Ôn tập lịch sử lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Shino Asada

6. Em hãy nêu những nhận xét về nội dung cơ bản của 2 bản hiệp ước Hắc-măng và Pa-tơ-nốt, từ đó em có suy nghĩ gì về việc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ quốc gia hiện nay?

Thảo Phương
6 tháng 3 2018 lúc 18:59

Hác măng

=> Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.

Pa-tơ-nốt

=> Nhận xét :
- Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.

Suy nghĩ:

Dựng nước phải đi đôi với giữ nước là quy luật đã được đúc kết và chứng minh bằng thực tiễn lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc ta. Ngày nay, nhân dân ta đang sống trong tự do, độc lập và thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đó cũng chính là sự tiếp nối truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc trong điều kiện mới. Vì vậy, xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho mọi người dân là một đòi hỏi khách quan, một bảo đảm để đất nước ổn định, phát triển theo định hướng XHCN; đồng thời, luôn chủ động, sẵn sàng đối phó có hiệu quả với mọi toan tính hòng làm suy yếu, thậm chí gây chiến, xâm lược đất nước ta của các thế lực thù địch.

Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực. Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội đã rất chú trọng xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho mọi người dân. Các nghị quyết của Đảng đều nhấn mạnh sự kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. Công tác giáo dục trong nhà trường được đẩy mạnh, chú trọng bồi dưỡng truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc cho thế hệ trẻ. Công tác giáo dục quốc phòng- an ninh cho các đối tượng được các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ và đạt hiệu quả khá tích cực. Báo chí, phát thanh, truyền hình, văn hóa, văn nghệ,... đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, giáo dục, định hướng nhận thức cho các tầng lớp nhân dân... Những việc làm đó đã góp phần nâng cao cảnh giác cách mạng, ý thức làm chủ, thái độ tự giác của mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình’’ của các thế lực thù địch.

Tuy nhiên, bên cạnh số đông đảng viên, cán bộ và quần chúng nhân dân kế thừa và phát huy tốt truyền thống yêu nước XHCN, tích cực đóng góp sức lực, trí tuệ, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, vẫn còn một bộ phận có biểu hiện phai nhạt lý tưởng, niềm tin về độc lập dân tộc và CNXH, nhận thức chưa đầy đủ về mối quan hệ khăng khít giữa hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, nhất là về chiến lược “Diễn biến hòa bình’’ của các thế lực thù địch. Đáng lo là, một bộ phận trong lớp trẻ có biểu hiện xem thường những giá trị văn hóa truyền thống, thành quả của sự nghiệp đổi mới, tôn sùng những giá trị của văn hóa, lối sống phương Tây, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Tư tưởng thiếu yên tâm với nhiệm vụ, không gắn bó với quân đội trong một bộ phận nhỏ cán bộ, chiến sĩ vẫn chưa được khắc phục triệt để.

Chúng ta đều biết, ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN là sản phẩm của điều kiện xã hội lịch sử cụ thể; được hình thành và phát triển gắn với từng giai đoạn hình thành, phát triển của Tổ quốc XHCN. Theo đó, không có Tổ quốc XHCN thì không thể xây dựng được ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN. Tuy nhiên, xuất phát từ nhận thức về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, việc xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho mọi người dân có thể và phải được tiến hành ngay trong quá trình xây dựng CNXH. Một vấn đề khác, tuy ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN bao gồm hai mặt có tính độc lập tương đối (ý thức bảo vệ Tổ quốc và ý thức bảo vệ chế độ XHCN), song chúng lại thống nhất biện chứng với nhau. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta phải đấu tranh chống lại các quan điểm cố tình đối lập Tổ quốc với chế độ XHCN, thực chất là đòi xoá bỏ chế độ XHCN hiện nay. Mặt khác, cũng cần khắc phục những quan điểm đồng nhất một cách cứng nhắc, máy móc giữa bảo vệ Tổ quốc với bảo vệ chế độ XHCN. Bởi lẽ, trong thực tiễn, có không ít người (nhất là người Việt Nam ở nước ngoài), hiện nay chưa hiểu đầy đủ và chưa có tình cảm với chế độ XHCN, nhưng họ vẫn yêu Tổ quốc và có ý thức, hành động tham gia xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam bằng các hình thức khác nhau. Họ hoàn toàn khác với những kẻ cơ hội về chính trị, giả danh yêu nước, nhưng thực chất là đang phá hoại sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.

