Hướng dẫn soạn bài Nước Đại Việt ta - trích

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc Thương

a, Hai câu "Viêc nhân nghĩa cốt ở yên dân-Quân điếu phạt trước lo trừ bạo" cho thấy cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ?

b, Nguyễn Trãi đã dựa vào những yếu tố căn bản nào để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ?

Giúp mình vs

Nguyễn Ngọc Thương
20 tháng 2 2018 lúc 20:00

giúpkhocroimình vs

khocroi

Trần Như Hiền
26 tháng 2 2018 lúc 10:23

a) Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo.

b) Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.
meo con
4 tháng 3 2018 lúc 19:34

a) Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân và trừ bạo :
- Yên dân là làm cho dân được hưởng thái binh, hạnh phúc.
- Trừ bạo là tiêu diệt kẻ thù xâm lược giặc ( giặc Minh )
 Muốn cho yên dân thì phải trừ bạo. Theo tác giả, tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, lấy dân làm gốc.

b) Tác giả đưa ra 5 yếu tố cơ bản để khẳng định chủ quyền dân tộc ngang hàng với Trung Quốc :
- Nền văn hiến lâu đời
- Lãnh thổ
- Phong tục tập quán
- Lịch sử
- Chủ quyền

Thời Sênh
18 tháng 2 2019 lúc 19:46

Hai câu thơ như một chân lí. Tư tưởng ấy, chân lí ấy là nền tảng cho mọi suy nghĩ hành động, chiến lược, chiến thuật và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược phương bắc. Hơn ai hết, Nguyễn trãi thấm nhuần quan điểm tiến bộ của Nho giáo, coi dân là gốc, ý dân là ý trời. ông cho rằng, bất cứ triều đại nào muốn tồn tại dài lâu và vững mạnh đều phải dựa vào dân, đặt mục đích yên dân lên hàng đầu bởi dân có yên thì nước mới thịnh. muốn cho dân được sống tốt đẹp như vậy thì điều đương nhiên là phải lo trừ bạo có nghĩa là diệt trừ tất cả các thế lực tham lam, bạo ngược làm tổn hại đến quyền lợi của dân lành. Yên dân, trừ bạo là hai vế có quan hệ hặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau để tạo nên tính hàn chỉnh của tư tưởng nhân nghĩa bao trùm và xuyên suốt cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại lúc bấy giờ.

Huỳnh lê thảo vy
19 tháng 2 2019 lúc 11:34

a,Hai câu thơ như một chân lí. Tư tưởng ấy, chân lí ấy là nền tảng cho mọi suy nghĩ hành động, chiến lược, chiến thuật và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược phương bắc. Hơn ai hết, Nguyễn trãi thấm nhuần quan điểm tiến bộ của Nho giáo, coi dân là gốc, ý dân là ý trời. ông cho rằng, bất cứ triều đại nào muốn tồn tại dài lâu và vững mạnh đều phải dựa vào dân, đặt mục đích yên dân lên hàng đầu bởi dân có yên thì nước mới thịnh. muốn cho dân được sống tốt đẹp như vậy thì điều đương nhiên là phải lo trừ bạo có nghĩa là diệt trừ tất cả các thế lực tham lam, bạo ngược làm tổn hại đến quyền lợi của dân lành. Yên dân, trừ bạo là hai vế có quan hệ hặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau để tạo nên tính hàn chỉnh của tư tưởng nhân nghĩa bao trùm và xuyên suốt cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại lúc bấy giờ.

b,Bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7) của Lí Thường Kiệt và Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi đều khẳng định sức mạnh của chính nghĩa, của độc lập dân tộc, nhưng quan niệm về chủ quyền độc lập dân tộc trong hai tác phẩm lại khác nhau. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả trong Sông núi nước Nam chỉ đưa ra hai yếu tố : lãnh thổ và chủ quyền (Nam quốc sơn hà Nam đế cư). Trong Nước Đại Việt ta ngoài hai yếu tố này (Núi sông hờ cõi đã chia - Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần hao dời xây nền độc lập), tác giả đã thêm ba yếu tố nữa, đó là : văn hiến (Vốn xưng nền văn hiến đã lâu), phong tục tập quán (Phong tục Bắc Nam cũng khác) và lịch sử (Cửa Hàm Tử hắt sống Toa Đô - Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã). Như vậy, quan niệm của Nguyễn Trãi về chủ quyển độc lập dân tộc toàn diện và sâu sắc hơn.

halinhvy
26 tháng 2 2019 lúc 15:48

a,Mình gạch ý thôi nhé, bạn tự triển khai:
- Yêu dân, đặt dân lên hàng đầu

- muốn dân yên ổn phải lo trừ giặc trong nước,
- lòng yêu nước nồng nàn, yêu dân như con
- Nhân là người, nghĩa là việc đúng đắn theo lẽ phải
- Nhân nghĩa là làm việc có lòng thương người và theo lẽ phải
=> tư tưởng tiến bộ

b,Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.