yêu…”
Dễ thương quá phải không các bạn.
Chắc đọc đến đây các bạn đã biết nàng nói đến nhân vật nào, đến quyển sách nào rồi phải không. Nàng biết là bạn sẽ biết ngày thôi, bởi sự nổi tiếng của người viết, bởi cái tên sách dù chư đọc cũng đã thấy hay rồi, bởi và bởi những quyển sách trước, cuối cùng bởi nó đang là quyển best saler hiện nay, ai ai cũng nói đến nó.
Nàng thì nàng đơn giản hơn, nàng đọc vì tình yêu dành cho chú Nguyễn Nhật Ánh, vì chú đã gởi yêu thương qua từng quyển sách, nó theo nàng từ khi còn bé đến lúc trưởng thành, nên cho dù nó có không hay, có không được bán chạy, không được tái bản 3 lần ngay trước khi phát hành sách thì nàng vẫn yêu và đọc nó như thưởng. ( Nhắc mới nói quyển của nàng nó đề “tái bản lần 1” làm nàng buồn gì đâu T_T )
Thôi quay lại chuyện làm thơ.
Gấu còn làm tặng Áo Hoa (tên người yêu rất thơ mà Gấu tự đặt) những bài thơ sau.
“Gọi tên em là gió
Em bay lên đại ngàn
Gọi tên em là suối
Em xuôi về đại dương
Gọi tên em là nhớ
Em càng thêm cách xa
Gọi tên em là đợi
Biết bao lâu về nhà
Thôi thì anh sẽ gọi
Tên em là Áo Hoa
Để ngày nào cũng thấy
Em đi vào đi ra..”
**
“Sẽ buồn như lá
Sẽ buồn như cây
Ngày em tìm đến
Không còn anh đây”
**
“Rồi ngày tới tháng
Rồi tháng tới năm
Rồi em sẽ hiểu
Ngọn lửa đi nằm
Là vì chiếc bóng
Tắt ngòai xa xăm”
Thế nhưng ông trời trớ trêu khiến cho 2 chú mèo xa nhau. Gấu buồn đến mức không thèm bắt chuột, mà vốn dĩ thì thi sĩ cũng không bao giờ thèm bắt chuột.
Cũng như chú chuột Tí Hon không có nỗi sợ truyền kiếp với Mèo, chú chỉ thích vẽ, và thích Út Hoa.
Và khi Tí Hon quen Gấu, chú cũng quen luôn việc đem thơ về tặng Út Hoa.
“Chỗ em nắng đã lên chưa
Nửa đêm gió lạnh sương lùa làm sao?
Mùa đông về tới cống rào
Nhớ tìm áo ấm mặc vào, Út Hoa ”
“Meo meo..”
Bạn có thắc mắc vì sao mèo không bắt chuột, sao chuột không sợ mèo không? Nàng lúc đầu thắc mắc dữ lắm, nhưng đọc xong thì vỡ lẽ, ra là “tình yêu“. Vậy đó, tình yêu khiến cho một chú mèo trở thành thi sĩ, cảm thông cho những kẻ đang yêu và nhất là có người yêu “hơi” giống tên người yêu của mình. Tình yêu khiến cho một chú chuột hân hoan vì những vần thơ, san sẻ nỗi buồn với bạn mèo bằng cách vẽ thật nhiều ảnh của Áo Hoa. Tình yêu làm thay đổi định kiến, sự kỳ diệu mà nó mang lại có thể nói thật là phi thường, bởi nó mà mèo và chuột có một sợi dây liên kết gọi là “tình bạn“.
Vì tình bạn, Tí Hon nhờ chị Vàng Anh dạy cho lũ chuột “hót” để Gấu không bị đuổi ra khỏi nhà, để bạn bè không gặp nguy hiểm (dù tiếng hót kia như là tiếng quạ kêu), vì tình bạn, Gấu ngày ngày bỏ cơm và thức ăn vào bịch mang cho Tí Hon và đám bạn.
Và thêm rất nhiều chi tiết đáng yêu khác nữa. Cùng những nhân vật tên rất “Tây” như: nhà vua Sang Năm, hoàng hậu Năm Ngoái, công chúa Dây Leo, giáo sư Chuột Cống v.v.. Tất cả tạo nên một thế giới rất riêng, rất Nguyễn Nhật Ánh.
Ban đầu khi gấp sách lại nàng cảm thấy hơi hụt hẫng, truyện ngắn quá, mới đọc một chút đã hết rồi. Sự hụt hẫng đó làm nàng thấy truyện cũng được thôi.. Nhưng sau hai ngày, dư âm đẻ lại khiến nàng phải suy nghĩ thật nhiều.. Phải rồi, truyện đâu phải dài mới là hay, phải nhiều mới là bổ ích, sự truyền tải mới là tất cả. Chú Nguyễn Nhật Ánh lại truyền thêm một ít điều thú vị, một chút sự thật về cuộc sống này, hay như cái triết lý sâu xa sau từng câu chữ.
Như vậy là đã quá nhiều cho người đọc rồi phải không chú? Để nàng và các bạn còn chờ đợi những điều thú vị tiếp theo. Để những câu chuyện như là đồng dao này thấm đẫm tâm hồn không chỉ với một lần gấp sách..
