Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(1) Bill Gate (doanh nhân nổi tiếng người Mĩ) nói: “Thói quen ỷ lại là một hòn đá cản bước bạn đến với thành công, muốn làm nên nghiệp lớn, bạn phải đá chúng ra khỏi con đường của mình”.
(2) Đối với những người thành đạt trong sự nghiệp, từ chối ỷ lại vào người khác là một thử nghiệm lớn đối với năng lực bản thân. Điều đó có nghĩa là không thể dựa dẫm vào người khác, bởi vì như vậy là đã giao phó vận mệnh của mình vào tay người khác, mất đi quyền tự chủ trong công việc.
(3) Có một số người mỗi khi gặp phải chuyện gì, việc đầu tiên nghĩ đến là tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác, có người là bất luận là có việc hay không, đều thích đi theo người khác cho rằng người khác có thể giải quyết mọi khó khăn của mình. Trong cuộc sống, những người như vậy ở đâu cũng có. Đó là những người có tâm lí ỷ lại. […]
(4) Gặp phải vấn đề là nghĩ ngay đến người khác, đi theo người khác, cầu cứu sự giúp đỡ của người khác; người khác nói sao mình làm vậy, họ bảo mình kinh doanh mình cũng làm theo; không có lòng tự trọng, không dám tin tưởng vào bản thân, không dám làm theo chủ trương của mình, không dám tự mình quyết định; ở nhà thì ỷ lại bố mẹ, ở bên ngoài ỷ lại đồng sự, ỷ lại cấp trên, không dám tự mình sáng tạo, không dám thể hiện mình, sợ phải độc lập – những hành vi trên đều chứng tỏ bạn chưa chín chắn, nhân cách của bạn không kiện toàn, bạn chỉ là một bản sinh vật với một cơ thể và tâm lí lười nhác, được đặt tên là sự ỷ lại.
a.Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích
b.Theo tác giả, vì sao ta không thể dựa dẫm vào người khác
c.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê trong đoạn 4
d.Theo em thông điệp nào có ý nghĩa nhất trong văn bản? Vì sao?
[NGỮ VĂN 11 - SỰ KIỆN GIẢI ĐỀ CỦNG CỐ KIẾN THỨC HKI - CÂU 2]
Trích phần đọc hiểu đề thi Ngữ Văn 11 - HKI năm học 2020-2021 của trường THPT Gia Định - TPHCM.
Đề được bạn Anh Kỳ gửi về BTC.
Các bạn tham gia trả lời, ai đúng vẫn được giáo viên box Văn/ CTV box Ngữ Văn tick!
Lập dàn ý và viết thành một bài văn hoàn chỉnh, cho đề sau:Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Hãy phân tích và chứng minh quan điểm đó qua truyện ngắn Lão Hạc và Chí Phèo của Nam Cao.
IAi giúp mình phân tích bài thơ này với. Mình cần 9 câu cuối ạ. Bài này trên mạng tìm không có 😭😭😭😭😭😭😭😭😭 Đoạn trích trong chuyện kiều : Om lòng đòi đoạn xa gần Chẳng vo ma rối chẳng dần mà đau ! Nhớ ơn chín chữ cao sau Một ngày một ngả bóng dâu ta ta Dam nghìn. nước tham non xa. Nghĩ dâu thân phận con ra thế này Sân hờ đôi chút thơ ngây Trần cam ai kẻ đỡ thay việc mình Nhớ lời nguyện ước ba sinh Xa xôi ai có thấu tình chăng ai ! Khi hỏi về liễu Chương Đài Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay Tình sâu mong trả nghĩa dày Hoa kia đã chắp cành này cho chưa ? Mối tình đòi đoạn tơ vò Giấc hương quan luống lần mơ cành dài Song sa vò võ phương trời Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng
giúp mình đề bài này với viết bài văn 500 chữ phân tích đánh giá đặc sắc của truyện ngắn " suối nguồn và dòng sông" mai mình ktra r huhu
trả lời các câu hỏi trong bài: từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân(cả 2 bài)
Từ vấn đề được gợi ra ở đoạn trích phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ bàn về nhận xét sau: “Không phải ai cũng có thể kiếm tiền giỏi như Bill Gates song vẫn có thể học được rất nhiều điều từ phong cách sống của ông: tôn trọng người khác và ứng xử đầy lịch lãm, văn minh! Trông người lại nghĩ đến ta.”
