a) Khi nào người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?
b) Mỗi văn bản viết ra nhằm mục đích gì?
c) ba văn bản trên có gì giống và khác nhau? Hình thức trình bày của ba văn bản này có gì khác so với các văn truyện và thơ mà em đã đọc?
d) Ba văn bản trên được gọi là văn bản hành chính (hoặc văn bản hành chính-công vụ). Vậy theo em, văn bản hành chính có đặc điểm gì về mục đích, nội dung và hình thức trình bày?
e) Trong văn bản hành chính có những mục nào nhất thiết phải ghi rõ?
a. Khi cần truyền đạt một vấn đề quan trọng nào đó xuống cấp thấp hơn, họãc muốn cho nhiều người biết thì dùng văn bản thông báo.
- Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì người ta dùng vãn bản đề nghị.
- Viết báo cáo khi: cần thông báo một vấn đề gì đó lên cấp cao hơn thì người ta dùng văn bản báo cáo.
b. Mục đích của các loại văn bản trên:
- Thông báo: phô biến một nội dung nào đó.
- Văn bản đề nghị: đề xuất nguyện vọng, ý kiến nào đó.
- Báo cáo: tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên biết.
c. Ba văn bản trên giống và khác nhau như sau:
- Giống nhau: Cả ba văn bản trên đều được trình bày theo một số mục nhất định (theo mẫu đã quy định sẵn).
- Khác nhau: về mục đích, nơi gửi và nội dung cụ thể được trình bày trong mỗi văn bản.
- Hình thức trình bày, ba văn bản trên khác so với các tác phẩm thơ văn ở chỗ: các tác phẩm thơ văn dùng hư cấu và tưởng tượng của các tác giả, vì vậy nó thường mang phong cách riêng của từng người, và ngôn ngữ cũng mang tính hình tượng cao. Còn văn bản hành chính thì phải rò ràng, chính xác, thống nhất theo khuôn mẩu, tuân theo số mục nhất định và không được viết theo sự hư câu, tưởng tượng.
d. * Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
e. * Loại văn bản này thường được trình bày theo một số mục nhất định (gọi là mẫu), trong đó nhất thiết phải ghi rõ:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ;
- Địa điểm và ngày tháng làm văn bản;
- Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản;
- Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản;
- Nội dung thông báo, đề nghị , báo cáo;
- Chữ kí và họ tên người gửi văn bản.
a) Khi cần truyền đạt một vấn đề quan trọng nào đó xuống cấp thấp hơn, họãc muốn cho nhiều người biết thì dùng văn bản thông báo.
- Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì người ta dùng vãn bản đề nghị.
- Viết báo cáo khi: cần thông báo một vấn đề gì đó lên cấp cao hơn thì người ta dùng văn bản báo cáo.
b. Mục đích của các loại văn bản trên:
- Thông báo: phổ biến một nội dung nào đó.
- Văn bản đề nghị: đề xuất nguyện vọng, ý kiến nào đó.
- Báo cáo: tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên biết.
c) Ba văn bản trên giống và khác nhau như sau:
- Giống nhau: Cả ba văn bản trên đều được trình bày theo một số mục nhất định (theo mẫu đã quy định sẵn).
- Khác nhau: về mục đích, nơi gửi và nội dung cụ thể được trình bày trong mỗi văn bản.
- Hình thức trình bày, ba văn bản trên khác so với các tác phẩm thơ văn ở chỗ: các tác phẩm thơ văn dùng hư cấu và tưởng tượng của các tác giả, vì vậy nó thường mang phong cách riêng của từng người, và ngôn ngữ cũng mang tính hình tượng cao. Còn văn bản hành chính thì phải rò ràng, chính xác, thống nhất theo khuôn mẩu, tuân theo số mục nhất định và không được viết theo sự hư câu, tưởng tượng.
a)- Người ta viết văn bản thông báo khi muốn phổ biến 1 nội dung
- Người ta viết văn bản đề nghị khi muốn đề xuất nguyện vọng, ý kiến
- Người ta viết văn bản báo cáo khi muốn tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên biết
b) Mục đích:
+Văn bản báo cáo: người ta viết thông báo khi cần truyền đạt thông tin về 1 vấn đề nào đó ( thường là xuống cấp thấp hơn ), để nhiều người cùng biết
+Văn bản đề nghị: khi đề đạt một nguyện vọng nào đó của cá nhân hay tập thể gửi đến nơi có thẩm quyền giải quyết
+ Văn bản báo cáo: khi tổng kết nêu lên những gì đã làm để cấp trên biết
c)-Giống nhau: có hình thức trình bày giống nhau theo 1 số mục nhất định
- Khác nhau : Mục đích và nội dung cụ thể được trình bày khác nhau. Hình thức trình bày của 3 văn bản này khác với các văn bản truyện thơ: ngôn ngữ không có tính biểu cảm, có tính toàn dân, không dùng các biện pháp tu từ, không dùng hư cấu, tưởng tượng
d) Văn bản hành chính là văn bản được dùng trong giao dịch hành chính, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp xã hội. Văn bản này thường được dùng để truyền đạt những nội dung, bài tỏ yêu cầu hoặc ghi lại những sự việc có tính chất hành chính, công vụ nhằm giải quyết những mối quan hệ của cá nhân với cá nhân, tập thể với tập thể, cá nhân với tập thể
e) Văn bản hành chính cần phải ghi rõ các mục:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Địa điểm và ngày tháng làm văn bản
+Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản
+Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan , tập thể gửi văn bản
+Nội dung
+ Chữ kí, họ tên người gửi văn bản
Chúc bn hok tốt !!!