*Chỉ là một chút cảm xúc sau lần đầu tiên đọc xong, biết đâu lần đọc tiếp theo lại có thêm nhiều cảm xúc khác ^^ ..... Mk cx không chắc lắm nhưng bn cứ thử xem nhé
Bạn đọc đi, bài này hay lắm
Cuộc sống không có lần thứ hai -Con à! Vào nhà đi, trời nắng lắm…Mễ vừa nói, vừa chạy ra dắt đứa con trai nghịch ngợm vào nhà…
Trong cái hẻm sâu nghèo nàn này, ai cũng biết đối với Mễ đứa con là tất cả, Mễ chăm chỉ, hiền lành, chịu đựng và đá nát hết thảy những khổ đau trên bước đường cuộc sống…
“Con ăn đi” , “con uống gì”, “sao con khóc”, “xin lỗi mẹ đã làm con buồn”… Đó hầu như là những cụm từ thân quen trên khuôn miệng của Mễ.. Đứa con trai được tôn như hoàng đế ấy được Mễ đặt tên là Tâm, Mễ mong muốn nó sẽ sống xứng đáng như một con người với thiện căn bám rễ, sẽ thoát ra được sự thực dụng của thác xoáy cuộc đời, cái căn cớ đã khiến chồng Mễ bỏ đi khi đứa con mới tròn một tuổi… Đã mười ba năm rồi, Mễ vần cố bòn chài sự tha thứ trong tấm lòng đầy rẫy những hận thù, mong người chồng bạc nghĩa trở về… chỉ đơn giản để thằng bé Tâm có bố...Đứa con mỗi ngày một lớn,bao nỗi lo cơm áo gạo tiền lại vấn lấy Mễ đến nghẹt thở. Mễ làm phụ bếp cho một nhà hàng ăn hạng sang… Sau mỗi giờ làm trên chiếc xe đạp cọc cạch Mễ lại đạp về ngõ vắng, nhưng không bao giờ Mễ chán nản vì ít nhất trong căn nhà ấy có đứa con thơ dại ngóng chờ…
-Con ơi! mẹ về rồi này, hôm nay nhà hàng còn dư nhiều đồ mẹ mang về cho con…
Khi nào cũng thế, thằng bé cứ ngồi khư khư bên chiếc máy tính bàn…., nó đặt hết lí trí vào những trận game không dứt, nó thường trả lời một cách trống rỗng:
- Đưa vào đây, có gì mà cứ đứng tận ngoài ngõ thế
Mễ lúc nào cũng cười xòa, nghĩ con còn bé nên mới thế…
Tâm học hành giỏi giang, nhanh nhẹn, chỉ có điều cậu bé quá ư sĩ diện…, mỗi lần đi chơi cùng nhóm bạn, nếu vô tình thấy mẹ mình khắc khổ trên hai vòng bánh xe nó lại lãng đi chỗ khác.. như không hề quen vậy. Nó không muốn Mễ đi họp phụ huynh, không muốn dắt bạn đến nhà và nói chung nó không muốn cho ai biết về mẹ nó.
Đêm đã điểm mười hai giờ, Mễ đã làm xong hết công việc…khe khẽ bước vào phòng con, bàn tay gầy thô ráp đan lên từng sợi tóc cậu bé, rồi Mễ mỉm cười cúi xuống trao lên trán con trai một nụ hôn đầy ấm áp…Ngoài trời có nàng trăng vẫn thức, nàng phả một màu vàng tắm lấy tấm lòng của Mễ, gió như hát ru nhè nhẹ cậu bé vào giấc ngủ, chú mèo bên cửa sổ cũng ghen tị, buồn tênh…
Đêm cũng là lúc để Mễ nghĩ về cuộc đời, để Mễ nhận ra trên gương mặt đã hằn in bao nhiêu nếp nhăn xô lật…, những năm tháng cứ đuổi xô nhau trong vội vã, đôi khi Mễ thấy giật mình, vì rằng sợ nó đi nhanh , nó sẽ cuốn phăng cuộc đời Mễ… và rồi ai sẽ bên cậu con trai còn vụng về bé dại… Trong bóng đêm lăng ngắt, Mễ cất lên những lời nói đầy cưng nựng :
- chó con của mẹ ơi, biết khi nào con mới lớn…
Cậu bé vẫn say giấc, những lặng thầm trong đáy lòng người mẹ vẫn mãi mãi chỉ là những lặng thầm chôn chặt…
Đứa con ngày một lớn, những câu nói trống không bớt dần, thay vào đó là những sự “chỉ dạy” mà nó dành cho Mễ, đại khái như : “mẹ phải làm thế này”, “sao mẹ chậm hiểu thế”, “mẹ có biết…”, “mẹ nên phải…”,….
Mễ bắt đầu thấy ngột ngạt…
Đứa con trở thành kiến trúc sư, đó là sản phẩm của một cái đầu đầy chất xám, còn Mễ thì vẫn long đong trong những cơn mơ mong con trưởng thành thêm nữa, thiện nhân hơn nữa…
Mễ bước vào tuổi sáu mươi lăm… những ưu phiền cứ chất đầy theo đó…
Đứa con trai hầu như chỉ còn biết đến công việc, xếp xó mẹ mình như những cuốn sách đã đọc qua không còn giá trị… Cứ mỗi lần Mễ muốn tâm sự, hỏi han con này nọ thì nó lại phát cáu lên với những câu từ chói tai, khó chịu:
- Mẹ an phận của mẹ đi, cứ xen vào chuyện của con làm gì…
Mỗi lần như thế, Mễ lại ém nỗi buồn vào trong đáy mắt rồi từ tốn bảo con:
- sao con lại nói thế với mẹ, mẹ là mẹ của con mà…
- Ừ ! thì mẹ là mẹ của con, thế mẹ không thấy con đang phụng dưỡng mẹ đó à…
- Con thực sự không hiểu thế nào là phụng dưỡng sao, nó không chỉ là tiền, con biết không ?