Con đường cơ bản để xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho mọi người dân Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là phải kết hợp giáo dục với xây dựng CNXH hiện thực trên đất nước ta.

Đối với công tác tuyên truyền, giáo dục, cần tập trung làm cho các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc về mối quan hệ không thể tách rời giữa độc lập dân tộc và CNXH. Độc lập dân tộc là giá trị vô cùng lớn lao, thấm đượm truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta. Bởi vậy, việc tuyên truyền, giáo dục cần chú trọng xây dựng niềm tự hào của thế hệ ngày nay đối với những thành quả đấu tranh giành độc lập dân tộc mà ông, cha ta đã thực hiện; đặc biệt là những thành quả mà nhân dân ta đã giành được trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh việc giáo dục về những giá trị của độc lập dân tộc, cần nâng cao hiểu biết của mọi tầng lớp nhân dân về CNXH – một chế độ mới, hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công bằng, dân chủ và văn minh. Giáo dục về CNXH là định hướng về một chế độ xã hội ưu việt. Song để đạt được mục tiêu đó, phải trải qua nhiều chặng đường gay go, phức tạp, mà hiện nay chúng ta mới kết thúc chặng đường đầu của thời kỳ quá độ, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Do đó, trong giáo dục, cần tập trung phân tích, lý giải để mọi người hiểu sâu sắc, vì sao chúng ta xây dựng CNXH nhưng lại phát triển nền kinh tế thị trường; vì sao Đảng, Nhà nước ta lại chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế,v.v. Vấn đề căn bản là, bức tranh về CNXH phải là bức tranh hiện thực của đất nước ta hiện nay, không cường điệu, nhưng cũng không hạ thấp. Trên cơ sở đó, công tác tuyên truyền, giáo dục cần tập trung xây dựng tình cảm, niềm tin của nhân dân vào độc lập dân tộc và CNXH; nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc XHCN cho mọi người dân.

Một nội dung giáo dục khác không kém phần quan trọng là, đẩy mạnh tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân về bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta. Một trong những vấn đề nổi lên trong đời sống chính trị của đất nước hiện nay là thái độ chính trị của nhân dân trước những tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và sự chống phá của các thế lực thù địch. Điều đáng lo là, một bộ phận trong thế hệ trẻ hiện nay thờ ơ với chính trị. Đó không chỉ là sự mất cảnh giác, mà còn là nguy cơ của sự “ tự diễn biến’’ cực kỳ nguy hiểm. Do đó, để xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho mọi người dân, cần tập trung tuyên truyền, nhất là trong thế hệ trẻ về bản chất không thay đổi của chủ nghĩa tư bản; làm rõ những mặt trái đằng sau vẻ hào nhoáng của xã hội tư bản; nhất là, những âm mưu, thủ đoạn tinh vi của các thế lực thù địch lợi dụng khó khăn của đất nước và những kẽ hở trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta để chống phá. Công tác giáo dục quốc phòng-an ninh trong các cơ quan, bộ, ngành, nhà trường và trong nhân dân cần được lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ; tập trung làm cho các đối tượng nắm vững quan điểm, đường lối quốc phòng-an ninh, nhất là tư duy mới của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc XHCN trong tình hình mới; làm cho mọi người nhận thức sâu sắc rằng, bảo vệ Tổ quốc phải được hiểu theo nghĩa rộng, gồm: bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ nền văn hoá giầu bản sắc của dân tộc, bảo vệ công cuộc lao động hoà bình của nhân dân. Đặc biệt, cần tăng cường giáo dục để mọi người thấy rõ âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hòa bình’’ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta; xây dựng tinh thần cảnh giác cách mạng, phân biệt đối tượng với đối tác; hình thành ý thức tự giác tham gia thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc cho mọi người dân; xây dựng động cơ đúng đắn đối với thanh niên trong việc thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng, phục vụ quân đội lâu dài.

