2 . Một loại phèn nhôm có công thức MAl(SO4)2.nH2O trong đó M là kim loại kiềm (kim loại thuộc nhóm hóa trị IA trong bảng tuần hoàn cá nguyên tố hóa học ). Lấy 7,11 gam phèn nung tới khối lượng không đổi thì thu được 3,87 gam phèn chua ; Mặt khác lấy 7,11 gam phèn hòa tan vào nước và cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 6,99 gam kết tủa. Xác định CTPT của phèn
Lấy 7,11 gam phèn nung tới khối lượng không đổi thì thu được 3,87 gam phèn khan. => Khối lượng nước ở trong phèn là:
mH2O(.)phèn = 7,11 – 3,87 = 3,24(g)
Số mol nước ở trong phèn: nH2O(.) phèn = 3,24/18 = 0,18 (mol)
Số mol kết tủa BaSO4: nBaSO4 = 6,99/233 = 0,03 (mol)
Ta có: Số mol phèn = ½ số mol của kết tủa
BaSO4 = ½ x 0,03 = 0,015 (mol)
Do đó khối lượng mol của phèn là: M phèn = 7,11/0,015 = 474(g)
Vì số mol của H2O trong phèn là 0,18 và số mol của phèn là 0,015 nên ta có phương trình: 0,015n = 0,18. Giải ra được: n = 12.
Do đó khối lượng của kim loại M trong phèn là:
MM = 474 – 27 - 12x18 – 96x2 = 39 (g) => M là Kali
(thỏa mãn là kim loại thuộc nhóm IA bảng tuần hoàn các NTHH).
Kết luận: Vậy CTPT của phèn là : KAl(SO4)2.12H2O.