- Thôi đi, sao mẹ cứ sinh chuyện thế, con mệt mỏi lắm rồi…
Khi nào câu chuyện giữa hai mẹ con cũng kết thúc như thế…
Tâm dẫn người yêu về nhà, cô gái lướt qua Mễ như người vô hình…Cô gái ăn mặc sexy, hành động thì
chẳng hề nhã nhặn, cứ như gái giang hồ trong mắt Mễ…. Không biết vô tình hay hữu ý mà Mễ nghe được trong phòng ngủ của đứa con trai thủ thỉ:
- bà ấy ít học nên đôi khi không hiểu chuyện, bà ấy có khó chịu em cũng đừng để tâm nhiều…
- nhưng em ghét cái ánh mắt mà bà già anh nhìn em…
- thôi mà, em sống với anh chứ có sống với bà ấy đâu, sau này mình ra ở riêng…
Mễ quỳ thục xuống đất,đau đớn… đứa con trai duy nhất của mình lại không muốn ở với mình, Mễ không hiểu mình đã sai ở đâu mà khiến con hời hợt, trong tất cả mọi chuyện, Mễ luôn nhận lỗi về mình một cách vô điều kiện…
Biết lòng con nhưng Mễ vẫn im lặng vì trong lòng Mễ, ngọn lửa hi vọng con thay đổi vẫn đang cháy lên bất tận…
Con trai của Mễ quyết định cưới đứa con gái chẳng ra gì ấy về làm vợ, Mễ cũng ngậm ngùi chấp nhận dù biết rằng nơi trái tim của đứa con dâu tương lai kia chẳng thể nào ươm được tình thương hay hạnh phúc…
Ngày cô gái ấy sắp bước về làm dâu, Mễ trao chiếc nhẫn kỉ vật mà ngày xưa mẹ Mễ để lại với những lời tận sâu chân thật:
-Mẹ trao chiếc nhẫn này cho con, nó là kỉ vật của bà ngoại con đó, mẹ biết con nhiều bồng bột nhưng mẹ mong con sẽ thay đổi, mẹ tin con dâu của mẹ sẽ là người phụ nữ hoàn hảo…
Mễ vừa nói vừa lấy chiếc nhẫn trong túi vải ra lòn vào ngón tay con dâu… tưởng đâu cô con dâu cảm động nào ngờ nó toáng lên :
- Cái gì, đây là quà của mẹ tặng con hả, ngón tay xinh đẹp của con đâu có thể đeo một thứ kiểu cách cỗ lỗ xỉ thế này, mẹ đang nghĩ cái gì rong đầu thế…
Mễ không ngờ phản ứng của cô con dâu lại tệ hại đến thế, ngũ quan của Mễ đông cứng lại, chực cho những giọt nước mắt chảy ra… Mễ bỏ lên phòng, người mẹ già đủ hiểu rằng những nỗ lực của mình là vô nghĩa, Mễ úp khuôn mặt khắc khổ vào tường, bàn tay nắm chặt đấm liên tục vào bờ tường khô khốc, ý định muốn rời xa cõi trần trỗi dậy… nó trào lên tận đỉnh điểm nhưng cuối cùng mọi thứ lại dập tắt vì lòng thương… Vì rằng nếu Mễ chết như thế rồi đứa con trai làm sao sống nổi với cái tội danh lương tâm ghê tởm… Mễ cứ nghĩ thế rồi kìm lòng lại để thôi bớt nỗi đau….
1 năm sau
Không biết số phận đã trừng phạt hay ban tặng …khi mà căn bệnh mất trí nhớ bước vào phần đời còn lại của Mễ…Mễ sống trong cảnh thực thực… hư hư, mê mê… tỉnh tỉnh…, Mễ không còn kiểm soát được hành động của mình, mọi thứ diễn ra trong vô thức. Vợ chồng Tâm mua một căn nhà nhỏ rồi tìm thêm một người giúp việc cho Mễ ra ở riêng, họ cảm thấy bực bội khi những thứ đồ bị thuyên chuyển lung tung, xấu hổ những lúc Mễ trần truồng chạy ra ngõ….
Người giúp việc la mắng, quát nạt thậm chí là đánh Mễ nữa… “đồ ngu”, “đồ điên”, “chết đi cho rồi”…là những cụm từ mà người giúp việc xả vào mặt Mễ một cách thường trực….
Tâm không hề ghé đến để xem mẹ mình sống như thế nào, may chăng chỉ là vài phút điện thoại ít ỏi với bà giúp việc… Trước mắt anh ta chỉ là những công trình, dự án và cả những ước mơ cao ngất của người vợ đỏng đảnh…
Thỉnh thoảng Mễ có tỉnh, câu đầu tiên mà người phụ nữ bất hạnh thốt lên thường là :
- Con của tôi đâu, thằng Tâm đâu, nó đi đầu mà giờ này chưa về..