Cùng với đó, công tác giáo dục cần gắn bó hơn nữa với cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hoá; một mặt, khẳng định tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính trị, quân sự của Đảng ta; mặt khác, vạch rõ tính chất phản khoa học, phản cách mạng của những luận điệu tuyên truyền, kích động, chống phá của các thế lực thù địch. Nhiệm vụ này là của toàn bộ hệ thống chính trị, trước hết là ngành tư tưởng, văn hoá và giáo dục. Việc trang bị kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê-nin trong hệ thống giáo dục quốc dân phải mang tính khoa học, tính thực tiễn sâu sắc và không tách rời với tính chiến đấu, tính phê phán. Công tác tư tưởng phải kiên quyết đấu tranh không nhân nhượng với những quan điểm, nhận thức, thái độ lệch lạc, lẫn lộn giữa đúng với sai, giữa văn hoá và phản văn hoá. Các phương tiện thông tin đại chúng phải góp phần cổ vũ, động viên kịp thời những gương điển hình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phê phán những nhận thức, việc làm trái với lợi ích của đất nước, dân tộc.

Một yêu cầu khác là, để xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho mọi người dân, các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể phải tạo điều kiện để mọi người dân đều có cơ hội tham gia thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Các cấp cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức cho nhân dân tham gia tích cực các hoạt động góp phần thực hiện các mục tiêu an ninh-quốc phòng, như: phong trào “Đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự thôn bản, biên giới’’; “Xây dựng cụm dân cư tiên tiến’’; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư’’. Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên, cần hướng tới các hoạt động mang ý nghĩa xã hội rộng lớn, như: “Trí thức trẻ với Tổ quốc XHCN’’; phong trào “Thanh niên tình nguyện’’, “Xây dựng Làng thanh niên lập nghiệp’’... Qua đó, tiếp tục giáo dục lòng yêu nước XHCN, xây dựng ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Tuy nhiên, hoạt động giáo dục sẽ không đem lại kết quả như mong muốn, nếu như quá trình xây dựng CNXH trên đất nước ta không trở thành hiện thực sinh động. Để xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho mọi người dân, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải ra sức phấn đấu để đất nước ta ngày một phát triển; các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh đề ra đều được triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao. Theo đó, các cấp, các ngành phải phấn đấu hiện thực hoá các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước thành những phát triển, đổi thay trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người lao động. Phấn đấu để tạo sự tăng trưởng cao của nền kinh tế là điều đáng mừng, nhưng quan trọng hơn là đời sống vật chất, tinh thần của mỗi người dân phải ngày càng được cải thiện; công bằng trong xã hội ngày càng được đảm bảo. Chỉ có trên cơ sở đó, mỗi người dân mới thấy hết trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc XHCN. Để xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho mọi người dân, các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể phải thực sự chăm lo phát triển kinh tế-xã hội, xoá đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội; đảng viên, cán bộ phải đi đầu trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’, kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, tạo lòng tin cho nhân dân vào chế độ XHCN. Đó là cách tốt nhất để ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN của mọi người dân Việt Nam hình thành và phát triển bền vững.


Các câu hỏi tương tự
Ctuu
Xem chi tiết
nguyen nam
Xem chi tiết
Bong Bóng Công Chúa
Xem chi tiết
Khương Trương
Xem chi tiết
Monkey D Luffy
Xem chi tiết
trần hạnh nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mỹ Ngân
Xem chi tiết
Huyền Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Đạt Nguyễn
Xem chi tiết