a) Chọn một trong những chủ đề sau để viết một đoạn văn chứng minh khoảng 6-8 câu
(1) Văn chương "gây cho ta những tình cảm ta không có"
(2) Văn chương " luyện những tình cảm ta sẵn có"
(3) Trên con đường thành công không có dấu chân cùa kẻ lười biếng
(4) về câu nói của người xưa: " Giàu hai con mắt..."
(5) Những con người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi
(6) Tôi vẫn còn ích kỉ
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều làm mọi thứ cơ bản chỉ để đạt được mong muốn của mình, nên đôi khi, tôi, hay chính các bạn, sẽ nhận thấy mình vẫn còn ích kỉ. Ích kỉ là khi ta chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của mình, bảo vệ quan điểm riêng mà không cần để ý xung quanh thực hư sự việc cần phải thể nào. Bạn đã từng thấy ai dù giàu có nhưng hắt hủi, không muốn bỏ ra một vài nghìn để mua mớ rau cho một bà lão già nua, vất vả hay chưa? Hay khi thấy một em nhỏ loay hoay sang đường mà mình thì đang ăn kẹo, trò chuyện với bạn bè, cố tình lảng tránh như không thấy gì... Đó chính là sự ích kỉ. Ích kỉ, ngay cả trong thái độ và hành động của bạn đều là không nên, làm xấu đi truyền thống "lá lành đùm lá rách" của nhân dân ta. Chính vì vậy, phải học cách cho đi, giúp đỡ và san sẻ với những khó khăn của người khác để bà cụ bớt vất vả, em bé không còn sợ hãi.. và để chúng ta thực sự là một người công dân có ích.
Văn chương có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người, ảnh hưởng và góp phần tác động tới sự hình thành phát triển tâm hồn, nhân cách, cá tính con người. Hoài Thanh viết: : Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đó là ông muốn nói đến sức mạnh cũng như chức năng, nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của văn chương.
Văn chương theo nghĩa rộng bao gồm cả triết học, chính trị học, sử học, văn học… Theo nghĩa hẹp nhất thì đó là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời văn. Thế nhưng trong câu nói của Hoài Thanh thì văn chương mà ông nhắc tới ở đây là tác phẩm văn học – nghệ thuật ngôn từ mà nguồn gốc của nó đều là tình cảm từ lòng vị tha. Vậy tình cảm là gì? Tình cảm là trạng thái cảm xúc của con người đối với một đối tượng nào đó. Và văn chương đã đi từ-tình cảm để đến với tình càm. Nghĩa là với sức mạnh của mình, văn chương sẽ khiến con người thêm yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, bồi đắp niềm tự hào dân tộc hay dạy ta biết cảm thông với những thân phận bất hạnh bị chà đạp trong xã hội cũ trước đây…
Thật vậy, trước hết văn chương luyện những tình cảm mà ta sẵn có. Con người ai sinh ra mà chẳng có một gia đình, một quê hương đất nước. Và ta mang trong mình tình cảm đối với ông bà cha mẹ, tình yêu quê hương đất nước:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
(Ca dao)
Câu ca dao bằng hình ảnh so sánh kì vĩ lớn lao đã ví công ơn sinh thành, dưỡng dục và tình yêu thương của cha mẹ như núi ngất trời và nước ngoài biển Đông. Là phận con cái, chúng ta phải ghi lòng tạc dạ công lao, tình cảm to lớn ấy. Không những thế, người làm con biết báo đáp cha mẹ mới được tròn chữ hiếu. Đạo lí làm người ấy ai cũng biết nhưng qua lời nhắc nhở của bài ca dao trữ tình trở nên gần gũi, đầy thuyết phục. Nó cứ tự nhiên thấm vào suy nghĩ, đi vào tình cảm khiến ta thêm yêu kính mẹ cha và nhận thức rõ hơn bổn phận, trách nhiệm của một người con.
