Hướng dẫn soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hatsune miku

2.Lập dàn ý và trình bày phát biểu cảm tưởng về bài thơ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch❤

Nguyễn Linh
22 tháng 11 2017 lúc 16:29

1. Mở bài:
Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa.
Thơ ông có một vẻ đẹp kì lạ, khó quên,
Ông viết nhiều về trăng, coi trăng là biểu tượng của quê hương mà ông suốt đời yêu mến.
Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được ông sáng tác trong thời gian sống lênh đênh nơi đất khách quê người, trong đêm trăng sáng, chạnh lòng nhớ cố hương.
2. Thân bài:
Tâm trạng của nhà thơ:
Chủ đề bài thơ là trông trăng nhớ quê (vọng nguyệt hoài hương), thường thấy trong thơ cổ điển. Tuy vậy, cách thể hiện của Lí Bạch rất khác lạ. Hai câu đầu: Khung cảnh đêm trăng sáng:

Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
(Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.)

Ánh trăng rọi sáng vào tận đầu giường như tìm đến với bạn tri âm, tri kỉ.
Vầng trăng tròn đầy, đẹp đẽ là đối tượng để nhà thơ vừa ngắm nhìn, thưởng thức, vừa chia sẻ tâm tình.
Nhà thơ đang có trạng thái mơ màng nên cảm thấy ánh trăng trắng đục như sương đang phủ tràn mặt đất.
Có thể nhà thơ ngắm trăng qua làn nước mắt xúc động, bồi hồi vì trăng đẹp, vì nhớ quê nên mới cảm nhận như thế.
Hai câu sau: Tình cảm tha thiết đối với quê hương:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.)

Vầng trăng tròn đầy tượng trưng cho sự đoàn tụ.
Ngắm trăng, Lí Bạch mừng như gặp lại cố nhân nhưng vì chua xót cho thân phận cô đơn nơi đất khách quê người của mình nên càng thương nhớ quê hương cách xa ngàn dặm.
Tâm trạng trĩu nặng nỗi sầu, hành động thu gọn trong hai cử chỉ: Ngẩng đầu, cúi đầu… Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ thật thiết tha, sâu nặng.
Trong hai câu thơ đều không có chủ ngữ nhưng nhân vật trữ tình – chính là thi sĩ vẫn hiện lên rất rõ nét cả về tư thế lẫn tâm trạng.

Phạm Mỹ Dung
22 tháng 11 2017 lúc 17:21

1. Mở bài:

– Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa.

– Thơ ông có một vẻ đẹp kì lạ, khó quên

– Ông viết nhiều về trăng, coi trăng là biểu tượng của quê hương mà ông suốt đời yêu mến.

– Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được ông sáng tác trong thời gian sống lênh đênh nơi đất khách quê người, trong đêm trăng sáng, chạnh lòng nhớ cố hương.

2. Thân bài:

– Tâm trạng của nhà thơ:

Chủ đề bài thơ là trông trăng nhớ quê (vọng nguyệt hoài hương), thường thấy trong thơ cổ điển. Tuy vậy, cách thể hiện của Lí Bạch rất khác lạ.

+ Hai câu đầu: Khung cảnh đêm trăng sáng:

Đầu giường ánh trăng rọi,

Ngỡ mặt đất phủ sương.

(Sàng tiền minh nguyệt quang,

Nghi thị địa thượng sương.)

– Ánh trăng rọi sáng vào tận đầu giường như tìm đến với bạn tri âm, tri kỉ.

– Vầng trăng tròn đầy, đẹp đẽ là đối tượng để nhà thơ vừa ngắm nhìn, thưởng thức, vừa chia sẻ tâm tình.

– Nhà thơ đang có trạng thái mơ màng nên cảm thấy ánh trăng trắng đục như sương đang phủ tràn mặt đất.

– Có thể nhà thơ ngắm trăng qua làn nước mắt xúc động, bồi hồi vì trăng đẹp, vì nhớ quê nên mới cảm nhận như thế.

+ Hai câu sau: Tình cảm tha thiết đối với quê hương:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương.

(Cử đầu vọng minh nguyệt,

Đê đầu tư cố hương.)

– Vầng trăng tròn đầy tượng trưng cho sự đoàn tụ.

– Ngắm trăng, Lí Bạch mừng như gặp lại cố nhân nhưng vì chua xót cho thân phận cô đơn nơi đất khách quê người của mình nên càng thương nhớ quê hương cách xa ngàn dặm.

