Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyệt Đàm

6, Đọc đoạn thơ sau:

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

( Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)

Hãy xác định và phân tích giá trị biểu đạt của các câu hỏi tu từ trong đoạn thơ trên.

7, Chỉ rõ và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

"Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng

Một người đâu phải nhân gian

Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi."

( Trích "Tiếng ru" của Tố Hữu)

8, Hãy phát hiện và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?

( Trích "Mẹ và quả" của Nguyễn Khoa Điềm)

Thảo Phương
27 tháng 8 2017 lúc 9:41

6) Nhan đề bài thơ mang hàm ý bao quát,nhìn từ biển hay biển ở đây chính là tác giả? Là qua biết bao con mắt của những người lính biển,người ngư dân can trường ngà đêm bám biển?Là tấm lòng của người con ở đất liền gửi ra biển? Nhìn một đất nước ngàn năm văn hiến thì phải nhìn từ biển mới thấy hết sự lớn lao,sự đoàn kết,chia sẻ để thực hiện ''lời cha dặn từng thước đất giữ gìn''.
Trứơc NVC đã có nhiều thi sỹ lấy cảm hứng từ biển,từ đảo để làm nên con chữ vần thơ,đó là thế hệ đi trước như BIỂN của Xuân Diệu,THUYỀN VÀ BIỂN của Xuân Quỳnh,v.v.nhưng đó đều là BIỂN CỦA NGỮNG NGÀY LẶNG SÓNG,BIỂN CỦA ''ANH VÀ EM''.Còn biển của NVC mang một sắc lạ,nó '' KO MỘT NGÀY YÊN Ả'' bởi nhà thơ vốn đã nhìn nó dưới đau thương,dưới mất mát,hy sinh của đồng bào,đó là hải chiến HSa ,rồi bãi đá Gạc Ma với 64 chiến sỹ hải quân VN hy sinh.Ko dừng lại ở đó,do vị trí địa lý giáp biển Đông nên mỗi năm vào mùa bão(tháng 6-tháng 11),mảnh đất này lại hứng thêm biết bao thiên tai,biển cho ta nhiều nhưng cũng lấy đi quá nhiều phải ko các bạn? Nhìn TQ từ biển.Nhìn từ khó khăn ko phải để chê bai,ko phải để đọc rồi thơ dài ngao ngán,mà là ẩn chứa sâu thẳm một sự ca ngợi con người VN kiên cường, bất khuất,mạnh mẽ như những con sóng cuốn phăng sự giả dối của ai kia.

7)1. Giới thiệu chính xác vấn đề cần nghị luận. Dẫn dắt và trích lại nguyên văn đoạn thơ trong đề bài.
2. Khái quát về đoạn thơ:
- Nội dung của đoạn thơ: tả thực một loạt sự vật: “con ong”, “con cá”, “con chim” trong mối quan hệ, gắn kết với môi trường sống; triết lí: “một thân lúa chín” - chẳng thể làm nên “mùa vàng”, “một người” – không thể tạo thành “nhân gian”. Từ đó, liên hệ và đúc kết bài học sống cho con người: sống để yêu thương tất thảy; tự nguyện sống hòa nhập, gắn bó cá nhân với cộng đồng.
- Từ đoạn thơ, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận:
+ Lẽ sống đẹp của con người trong xã hội: sống để yêu thương, dâng hiến ; cá nhân tự nguyện gắn bó với cộng đồng mới hình thành môi trường sống rộng lớn, giàu tính nhân văn; sống cho những điều lớn lao của xã hội và đất nước.
+ Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội, thời sự và ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, liên quan tới nhận thức, lối sống và hành động của con người. Đặc biệt là thời kinh tế thị trường, khi mà những giá trị tình cảm của con người với con người trong xã hội đang có những thay đổi.
3. Lí giải, phân tích, chứng minh, bình luận:
- Phân tích những biểu hiện cụ thể, chỉ rõ nguyên nhân, đánh giá hiệu quả tích cực của hành động và lẽ sống yêu thương giữa người với người trong xã hội. (Lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống để chứng minh từng biểu hiện)
- Bác bỏ, phê phán, chỉ rõ tác hại của lối sống thờ ơ, dửng dưng, ích kỉ của một số người trong xã hội hiện nay. (Lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống để chứng minh)
4. Rút ra bài học:
- Đoạn thơ là lời giáo dục, là triết lí nhẹ nhàng, sâu sắc và thấm thía về lẽ sống đẹp cho mỗi con người trong cuộc đời mà nhà thơ Tố Hữu muốn gửi đến bạn đọc.
- Con người sống cần phải biết yêu thương và sẵn sàng dâng hiến; mỗi cá nhân cần phải có mối liên hệ gắn kết khăng khít với cộng đồng.