Trong tình cảm gia đình, tình anh em ruột thịt cũng như là thứ tình cảm thường xuyên được nhắc tới trong tục ngữ ca dao:
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
(Ca dao)
Công lao và tình cảm của cha mẹ vĩ đại như trời biển thì tình anh em khăng khít bền chặt được tượng trưng bằng hai hình ảnh rất cụ thể gần gũi là chân và tay. Câu ca dao dễ thuộc, dễ nhớ như bài học răn dạy cho mỗi người. Ta phải biết quý trọng mối tình máu mủ ruột thịt ấy và cách cư cử để anh em mãi mãi là hai bộ phận không thể thiếu trên cơ thể gia đình.
Nếu ca dao nhẹ nhàng và tình cảm thì văn học hiện đại cũng không kém phẩn sâu sắc khi nói về tình cảm thiêng liêng này. Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đã viết: Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơni cả. Thật xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. Câu văn này để lại biết bao suy ngẫm trong lòng người đọc. Và ta còn biết được rằng, mẹ đã không ngủ được trước ngày khai trường đầu tiên của cuộc đời con (Cổng trường mở ra – Lý Lan) ta mới hiểu được đức hi sinh của mẹ cao cả đến nhường nào. Hãy biết quý trọng, gìn giữ và bảo vệ lấy tình cảm gia đình.
Ngày nay, chiến tranh không còn nữa, nhưng mỗi khi nước nhà có sự kiện trọng đại: thể thao, văn hóa, chính trị … chúng ta lại như sống trong không khí hào hùng của mấy chục năm về trước. Đó là bởi thế hệ trẻ giờ đây mang sẵn trong mình tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Không tự hào sao được trước lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
(Sông núi nước Nam, Lí Thường Kiệt)
Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta , Hồ Chí Minh).
Và không tự hào sao được khi ta có một Phong Nha – kì quan đệ nhất động với bảy cái nhất: hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất, có những hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất, sông ngầm dài nhất (Động Phong Nha, Trần Hoàng).
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Huế thì vô…
Đó là một kinh đô Huế cổ kính thuộc hàng di sản văn hóa thế giới cùng điệu hò nổi tiếng trên sông Hương. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mở, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người (Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh).
Văn chương dạy ta yêu nước không chỉ yêu thiên nhiên tươi đẹp, yêu đồng bào đồng chí mà còn yêu cả thứ tiếng ta nói hàng ngày. Trong khi cả châu Phi nói tiếng Pháp, Hoa Kì nói tiếng Anh… thì người Việt Nam chúng ta tự hào vì được nói thứ ngôn ngữ của dân tộc. Hơn thế nữa, đó lại là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Tiếng Việt hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu và có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử (Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đặng Thai Mai).
Sức mạnh của văn chương không chỉ dừng lại ở việc luyện những tình cảm ta sẵn có mà còn gây cho ta những tình cảm ta không có. Thế hệ trẻ ra đời trong hoà bình, sống trong hoà bình và trong một đất nước đang phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, khó có thể hình dung ra cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân ta vào thời thực dân nửa phong kiến. Văn chương trở thành một phương tiện chuyển tải có sức mạnh lay động đến tận tâm can người đọc. Chẳng ai có thể dửng dưng mà không xót xa cảm thông trước những dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột vật lộn với thiên tai mà vẫn không tránh khỏi việc kẻ sông không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước chiếc bóng bơ vơ, tình cảm thảm sầu, kể sao cho xiết. Và nỗi khinh ghét đến tột bậc là tình cảm mà người đọc dành cho tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú – đại diện cho bọn cầm quyền vô lại trong Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn Song, có lẽ người đọc vẫn dành mối cảm thông nhiều nhất cho những người phụ nữ trong xã hội xưa, những thân phận nhỏ bé yếu đuối cần được che chở lại là kẻ bị chà đạp vùi dập nhiều nhất:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vần giữ tấm lòng son.
(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)
hay như:
Thân em như trái bần trôi
Gió dậy sóng dồi biết tấp vào đâu.
(Ca dao)
Hầu hết trong chúng ta đều sống trong cảnh gia đình hạnh phúc thì hãy đọc Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) để cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh, để thông cảm, sẻ chia với các bạn ấy.