– Tâm trạng trĩu nặng nỗi sầu, hành động thu gọn trong hai cử chỉ: Ngẩng đầu, cúi đầu… Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ thật thiết tha, sâu nặng.

– Trong hai câu thơ đều không có chủ ngữ nhưng nhân vật trữ tình – chính là thi sĩ vẫn hiện lên rất rõ nét cả về tư thế lẫn tâm trạng.

3. Kết bài:

– Bài thơ Tĩnh dạ tứ truyền cho người đọc niềm xúc động chân thành và tình yêu quê hương tha thiết của thi sĩ họ Lí.

– Nhận xét về bài thơ này, Trương Minh Phi – nhà phê bình nghiên cứu về thơ Đường đã viết: Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản tinh khiết nhất là Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch, song bài có ma lực lớn nhất được truyền tụng rộng nhất cũng là bài Tĩnh dạ tứ ấy.

Lương Quang Trung
13 tháng 11 2018 lúc 19:58

1. Mở bài:
Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa.
Thơ ông có một vẻ đẹp kì lạ, khó quên,
Ông viết nhiều về trăng, coi trăng là biểu tượng của quê hương mà ông suốt đời yêu mến.
Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được ông sáng tác trong thời gian sống lênh đênh nơi đất khách quê người, trong đêm trăng sáng, chạnh lòng nhớ cố hương.
2. Thân bài:
Tâm trạng của nhà thơ:
Chủ đề bài thơ là trông trăng nhớ quê (vọng nguyệt hoài hương), thường thấy trong thơ cổ điển. Tuy vậy, cách thể hiện của Lí Bạch rất khác lạ. Hai câu đầu: Khung cảnh đêm trăng sáng:

Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
(Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.)

Ánh trăng rọi sáng vào tận đầu giường như tìm đến với bạn tri âm, tri kỉ.
Vầng trăng tròn đầy, đẹp đẽ là đối tượng để nhà thơ vừa ngắm nhìn, thưởng thức, vừa chia sẻ tâm tình.
Nhà thơ đang có trạng thái mơ màng nên cảm thấy ánh trăng trắng đục như sương đang phủ tràn mặt đất.
Có thể nhà thơ ngắm trăng qua làn nước mắt xúc động, bồi hồi vì trăng đẹp, vì nhớ quê nên mới cảm nhận như thế.
Hai câu sau: Tình cảm tha thiết đối với quê hương:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.)

Vầng trăng tròn đầy tượng trưng cho sự đoàn tụ.
Ngắm trăng, Lí Bạch mừng như gặp lại cố nhân nhưng vì chua xót cho thân phận cô đơn nơi đất khách quê người của mình nên càng thương nhớ quê hương cách xa ngàn dặm.
Tâm trạng trĩu nặng nỗi sầu, hành động thu gọn trong hai cử chỉ: Ngẩng đầu, cúi đầu… Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ thật thiết tha, sâu nặng.
Trong hai câu thơ đều không có chủ ngữ nhưng nhân vật trữ tình – chính là thi sĩ vẫn hiện lên rất rõ nét cả về tư thế lẫn tâm trạng.

Đạt Trần
13 tháng 11 2018 lúc 20:20

a. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm: Hạ Tri Chương làm quan thời nhà Đường, ông sống biền biệt xa quê 50 năm, tới năm 86 tuổi mới trở về quê. Bài thơ này ra đời lúc ông mới đặt chân trở về quê nhà.
- Hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm: Nghe thầy cô giáo giảng, mình tự soạn bài hoặc ngày trở về thăm quê.

b. Thân bài.
Những cảm xúc suy nghĩ trong bài thơ gợi lên:
- Cảm nghĩ về thời điểm ra đi và trở về của nhà thơ.
- Giữa các không đổi và cái thay đổi của nhà thơ - > tình cảm của người xa quê.
- Cảnh ngộ bi kịch của nhà thơ bị gọi là khách ngay trên quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về.
- Cảm thương cho hoàn cảnh của nhà thơ.

​c. Kết bài
- Thông cảm với những người xa quê.
- Nỗi nhớ quê hương của chính bản thân do bài thơ gợi lên.


Các câu hỏi tương tự
Nguyên Thị Nami
Xem chi tiết
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Đinh Khánh Linh
Xem chi tiết
Hồng Nhung Đặng Thị
Xem chi tiết
Dung Lê
Xem chi tiết
bùi xuân khánh
Xem chi tiết
Phan Đoàn Yến Nhi
Xem chi tiết
Phan Đoàn Yến Nhi
Xem chi tiết
Trần Thị Phương Thảo
Xem chi tiết