Rồi cứ thế, Mễ toan chạy ra cửa đợi con , những lúc thục xuống nền nhà cũng là lúc Mễ nhận ra căn nhà này không phải là nhà của mình thuở trước, chợt nhận ra đứa con trai yêu quý đã tống khứ mẹ nó ra khỏi cuộc đời, chợt nhận ra mình là một người mẹ thất bại, một người đàn bà bạc phận….
Thời gian trôi đi, tần số tỉnh lại của Mễ ngày một giảm dần, bật khóc, bật cười, thấy con thơ ngoài cửa rồi thấy nó dẫn vợ về, xung quanh Mễ mọi thứ xáo trộn, trước sau không còn rõ nữa… duy chỉ có hình ảnh đứa con trai là luôn bao chiếm khoảng kí ức nhỏ nhoi của Mễ…
Sáng nay, trời đổi tiết âm u, vợ chồng Tâm chuẩn bị hành lí cho chuyến đi du lịch Thái Lan,bỗng ngoài cửa tiếng chuông liên tục, ing ỏi, vợ Tâm chạy ra hét toáng vào nhà:
- Anh ơi ! ra mà xem,bà già sao mò được đến đây này, không biết mụ giúp việc chết tiệt ở cái xó xỉnh nào rồi…
Tâm chạy đến, không kịp nhìn kĩ lại mẹ mình đã tìm vội chiếc điện thoại gọi cho bà giúp việc:
- Alô… bà nhanh đến đón…
Tâm chưa nói hết câu thì người mẹ lên tiếng:
- Không cần gọi đâu con, đây là lần cuối cùng mẹ tỉnh, hãy để mẹ hiểu con là con của mẹ…
Vợ chồng Tâm sững người… nhìn trân trân vào người mẹ già đứng run run ngoài cánh cổng…Bà mẹ ngậm ngùi trong những giọt nước mắt rơi lã chã
- Dẫu con nhẫn tâm với mẹ nhưng mẹ vẫn không thể nào từ bỏ con được.. vì con là giọt máu của mẹ, là hạnh phúc, là ước mơ, là chỗ dựa , là niềm tin để cho mẹ sống…
Người mẹ nắm chặt tay vào then sắt của cánh cổng..
-ngày xưa con bé thơ, cứ hễ chạy ra nắng là mẹ lại sợ con ốm, lo lắng bế con vào nhà…Sao giờ mẹ già nua, bệnh tật, con lại đuổi mẹ ra khỏi căn nhà của mẹ…Để mẹ đứng ngoài đường ngoài ngõ thế này hả con…?
Ngày xưa mẹ đút mớm cho con từng miếng canh miếng cháo, sao giờ mẹ tàn tạ con lại vứt mẹ cho một người xa lạ thế kia…
Ngày xưa mẹ tập cho con từng bước đi, sao giờ đủ lông đủ cánh rồi, con lại để mẹ một mình dò dẫm từng bước đi run rủi…
Tâm đẩy mạnh cánh cửa ra, tưởng chừng như mọi thứ vỡ òa cùng một lúc, người mẹ trước mắt anh đã không còn đủ sức nữa rồi, đã uống phí cả cuộc đời vì anh mất rồi.. Trên khuôn miệng anh những tiếng nói lập bập xô lấy nhau:
-mẹ…mẹ…ơi, con… xin lỗi, con bất hiếu, con không đáng làm người…
Những giọt nước mắt trào ra từ đáy mắt của hai mẹ con, trong vòng tay của đứa con trai, thân thể của Mễ cứ lạnh dần, lạnh dần rồi đông cứng… mái tóc bạc phơ loắn xoắn áp vào má con trai, chiếc cằm dựa vào bờ vai của con để lần cuối cùng giã từ cuộc sống...
Tâm hét lên :
-Mẹ ơi con sai rồi, mẹ tỉnh lại với con đi mẹ ơi…
Những chiếc lá vàng trên cây như đổ buồn ào xuống, như nói với ai rằng cuộc sống không có lần thứ hai, có những thứ sẽ mãi mãi mất đi như chính người mẹ ấy….
Hoàng Hương Mai
Truyện này mk đọc rùi , đoạn cuối hay lắm ~
CÓ HAI CON MÈO NGỒI BÊN CỬA SỔ
Phần 01Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ
Một con ngồi yên một con đổi chỗ...
Sáng nay, cũng như mười bốn buổi sáng trước đó, vào khoảng chín giờ, lú khí trời đã bớt se lạnh và cây sứ bên sân nhà hàng xóm ngừng lại rụng lá, hoàn hậu Năm Ngoái lại thò đầu ra cửa sổ ngắm chú mèo của mình để làm chuyện ngà nào bà cũng làm là buông một tiếng thở dài.
Mèo Gấu nắm đó, ngoài ban công, đang sung sướng đón từng tia nắng mai.
Chú nằm nghiên trong bóng nắng mai. Chú nằm nghiên trong bóng nắng, lưng dá vào nền gạch hoa, tay chân duỗi ra phía trước, mắt lim dim, biếng nhác thưởn thức cuộc sống.
Cái kiểu người (hay kiểu mèo) cứ ườn ra một cách thoả mãn với chính mìn như thế thường khiến kẻ khác nếu không ghen tị thì cũng bực mình.