Văn chương quả là có sức mạnh to lớn lay động tới đời sống tình cảm của con người. Chúng ta hãy đừng để cơn lốc của thời đại công nghiệp, của nền kinh tế thị trường làm khô héo tâm hồn, làm nghèo nàn tình cảm. Học văn chính là học cách làm người. Hiểu như thế cũng có nghĩa là hiểu được trách nhiệm lớn lao mà những nhà văn đang gánh vác.
Chúc p hk tốt
(1)
Văn chương có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người, ảnh hưởng và góp phần tác động tới sự hình thành phát triển tâm hồn, nhân cách, cá tính con người. Hoài Thanh viết: : Vănchương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đó là ông muốn nói đến sức mạnh cũng như chức năng, nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của văn chương.
Văn chương theo nghĩa rộng bao gồm cả triết học, chính trị học, sử học, văn học… Theo nghĩa hẹp nhất thì đó là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời văn. Thế nhưng trong câu nói của Hoài Thanh thì văn chương mà ông nhắc tới ở đây là tác phẩm văn học – nghệ thuật ngôn từ mà nguồn gốc của nó đều là tình cảm từ lòng vị tha. Vậy tình cảm là gì? Tình cảm là trạng thái cảm xúc của con người đối với một đối tượng nào đó. Và văn chương đã đi từ-tình cảm để đến với tình càm. Nghĩa là với sức mạnh của mình, văn chương sẽ khiến con người thêm yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, bồi đắp niềm tự hào dân tộc hay dạy ta biết cảm thông với những thân phận bất hạnh bị chà đạp trong xã hội cũ trước đây…
Thật vậy, trước hết văn chương luyện những tình cảm mà ta sẵn có. Con người ai sinh ra mà chẳng có một gia đình, một quê hương đất nước. Và ta mang trong mình tình cảm đối với ông bà cha mẹ, tình yêu quê hương đất nước:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
(Ca dao)
Câu ca dao bằng hình ảnh so sánh kì vĩ lớn lao đã ví công ơn sinh thành, dưỡng dục và tình yêu thương của cha mẹ như núi ngất trời và nước ngoài biển Đông. Là phận con cái, chúng ta phải ghi lòng tạc dạ công lao, tình cảm to lớn ấy. Không những thế, người làm con biết báo đáp cha mẹ mới được tròn chữ hiếu. Đạo lí làm người ấy ai cũng biết nhưng qua lời nhắc nhở của bài ca dao trữ tình trở nên gần gũi, đầy thuyết phục. Nó cứ tự nhiên thấm vào suy nghĩ, đi vào tình cảm khiến ta thêm yêu kính mẹ cha và nhận thức rõ hơn bổn phận, trách nhiệm của một người con.
Trong tình cảm gia đình, tình anh em ruột thịt cũng như là thứ tình cảm thường xuyên được nhắc tới trong tục ngữ ca dao:
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
(Ca dao)
Công lao và tình cảm của cha mẹ vĩ đại như trời biển thì tình anh em khăng khít bền chặt được tượng trưng bằng hai hình ảnh rất cụ thể gần gũi là chân và tay. Câu ca dao dễ thuộc, dễ nhớ như bài học răn dạy cho mỗi người. Ta phải biết quý trọng mối tình máu mủ ruột thịt ấy và cách cư cử để anh em mãi mãi là hai bộ phận không thể thiếu trên cơ thể gia đình.
Nếu ca dao nhẹ nhàng và tình cảm thì văn học hiện đại cũng không kém phẩn sâu sắc khi nói về tình cảm thiêng liêng này. Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đã viết: Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơni cả. Thật xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. Câu văn này để lại biết bao suy ngẫm trong lòng người đọc. Và ta còn biết được rằng, mẹ đã không ngủ được trước ngày khai trường đầu tiên của cuộc đời con (Cổng trường mở ra – Lý Lan) ta mới hiểu được đức hi sinh của mẹ cao cả đến nhường nào. Hãy biết quý trọng, gìn giữ và bảo vệ lấy tình cảm gia đình.