8)

Nội dung chính của bài thơ: Bằng sự trải nghiệm cuộc sống, với một tâm hồn giàu duy tư trăn trở trước lẽ đời, Nguyễn Khoa Điềm đã thức nhận được mẹ là hiện thân của sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào, giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm. Quả không còn là một thứ quả bình thường mà là “quả” của sự thành công, là kết quả của suối nguồn nuôi dưỡng. Những câu thơ trên không chỉ ngợi ca công lao to lớn của mẹ, của thế hệ đi trước với thế hệ sau này mà còn lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ. – Nghệ thuật hoán dụ: Bàn tay mẹ mỏi: chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ. Nghệ thuật ẩn dụ quả xanh non, chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con, câu hỏi tu từ: Mình vẫn còn một thứ quả non xanh? Tác dụng: Tạo điểm nhấn về lòng biết ơn và sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của người con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ.
Nguyễn Thị Hồng Nhung
27 tháng 8 2017 lúc 9:45

6, Đọc đoạn thơ sau:

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

=>Ẩn dụ và nhân hóa

=>Điệp khúc cho thấy tác giả đã chọn một điểm nhìn khá đặc biệt để gợi cho người đọc những suy ngẫm về Tổ Quốc.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
27 tháng 8 2017 lúc 9:48

7, Chỉ rõ và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

"Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng

Một người đâu phải nhân gian

Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi.


+ Lẽ sống đẹp của con người trong xã hội: sống để yêu thương, dâng hiến ; cá nhân tự nguyện gắn bó với cộng đồng mới hình thành môi trường sống rộng lớn, giàu tính nhân văn; sống cho những điều lớn lao của xã hội và đất nước.
+ Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội, thời sự và ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, liên quan tới nhận thức, lối sống và hành động của con người. Đặc biệt là thời kinh tế thị trường, khi mà những giá trị