Hoàng hậu Năm Ngoái nhìn mèo Gấu bằng ánh mắt phê phán nhưng b không nói gì, khẽ nhún vai một cái rồi quay vào nhà bếp với đống bột nhồi làm ta bà trắng xoá từ sáng đến giờ.
Nếu tinh ý như tác giả thì có thể thấy ngoài cái nhún vai, hoàng hậu Nă Ngoái dường như còn kèm theo một cái chau mày, ít ra là vì cho đến sáng nay ch mèo Gấu mà công chúa Dây Leo đem về cách đây hai tuần lễ đã chứng tỏ mình l một gã vô tích sự bậc nhất. Mèo Gấu không những không tóm con chuộc nào tron ba năm ba mươi sáu tiếng đồng hồ đằng đẵng (mặc chuột kêu rúc rích hết đêm nà qua đêm khác), cái cách chú uể oải phơi mình trong nắng như muốn tuyên bố thẳn là đừng ai trông mong gì ở tôi nữa càng khiến hoàng hậu não lòng.
Mèo Gấu tất nhiên thừa biết hoàng hậu Năm Ngoái đang buồn phiền v mình. Chú là một chú mèo thông minh. Chú cũng biết ơn công chúa Dây Leo đ cứu chú khỏi trại buôn súc vật – nơi người ta bán những cong vất đã giết thịt.
Và vì công chúa Dây Leo là con gái của hoàng hậu Năm Ngoái nên ch cũng thấy mình có lỗi với cả với cô.
Nhưng đôi khi vẫn xảy ra ở loài người, loài mèo cũng có những lúc khôn muốn làm những chuyện người khác muốn mình làm.
Mèo Gấu đang rơi vào tình cảnh như vậy, vừa bứt rứt vì chuyện sinh ra l mèo nhưng không có chút khoá cảm gì với chuyện bắt chuột, vừa bứt rứt vì nỗi nỗ bứt rứt đó.
Mèo Gấu không ưa gì bọn chuột (cái bọn bắng nhắng đó đêm nào cũng là chú nhức cả đầu) nhưng chú cũng không ưu cả cái chuyện nhảy xổ vào cái đám đ để thị uy như những con mèo khác.
Có lẽ bọn mèo hoang thích thú với chuyện bắt chuột hơn! Mèo Gấu ngẫ nghĩ khi giơ tay đuổi một con ruồi đang vo ve trước mặt. Không được nuôi nấng t tế, bọn mèo lang thang phải tự mình bươn chải kiếm miếng ăn ở các bãi rác và cá khu chợ. Bọn đó mà đánh cắp thì tài phải biết! Các khúc cá tươi chủ sạp chỉ s sểnh một tí là bọn mèo hoang quắp chạy cứ gọi là nhanh như chóp. Bọn nó mà v chuột thì trăm lần không trật một.
Đa số mèo thích tóm lúc chuột để nghịch, để giải trí cho qua phút rảnh rỗi.
Chứ tuyệt không phải để ăn. Món loài mèo thích chén nhất là cá. Với mèo nhà, thị chuột xét ra chả ngon lành gì. Chỉ có bọn mèo hoang là xực tuốt.
Mèo Gấu sống cùng nhà với một nàng mèo tam thể. Ấy là nói trước đây.
Chúc đặt tên cho nàng là Áo Hoa. Giống như các chàng trai vẫn âu yếm gọi các c gái của mình là Bé Bỏng hay Hòn Sỏi Buồn Của Anh.
Áo Hoa là một nàng mèo quý phái và sang trọng. Nàng đi đứng rất sang.
Mèo (nhất là mèo phái đẹp) thì bạn cũng biết rồi đó, đi đứng lúc nào cũng như mộ quý nương. Nàng nằm ngủ cũng sang. Áo Hoa không bao giờ ngủ ở những nơi ẩ thấp hoặc bẩn thỉu.
Hằng ngày, nàng ra phía trước nhà nằm phơi nắng, buổi tối nàng đủng đỉn bước vào căn nhà kho trên tầng áp mái ngủ khoanh tròn trong chiếc giường êm á cô chủ đóng cho nàng từ những mảnh gỗ nhỏ với gối và những mẩu chăn lót rấ nhiều bên trong.
Trong khi đó chỗ ngủ ưa thích của mèo Gấu là một ngăn rộng rãi của cái k sách cũ. Chú nằm cuộn mình trong ngăn sách, bên phải lăn lóc vài cuốn từ điể đầy bụi, bên trái là một đĩa sứ có vẽ hình mấy chiếc tàu buồm trên đáy đĩa, một co búp bê bằng cao su, có mái tóc rối nùi vì vậy mà nom lúc nào cũng có vẻ ghen t với bộ lông óng mượt của chú.
Trước khi mèo Gấu bị bọn trộm bắt đi và bán cho trại buôn súc vật, ngà nào chú cũng rủ Áo hoa ra nằm phơi nắng ngoài ban công, cọ vào nhau, lim di chờ nàng, như hai cục bông tựa vào nhau, lim dim chờ nàng lấy tay vỗ vỗ lên lưn mình. Vỗ thế thôi, chẳng để làm gì, nhưng động tác mơn trớn đó làm mèo Gấu c cảm giác như đang sống trên thiên đường.