Ngày nay, chiến tranh không còn nữa, nhưng mỗi khi nước nhà có sự kiện trọng đại: thể thao, văn hóa, chính trị … chúng ta lại như sống trong không khí hào hùng của mấy chục năm về trước. Đó là bởi thế hệ trẻ giờ đây mang sẵn trong mình tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Không tự hào sao được trước lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
(Sông núi nước Nam, Lí Thường Kiệt)
Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta , Hồ Chí Minh).
Và không tự hào sao được khi ta có một Phong Nha – kì quan đệ nhất động với bảy cái nhất: hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất, có những hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất, sông ngầm dài nhất (Động Phong Nha, Trần Hoàng).
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Huế thì vô…
Đó là một kinh đô Huế cổ kính thuộc hàng di sản văn hóa thế giới cùng điệu hò nổi tiếng trên sông Hương. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mở, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người (Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh).
Văn chương dạy ta yêu nước không chỉ yêu thiên nhiên tươi đẹp, yêu đồng bào đồng chí mà còn yêu cả thứ tiếng ta nói hàng ngày. Trong khi cả châu Phi nói tiếng Pháp, Hoa Kì nói tiếng Anh… thì người Việt Nam chúng ta tự hào vì được nói thứ ngôn ngữ của dân tộc. Hơn thế nữa, đó lại là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Tiếng Việt hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu và có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử (Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đặng Thai Mai).
Sức mạnh của văn chương không chỉ dừng lại ở việc luyện những tình cảm ta sẵn có mà còn gây cho ta những tình cảm ta không có. Thế hệ trẻ ra đời trong hoà bình, sống trong hoà bình và trong một đất nước đang phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, khó có thể hình dung ra cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân ta vào thời thực dân nửa phong kiến. Văn chương trở thành một phương tiện chuyển tải có sức mạnh lay động đến tận tâm can người đọc. Chẳng ai có thể dửng dưng mà không xót xa cảm thông trước những dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột vật lộn với thiên tai mà vẫn không tránh khỏi việc kẻ sông không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước chiếc bóng bơ vơ, tình cảm thảm sầu, kể sao cho xiết. Và nỗi khinh ghét đến tột bậc là tình cảm mà người đọc dành cho tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú – đại diện cho bọn cầm quyền vô lại trong Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn Song, có lẽ người đọc vẫn dành mối cảm thông nhiều nhất cho những người phụ nữ trong xã hội xưa, những thân phận nhỏ bé yếu đuối cần được che chở lại là kẻ bị chà đạp vùi dập nhiều nhất:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vần giữ tấm lòng son.
(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)
hay như:
Thân em như trái bần trôi
Gió dậy sóng dồi biết tấp vào đâu.
(Ca dao)
Hầu hết trong chúng ta đều sống trong cảnh gia đình hạnh phúc thì hãy đọc Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) để cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh, để thông cảm, sẻ chia với các bạn ấy.
Văn chương quả là có sức mạnh to lớn lay động tới đời sống tình cảm của con người. Chúng ta hãy đừng để cơn lốc của thời đại công nghiệp, của nền kinh tế thị trường làm khô héo tâm hồn, làm nghèo nàn tình cảm. Học văn chính là học cách làm người. Hiểu như thế cũng có nghĩa là hiểu được trách nhiệm lớn lao mà những nhà văn đang gánh vác.
Theo mình, mình nghĩ văn chương giúp con người hiểu rõ nhau hơn, yêu thương nhau hơn và hiểu cuộc sống hơn. Văn chương còn là những kho tàng bài học, giúp ích cho cuộc sống mỗi người. Văn chương nói lên tình cảm mà con người dành cho nhau, mối quan hệ xã hội giữa con người với nhau cũng sẽ ngày càng tốt đẹp hơn...
Dẫn chứng: - Bức tranh của em gái tôi: nói lên tình cảm anh em trong sáng
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, Tục ngữ về con người và xã hội: những bài học quý giá và kinh nghiệm của ông cha ta
- Dế Mèn phưu lưu kí: thể hiện khát vọng tuổi trẻ và những bài học, những suy nghĩ cho cuộc đời đầy chông gai phía trước...
