Hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 50mm lần lượt dao động theo phương trình x1=acos(200pit) (cm) và x2 = acos(200pit - pi/2) (cm) trên mặt thoáng của thuỷ ngân. Xét về một phía của đường trung trực của AB, người ta thấy vân lồi bậc k đi qua điểm M có MA – MB = 12,25mm và vân lồi bậc (k + 3) đi qua điểm N có NA – NB = 33,25mm. Số điểm cực đại giao thoa trên đoạn AB là:(kể cả A,B)
đáp án: 14 điểm.
theo mình hiểu thì mình sẽ giải
-50<=klamđa-lamđa/4<=50
nhưng mình không hiểu từ dữ kiện: người ta thấy vân lồi bậc k đi qua điểm M có MA-MB =12,25mm.....
mong bạn giải thích kĩ giúp mình.
Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp a và b cách nhau 12cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA=uB=4cos50pit (u tinh bang mm, t tinh bang s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 60 xăng ti mét trên giây coi biên độ sống không đổi khi sóng truyền đi xét điểm m ở mặt chất lỏng nằm trên đường trung trực của a và b mà phân tử chất lỏng tại đó dao động cùng pha với nguồn a . Khoảng cách MA nho nhat la
A.4,8 B.6,4 C.7,2 D.9,6 (cm)
Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 20(cm) dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA=2cos(40πt)(mm) và uB=2cos(40πt+π)(mm). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông ABCD thuộc mặt chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AD là
Trên mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp ngược pha A, B cách nhau 20cm. Tần số của hai sóng là 20Hz, vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là:
A. 20 B. 18 C. 19 D. 17
Hai mũi nhọn S1,S2 cách nhau 8cm, gắn ở đầu 1 cầu rung có tần số f=100Hz được đặt cho chạm nhẹ vào mặt 1 chất lỏng.
Vân tốc truyền của chất lỏng v=0,8m/s. Gõ nhẹ cho cần rung thì 2 điểm S1S2 dao động theo phương thẳng đứng với phương trình
u=acos(2pift). Phương trình dao động của điểm M trên mặt chất lỏng cách đều S1S2 1 khoảng d=8cm là
đáp án: Um=2acos(200pit-20pi)
cho mình hỏi thêm là nếu PT Um=2acos(200pit-20pi) thì có thể chuyển thành Um=2acos(200pit) không? Vì trong bài có 2 đáp án
A. 2acos(200pit-20pi)
C.2acos(200pit)
nếu loại k2pi đi thì A cũng giống C mà. mong bạn chỉ giúp
Hiện tượng giao thoa trên mặt nước vs 2 nguồn S1,S2 cùng biên độ, ngược pha S1S2 =13cm. Tia S1y trên mặt nước, ban đầu tia S1y chứa S1S2. Điểm C luôn ở trên tua S1y và S1C = 5cm. Cho S1y quay quanh S1 đến vị trí sao cho S1C là trung bình nhân giữa hình chiếu của chính nó len S1S2. Lúc này điểm C ở trên vân cực đại giao thoa thứ 4. Số vân giao thia cực tiểu quan sát đc trên đoạn S1S2 là
hai nguồn kết hợp s1 và s2 cách nhau một khoảng là 50mm đều dao động với pT: u=acos(200pi t) (mm) trên mặt nước . biế tốc độ truyền sóng rên mặt nước là 0,8m/s và biên độ sóng không đổi khi truyền đi. hỏi điểm gần nhất dao động ngược pha với các nguồn nằm trên đường trung trực của s1s2 cách nguồn s1 bao nhiêu??
Trong hiện tượng giao thoa sóng nước 2 nguồn dđ theo phương vuông góc với mặt nước , cùng biên độ, cùng pha, cùng f=50Hz được đặt tại 2 điểm s1, s2 cách nhau 10cm . tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 75cm/s . xét các điểm thuộc đường tròn tâm s1 bán kính s1s2 , điểm mà phần tử tại đó dao động với biên độ cực đại cách điểm s2 1 đoạn ngắn nhất bằng ?
Ở mặt thoáng của một chất lỏng có 2 nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 10cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình
Ua= 3cos(40pit) mm
Ub=4cos(40pit) mm
Biết tốc độ truyền sóng v=30cm/s. Hỏi trên đường parabol có đỉnh I nằm trên đường trung trực của AB cách O một đoạn 10cm và đi qua A,B có bao nhiêu điểm dao động với biên độ
bằng 5mm ( với O là trung điểm của AB)
đáp án: 14