Viết đoạn văn ngắn (6-8 câu) nghị luận về vấn đề: "Có nên làm tình nguyện không? Vì sao"
Đọc văn bản sau: Cốm Vòng (trích) Ở hậu phương, mỗi khi thấy ngọn gió vàng heo hắt trở về, người ta tuy không ai nói với ai một câu nào, nhưng đều cảm thấy cõi lòng mình se sắt. Không phải nói thế là bảo rằng ở Hà thành, mỗi độ thu về, người ta không thấy buồn đâu. Ngọn gió lạ lùng! Ở đâu cũng thế, nó làm cho lòng người nao nao nhưng ở hậu phương thì cái buồn ấy làm cho ta tê tái quá, não cả lòng cả ruột. Nhớ không biết bao nhiêu! Mà nhớ gì? Nhớ tất cả, mà không nhớ gì rõ rệt. Bây giờ ngồi nghĩ lại tôi nhớ rằng tôi không nhớ Tết, không nhớ những ngày vui và những tình ái đã qua bằng nhớ một ngày nào đã mở rồi, tôi hãy còn nhỏ, sáng nào về mùa thu cũng được mẹ mua sẵn cho một mẻ cốm Vòng, để ăn lót dạ trước khi học. Thế thôi, nhưng nhớ lại như thế thì buồn muốn khóc. Tại sao? Chính tôi cũng không biết nữa. Và thường những lúc đó, tôi thích ngâm khẽ mấy vần thơ trong đó tả những nỗi sầu nhớ Hà thành, nhất là mấy câu thơ của Hoàng Tuấn mà tôi lấy làm hợp tình hợp cảnh vô cùng: “... Đầu trùm nón lá nhớ kinh thành, Anh vẫn vui đi trên những nẻo đường đất nước. Lúa xanh xanh, núi trùng điệp, đèo mấp mô... Qua muôn cảnh vẫn sen Tây Hồ. Sông vẫn sông Lô, cốm cốm Vòng". Ờ, mà lạ thật, chẳng riêng gì mình, sao cử đến đầu thu thì người Hà Nội nào, ở phiêu bạt bất cử đâu đâu cũng nhớ ngay đến cốm Vòng? Chưa cần phải ăn làm gì vội, cứ nghĩ đến cốm thôi, người ta cũng đã thấy ngất lên mùi thơm dịu hiền của lúa non xanh màu lưu lỵ đặt trong những tàu lá sen tròn cũng xanh muôn muốn màu ngọc thạch! Không, cốm Vòng quả là một thứ quà đặc biệt nhất trong mọi thứ quà Hà Nội – đặc biệt vì cử mỗi khi thấy gió vàng hiu hắt trở về thì lại nhớ đến cốm, mà đặc biệt hơn nữa là khắp các “nẻo đường đất nước” chỉ có Hà Nội có cấm thôi […]. (Theo Vũ Bằng, Miếng ngon Hà Nội, NXB Lao động, 2009, tr.76-77) Thực hiện các yêu cầu sau đây: Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể loại của văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 3 (0,5 điểm). Nếu nội dung bao quát của văn bản trên. Câu 4 (1,25 điểm). Chỉ ra yếu tố tự sự, yếu tố trữ tình và tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó trong văn bản trên. Câu 5. (1,0 điểm). Nhận xét về cách thể hiện cảm hứng chủ đạo trong văn bản trên. Câu 6. (1,25 điểm).Việc tác giả có những phát hiện đặc biệt về cốm Vòng đã đem đến cho anh/chị bài học gì về cách quan sát, cảm nhận cuộc sống xung quanh?