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta ko có, luyện những tình cảm ta sẵn có: khi đọc những tác phẩm khác nhau, ta sẽ có những cảm xúc, suy nghĩ khác nhau. Những suy nghĩ ấy nếu ta đã có, văn chương sẽ giúp ta tôi luyện và hình thành nên nhân cách của ta. Nếu những suy nghĩ ấy ta chưa có, văn chương cũng sẽ giúp ta tôi luyện và có những cái nhìn về cuộc sống khác hơn, sâu sắc hơn, và qua đó, chúng ta sẽ biết nhìn nhận về cuộc sống khác đi, biết yêu thương, biết suy nghĩ, biết hành động đúng đắn và biết trau dồi nhân cách để hoàn thiện chính bản thân mình...
Ngồi nghĩ mãi mak chỉ đc có vậy thôi @@
Đề 1: Bài làm
Nói đến Đèo Ngang, một nơi heo hút, khoáng đãng, được hiện trong một chuyến đi qua cảm nhận của bà Huyện Thanh Quan. Qua bài, nó đọng lại trong em một ấn tượng khó phai về một cảnh đẹp của đất nước. Không chỉ để lại cảnh đẹp mà văn chương còn để lại cho ta một tình cảm về tình người. Thật cảm động! Nguyễn Khuyến đã cho ta một bài học về tình bạn qua bài "Bạn đến chơi nhà". Một tình cảm mộc mạc, thân tình, dân giã trong những hình ảnh gần gũi, quen thuộc của làng quê, em càng hiểu nhiều về tình bạn, tôn trọng tình bạn. Chưa dừng lại ở đó, được học văn chương ngày xưa, chúng ta vô cùng đau xót cho số phận của con người, mà nhất là người phụ nữ. Hồ Xuân Hương đã trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong sáng của họ bằng bốn câu thơ bình dị, đầy hóm hỉnh. Bài "Bánh trôi nước" đã để lại trong người đọc một niềm thương cảm cho thân phận của người phụ nữ... Nhờ văn chương gieo vào lòng người đọc một tình cảm thích thú hơn, gây cho ta những tình cảm không có, làm phong phú, tinh tế hơn tình cảm ta đã sẵn có. Chính nơi đây đã để ta nuôi dưỡng, cải tạo bản thân ta.
Đề 2: Bài làm
khi nói đến văn chương, Hoài Thanh nói rằng: văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có. Đây là tình cảm của nhà văn đối với cuộc sống. Khi đã thành văn, tình cảm của nhà văn truyền cho người đọc tạo nên sự đồng cảm, làm phong phú thêm tình cảm ta sẵn có. Em thấy yêu thương mẹ, trách nhiệm của việc học tập, biết ơn cha mẹ và các thầy cô giáo đã dạy dỗ chúng ta. ( Cổng trường mở ra- Lí Lan). Không những thế, chúng ta còn hiểu biết thêm tấm lòng người mẹ đối với con cái. Mỗi lần có lỗi với mẹ, em liền xót xa nhớ đến bức thư của bố gửi cho con trong bài" Mẹ tôi". Từ đó, em càng kính trọng mẹ hơn. Được ăn "cốm", ta tưởng sống lại các ngày Tết trong một gia đình( Một thứ quà của lúa non- cốm). Ước mong của em được biết về Côn Sơn qua đoạn trích" bài ca Côn Sơn". Học bài cho ta như hưởng ngoạn một bức tranh" sơn thủy hữu tình", một cảnh đẹp, một di tích lịch sự...Vậy văn chương có nội dung tình cảm, có tác dụng truyền cảm.
Mình chỉ bik có 2 đề thôi, bn thông cảm nha. Chúc bn lun học tốt!
(1) Hoài Thanh Đã viết: '' Văn chương gây...ko có''. Trước đây, tôi chỉ biết 1 số con vật trong thế giới tự nhiên. Qua ngòi bút của Tô Hoài , em thấy được đời sống của Dế Mèn : Kao Khát lí tưởng sống, thích sống độc lập. Qua tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí em càng hiểu rõ hơn tài quan sát và các miêu tả thế giới loài vật của nhà văn Tô Hoài. Từ đó, giúp em yêu quý hơn môi trường mà mình đang sống