Những hôm trời mưa, chú rủ nàng leo lên bậu cửa sổ ngồi nhìn ra ngoài trờ để sung sướng co mình vì lạnh và vì lại có dịp tựa sát vào nhau.
Chú thành thi sĩ từ những ngày tháng đó.
Chú làm hàng chục bài thơ cho Áo Hoa, bài nào cũng mượt mà, đằm thắm.
Công bằng mà nói, thơ chú chẳng ké
Bài thơ đầu tiên mèo Gấu làm tặng Áo Hoa là như thế này:
Rù rù rù… Meo...
Meo meo meo...
Rù rù rù...
Meo meo... rù rù...
Rù rù... meo meo...
Mỗi lần chú đọc thơ cho Áo Hoa nghe, cảm tưởng như có một động cơ đan được giấu ở chỗ nào đó rất khó xác định trong mớ lông mèo mềm mại của chú, v động cơ đó đang không ngừng phát ra những âm thanh đều đều khe khẽ mà the cảm nhận của loài mèo thì nó rất đỗi du dương, không có bất cứ loại âm nhạc nà sánh bằng.
Hiển nhiên là tác giả cần phải dịch bài thơ này để bạn đọc có thể thưởn thức được tài thơ của mèo Gấu.
Dịch ra thì nó như sau:
Bé yêu yêu đã ngủ chư Anh yêu yêu cũng mới vừa ngủ xon Nến yêu yêu cháy trong phòn Tình yêu yêu chảy trong lòng yêu yêu...
Thơ của thi sĩ Gấu chỉ bốn câu mà có tới mười chữ "yêu". Có lẽ vì vậy m nàng Áo Hoa cảm động đập đập tay lên lưng thi sĩ, động tác mà loài mèo chỉ là khi cảm thấy lòng mình vô cũng dễ chịu.
Từ ngày xa Áo Hoa, mèo Gấu cảm thấy cuộc sống thật là vô vị. Nếu côn chúa Dây Leo không cứu chú khỏi trại buôn súc vật, có lẽ chú cũng chẳng coi cá chết là điều gì đáng sợ lắm.
Tạ từ vội vã trong đêm.
Hình như buổi ấy bên thềm mưa rơi.
Những ngày bị nhốt trong lồng sắt, chú nghĩ về Áo Hoa nhiều hơn nghĩ v cái chết. Chú ngân nga hai câu thơ đó trong một đêm nằm dựa lưng vô vách lồng,
nhìn mưa xuống bên kia bụi cỏ dày và nghe lòng mình nỗi nhớ lên rêu.
(Từ đây trở đi, để bạn đọc tiện theo dõi câu chuyện này, tác giả sẽ dịch luô ngôn ngữ loài vật ra ngôn ngữ loài người, không cần phải ghi nguyên tác để chứn tỏ Mình là nhà thông thái nữa).
Hoàng hậu Năm Ngoái phạt ý về chú vì không biết rõ mối ẩn tình của chú.
Làm sao một con mèo đang đau khổ vì tình lại có thể hào hứng bắt chuột,
vốn là chuyện nếu không xa Áo Hoa thì mèo Gấu cũng đã chẳng muốn động ta động chân rồi.
À, có một lần, lần duy nhất mèo Gấu băm bổ nhảy vào một chú chuột nhắt.
Đó là lần chú đang lim dim đọc thơ cho Áo Hoa nghe. Đến ngay đoạn trữ tình nhấ "Này là Áo Hoa..." thì tiếng chít chít ở dưới gầm chạn phá ngang không khí lãn mạn mà chú đã kỳ công gây dựng bằng những câu thơ đang đâm chồi trong đầ chú.
Nổi điên lên, bằng một cú nhảy, tiếp theo là một cú nhoài người, chú đã gắ được tên phá bĩnh kia trong những chiếc vuốt sắc nhọn.
Định bụng lôi nhóc chuột ra để mắng ột trận nhưng nhóc chuột hãi qu đã bất tỉnh từ đời nào.
Khi mèo Gấu thả nhóc chuột yếu bóng vía kia xuống sàn nhà, lững thữn quay lại chỗ Áo Hoa, chú cún ở chung nhà với Mèo Gấu có tên là Susu liền chạ ngay đến, vội vàng ngoạm lấy.
Với nhóc chuột nhắt vắt ngang mõm, cún ta đi tung tăng khắp nhà để kho mẽ, cố tình đi ngang qua chỗ cô chủ đang ngồi học bài, ra cái điều người hùng vừ lập một chiến công hiển hách.
Susu tưởng nhóc chuột đã chết. Nào ngờ chú đang đi lơn tơn, nhóc chuộ bỗng tỉnh dậy, kêu "chít'' một tiếng. Nghe tiếng kêu đột ngột phát ra từ trong mõ (mà không phải tiếng của mình), chú cún Susu hồn vía lên mây, phun ngay nhó chuột ra và cong đuôi chạy bán sóng bán chết.
Một lần nữa trong đời trai, mèo Gấu vô tình ghi điểm trong lòng Áo Hoa kh đem lại cho nàng một trận cười lăn lộn. Buổi sáng hôm đó được lấp đầy bởi niề vui được pha trộn một cách tuyệt diệu giữa thi ca trữ tình và hài kịch vui nhộn -
điều không phải lúc nào loài mèo (và loài người) cũng dễ dàng có được.