Đạt Trần
27 tháng 8 2017 lúc 10:30

6)- bắt nguồn từ cội nguồn hình thành dân tộc: truyền thuyết dân tộc Việt Nam là con rồng cháu tiên, là sự kết hợp của tiên trên đất liền và thần nơi biển cả
- địa thế lãnh thổ: gồm hai phần: đất liền và biển cả => đây là một điểm đặc biệt của Việt Nam so với nhiều quốc gia khác k có biển.
=> khẳng định: Tổ quốc Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất không thể tách biệt bao gồm hai phần đất liền và biển cả, do đó cần có cái nhìn toàn vẹn, đầy đủ về chỉnh thể đất nước
=> Nguyễn Việt Chiến lựa chọn góc nhìn Tổ quốc từ phía biển là phía mà trước nay dường như chúng ta ít để ý tới so với đất liền => đặc biệt => đưa ra một góc nhìn khác về Tổ quốc
Các điệp khúc:
- Nhìn Tổ quốc từ phía biển cũng có nhiều phương diện như: vẻ đẹp, sự trù phú của biển cả, vẻ đẹp của những người lao động gắn bó với biển, vẻ đẹp của những ng chiến sĩ gắn với biển,... (VD: bài thơ Đoàn thuyền đánh ca - Huy Cận, Cô Tô - Nguyễn Tuân,...)
- Tuy nhiên, Nguyễn Việt Chiến đã nhìn biển từ các phương diện sau: những cuộc binh biến, hiểm họa xâm lăng, mất mát, hi sinh,... => lý giải tại sao Nguyễn Việt Chiến lại lựa chọn các phương diện ấy? (chú ý đặt trong hoàn cảnh xuất xứ bài thơ và lý giải từ phương diện lịch sử dân tộc là một lịch sử của những cuộc chiến tranh và lịch sử của truyền thống yêu nước - so sánh với đất liền?)
- Sự lựa chọn ấy của nhà thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về mặt nhận thức cũng như tình cảm cảm xúc? (cái này mang tính cá nhân cao nên em cứ thẳng thắn trình bày suy nghĩ nhé! ^^)
Có rất nhiều góc nhìn về Tổ quốc mà em có thể nhận diện qua các tác phẩm đã được học hoặc tự mình đặt ra, VD:
- Nam quốc sơn hà: nhìn từ phương diện chủ quyền địa giới hành chính và gắn với quyền trị vì của thiên tử
- Bình Ngô đại cáo: nhìn từ phương diện cương vực lãnh thổ, nền văn hiến, truyền thống nhân nghĩa,...
- Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm => Tổ quốc nhìn từ ca dao thần thoại, từ văn hóa truyền thống, từ những con người bình dị đời thường,...
- Tiếng gà trưa, Bếp lửa: Tổ quốc nhìn từ những tình cảm thân thương đời thường bình dị, gắn với tình yêu làng xóm quê hương,...
Ngoài ra, Tổ quốc còn có thể nhìn từ phương diện cá nhân, phương diện anh hùng, phương diện của những chiến công,...
Hình ảnh "sóng" trong câu 3 và câu 4 được dùng với nghĩa hoàn toàn khác nhau và được dùng theo biện pháp tu từ ẩn dụ (câu này khá dễ chắc em cũng tự nhận diện được sự khác biệt phải không?^^)
Mình gợi ý vậy thôi ! Chúc bạn học tốt! ^^

Đạt Trần
27 tháng 8 2017 lúc 10:32

8)

– Nghệ thuật hoán dụ: Bàn tay mẹ mỏi: chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ. Nghệ thuật ẩn dụ quả xanh non, chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con, câu hỏi tu từ: Mình vẫn còn một thứ quả non xanh? Tác dụng: Tạo điểm nhấn về lòng biết ơn và sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của người con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ. =>Có thể nói đây là những câu thơ tài hoa nhất trong bài, khắc sâu sự hy sinh thầm lặng của mẹ và lòng biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền. Hình ảnh “chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn” là kiểu hình ảnh so sánh, ví von dáng bầu bí như giọt mồ hôi mặn của mẹ. Đó là hình tượng giọt mồ hôi nhọc nhằn, kết tụ những vất vả hi sinh của mẹ. Câu thơ “Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi” gợi lên dáng vẻ âm thầm trong vất vả nhọc nhằn của mẹ để vun xới những mùa quả tốt tươi.
Nguyễn Thị Hồng Nhung
27 tháng 8 2017 lúc 10:06

8.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?

=>Ẩn dụ

=>Có nghĩa là: Bảy mươi tuổi mẹ không còn trẻ nữa nhưng mẹ vẫn trông chờ vào những thứ “quả”, những đứa ***** chăm sóc từng ngày. Mong chờ được nhìn thấy thành quả của mình. Các con là thành quả chăm sóc của mẹ. Mẹ mong được nhìn thấy các con trưởng thành, thành công, thành đạt. Cho nên có một thứ quả trên đời gọi là “Quả thành công”.


Các câu hỏi tương tự
Nguyệt Đàm
Xem chi tiết
TRẦN PHAN ĐỨC THUẬN_nh
Xem chi tiết
Nguyệt Đàm
Xem chi tiết
Nguyệt Đàm
Xem chi tiết
Nguyễn Vĩnh Hiếu
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Huyền
Xem chi tiết
nghia minh
Xem chi tiết
sao troi
Xem chi tiết