ai biết những câu này thì trả lời giùm em ạ
1.nhân vật chính củ bài cổng trường mở ra
2. trong văn bản mẹ tôi mẹ là ngừ như thế nào
3 qua văn bản cuộc chia tay của những con búp bê tác giả đề cập đến quyền j của trẻ em
5 em có suy nghĩ j về lời nói của mẹ ở cuối văn bản cổng trường mở ra "Đêm nay.... mở ra"
6 trong những bài ca dao về tình cảm gia đình đã học em thích nhất là bài ca dao nào?vì sao?từ đó em rút ra bài học j cho bản thân
1, Nhận vật chinh của bài "Cổng trường mở ra" là Mẹ và đứa con trai
2, Trong văn bản "Mẹ tôi" người mẹ là người là người hiền hậu, dịu dàng, giàu đức hi sinh, hết lòng yêu thương , chăm sóc con. Là người mẹ cao cả, lớn lao.
3. Qua văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" tác giả đề cập đến quyền được học tập, vui chơi, giải trí của trẻ thơ, đồng thời thấy được tầm quan trọng của nhà trường đối với mỗi con người và toàn xã hội.
4, Trong cuộc sống của chúng ta, hai tiếng "đầu tiên" vô cùng thiêng liêng quan trọng: bước chân đầu tiên, tiếng nói đầu tiên,bài học đầu tiên,.. Và xúc động, thiêng liêng hơn cả là lần đầu tiên đến trường lớp một quan trọng đối với mỗi chúng ta không phải bởi khối lượng tri thức mà bởi ý nghĩa trọng đại của nó đối với sự nghiệp học tập, đối với cuộc đời của mỗi người.
5, Trong những bài ca dao về tình cảm và gia đình em thích nhất là bài ca dao
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cà lao chín chữ ghi lòng con ơi".
-Vì bài ca dao nói lên sự hi sinh cao cả của bố mẹ để nuôi chúng ta lớn lên từng ngày
-Từ đó em rút ra bài học là phải chăm ngoan, học giỏi, vâng lời thầy cô, không chơi bời la cà để không phụ lòng cha mẹ nuôi chúng ta không lớn.
1.nhân vật chính của bài cổng trường mở ra
Người mẹ
2. trong văn bản mẹ tôi mẹ là người như thế nào
Mẹ của En-ri-cô là người có tình thương con vô cùng mãnh liệt, hết lòng vì con hi sinh tất cả vì con. Đó là hình ảnh về một người mẹ thiêng liêng, biểu tượng đẹp của tình mẫu tử.
3. qua văn bản cuộc chia tay của những con búp bê tác giả đề cập đến quyền j của trẻ em
- Quyền trẻ em:
+ cần được vui chơi , cần được học tập tốt
+ cần nhận được sự quan tâm , chăm sóc của gia đình.
5. em có suy nghĩ j về lời nói của mẹ ở cuối văn bản cổng trường mở ra "Đêm nay.... mở ra"
Trong đoạn văn có chi tiết : "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.
6. trong những bài ca dao về tình cảm gia đình đã học em thích nhất là bài ca dao nào?vì sao?từ đó em rút ra bài học j cho bản thân
Em thích bài ca dao :
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !"
Vì bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc, ví với công cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong viếc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.
Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.
Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.