Trong khoảnh khắc đó, mèo Gấu quyết định để lòng lắng xuống bằng các nhắm mắt lại. Chú tin khi tâm trí không bị nhiễu bở thị giác, chú có thể nghe ngón các cảm xúc trọn vẹn hơn, và quả thực thì trong suốt buổi sáng hôm đó lòng ch rạng rỡ đến mức chú có cảm giác chú và Áo Hoa đang nằm dưới một dải cầu vồn và chú mong mỏi cuộc sống mãi mãi được trôi qua dưới bóng mát của chiếc ô hạn phúc đó.
Khi tơ tưởng như vậy, mèo Gấu không biết đó là buổi sáng cuối cùng ch được tắm mình trong thứ hương vị ngọt ngào đó. Và nếu từng trãi như tác giả, ắ chú sẽ nhận ra hạnh phúc quá mức đôi khi là một cái bẫy của cuộc sống.
Tóm tắt lại thì từ khi mèo Gấu đặt chân vào cung điện của nhà vua, tiến chuột chạy không thưa đi, tiếng chuột rúc không nhỏ đi và hoàng hậu Năm Ngoá rầu rĩ xem đó là sự thất bại toàn diện của công chúa Dây Leo trong chiến dịch giả phóng chú khỏi tay những người buôn súc vật trên đường Hoa Lau hôm nào. S với những chiếc bẫy sắt nhà vua Sang Năm mang về, mèo Gấu dường như khôn hề muốn chứng tỏ mình có giá trị hơn những thanh sắt vô tri đó.
Hoàng hậu Năm Ngoái thở dài, trông bà có vẻ sầu muộn và mất mát:
- Năm ngoái con Mướp siêng bắt chuột hơn con Gấu nhiều! Mướp là con mè đi lạc những nó thiệt tài giỏi!
Công chúa Dây Leo bênh Gấu, bằng thứ giọng ngay cả cô cũng nhận ra là n rất thảm:
- Mướp là mèo hoang mẹ à.
Nhà vua Sang Năm xộc mười ngón tay vào mái tóc rậm, thở phì phì:
- Sang năm anh sẽ đem con Mướp về!
Công chúa Dây Leo chớp đôi mi dài - rõ ràng cô ngạc nhiên hơn là làm điệu:
- Người ta có chịu không, ba? Ba đã cho con Mướp rồi mà!
- Người ta sẽ chịu. - Nhà vua quả quyết đáp, ông bỏ tay khỏi tóc như một c chỉ cho thấy sự tự tin - Ba sẽ đem con Gấu qua đổi con Mướp!
Hoàng hậu Năm Ngoái nhún vai:
- Lười nhác, uể oải, phớt đời, vô công rỗi nghề, sống trên mây, mèo Gấu nh mình trong như một nhà thơ ấy!
Khi nói như vậy, hoàng hậu không biết mèo Gấu chính là một thi sĩ.
Chỉ có nàng Áo Hoa biết được bí mật đó.
Ngay cả công chúa Dây Leo, người bảo bọc Gấu cũng không biết.
Bọn chuột sống trong cung điện nhà vua càng không hề biết.
Trong mắt chúng, mèo không thể là một thi sĩ. Mèo chỉ có thể là loài vật đáng ghé nhất trên đời, là kẻ thù độc ác và nguy hiểm nhất của loài chuột.
Hằng đêm, trong chiếc hang ẩm thấp nằm sâu tận lòng đất ngay bên dướ tầng hầm của cung điện, bọn chuột ngồi thành vòng tròn nghe giáo sư Chuột Cốn giảng bài.
Giáo sư Chuột Cống bao giờ cũng bắt đầu bài giảng bằng cách gõ thước cồ cộp lên tấm bảng sau lưng vừa gào câu "Chết quách chúng nó đi!"
- Chết quách chúng nó đi, cái bọn mèo!
- Trong lâu đài chỉ có một con mèo à! - Chuột nhát Tí Hon ngập ngừng nói.
Tí Hon là con chuột bé nhất trong những con chuột bé, So với ngày giáo sư, n giống như một hạt tấm đặt cạnh một củ khoai. Nhưng bất chấp điều đó, Tí Hon l một con chuột lanh lợi.
- Hỗn xược! - Giáo sư Chuột Cống quắc mắt - Ta nói bọn mèo là ta nói chung.
Giáo sư giơ cao cây thước lên khỏi đầu:
- Chúng ta phải luôn luôn xác định, ngay cả trong khi ngủ: Mèo là cái ga trong mắt chúng ta!
Ngừng lại một chút, giáo sư đập cây thước đánh "cạch" vào tấm bảng, giọn cao vút:
- Hơn thế nữa, là cái gai trong tim chúng ta!
Tí Hon làu bàu:
- Nếu có một cây gai trong tim thì chúng ta chết chứ đâu phải bọn mèo!
Tí Hon thì thầm trong vòm hang tĩnh mịch, câu nói bướng bỉnh của nó xuyên qu mọi vành tai chuột. Một nửa cộng đồng chuột lo lắng quay nhìn nó. Một nửa cò lại nơm nớp ngước nhìn Giáo sư.
- Láo toét! - Giáo sư gầm lên, những chiếc ria cứng rung bần bật. Thằng qu kia, bước ra đây!
Tí Hon tập tễnh bò ra giữa vòng tròn, chiếc đuôi bé xíu lê dưới nền hang.
Trông như nó đang kéo một sợi len màu xám.
Tí Hon là một con chuột què.
- Ai ày nói leo trong giờ học hả?
Giáo sư Chuột Cống giận dữ quát, tay gõ cây thước lên đầu chú chuột nhắ tội nghiệp.
Trên tay Tí Hon lúc này là một cây bút chì. Dĩ nhiên Tí Hon không dá chống đối giáo sư. Nhưng theo phản xạ tự nhiên, nó rụt cổ lại và giờ hai tay lên ô đầu. Cây thước của giáo sư giáng phải cây bút chí kêu đánh "chát".
Cây thước rời khỏi tay giáo sư văng ra xa, tuốt đằng góc thang.
Vòng tròn chuột chung quanh đều thấy rõ giáo sư giận run người. Và tất cả đều ru theo, vì sợ và vì cả bọn đều yêu mến chuột nhắt Tí Hon.
- Lại thế nữa! - Giáo sư vì không còn cây thước, hậm hực tóm lấy mẩu ta mảnh như chiết là non của Tí Hon, nhấc bổng thằng bé lên.
Trước những cặp mắt tròn xoe ngập trong sợ hãi của lũ chuột, giáo sư dan tay ném Tí Hon bay về phía cây thước của ngài. Giáo sư ném mạnh lắm (chưa ba giờ bọn chuột thấy giáo sư dùng sức nhiều đến thế), theo cái cách ngươi ta quyế lẳng đi một sự bực mình:
-Nếu mày may mắn còn sống thì nhặt cây thước lại đây cho ta!
Thằng bé chỉ kịp thốt lên hai tiếng "Mẹ ơi" đã liệng trong không trung nh một quả cầu. Chuột nhắt Tí Hon kêu mẹ thì cũng như con người vẫn kêu mẹ tron hoàn cảnh nguy khốn hay tuyệt vọng. Cái từ thân thương đó chỉ thốt lên khi co người (và con chuột) không còn biết bấu víu vào ai. Sở dĩ tác giả phải nói rõ nh vậy vì cộng đồng chuột đều biết mẹ Tí Hon đã qua đời được ba tháng tám ngà mười hai giờ ba mươi sáu phút trước khi nó bị giáo sư Chuột Cống ném vào vác hang một cách không thương tiếc.
“Bộp”!
Cả cộng đồng chuột đều đồng loạt nhắm mắt lại, trang nghiêm và đau đớn,
như thầm lặng đưa tiễn một linh hồn chuột vừa lên cõi thiên đường.
Nhưng rồi cũng những đôi mắt đó lại đồng loạt mở ra.
Tất cả hầu như không thể tin được khi Tí Hon, với cây bút chì trên tay nà cây thước trên tay kia, đang run rẩy bò ra từ vách tối.
Những con chuột già đưa tay lên sờ râu, thầm cảm ơn thượng đế. Những co chuột trẻ giẫm chân lên nền hang một cách hào hứng, chỉ bất đắc dĩ dừng lại khi b những chuột mẹ kéo tai.
Nhưng khi chuột nhắt đã tới trước mặt giáo sư Chuột Cống với bộ dạn không có vẻ gì bèo nhèo, hàng loạt tiếng vỗ tay bất thần nổ ra chứng tỏ sự phấ khích trong cộng đồng chuột đã dâng cao hơn nỗi sợ hãi để xứng đáng với khoản khắc kỳ diệu đó.
Giáo sư Chuột Cống điên cuồng chộp lấy cây thước và nện vào tấm bảng sa lưng bằng cả hai tay.
“Ầm”!
Cứ như nóc hàng bị dội bom , cộng đồng chuột lập tức im phăng phắc. Nế như có tiếng động nào phát ra thì đó là những tiếng lộp bộp do những con chuộ nhút nhác té lăn ra đất vì khiếp sợ.
- Hay lắm!
Tiếng giáo sư Chuột Cống vang lên, thoạt đầu cộng đồng chuột nghĩ rằng đ là lời ngợi khen trước kỳ tích của Tí Hon, nhưng âm sắc rờn rợn trong giọng nó của giáo sư lại không ăn khớp với ý nghĩ của bọn chuột.
Như để chứng minh sự lo lắng của cộng đồng chuột không phải là sự lo lắn mơ hồ, giáo sư Chuột Cống ngoắt cây thước về phía vách hang, cắt giọng lạnh lẽo:
- Ngươi ra đây!
Đây mới đúng nè bạn
Mùa xuân có gì?
- Có hoa vàng ngoài kia mấy độ
Có trong ta một chiều cả gió.
Kỷ niệm có gì?
- Có sợi tơ mỏng mảnh lên trời
Có mắt em nhòa lệ thảnh thơi
Tình yêu có gì?
- Có hai người ở bên cửa sổ
Một người đứng yên một người đổi chỗ
Thời gian có gì?
- Bên này bức tường đôi mắt nhăn nheo
Bên kia bức tường dây trường xuân leo...
Chỗ em nắng đã lên chưa
Nữa đêm gió lạnh sương lùa làm sao?
Mùa đông về tới cổng rào
Nhớ tìm áo ấm mặc vào, Áo Hoa!"
Sẽ buồn như lá
Sẽ buồn như cây
Ngày em tìm đến
Không còn anh đây..."