Ôn tập lịch sử lớp 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ki Giu

1.Vì sao nói thời Đường là thời kì phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Trung quốc?

2.Vì sao Nho giáo trở thành công cụ của giai cấp thống trị?

3.So sánh hoạt động kinh tế của lãnh địa phong kiến với thành thị trung đại?

4.Nguyên nhân và điều kiện tiền đề của các cuộc phát kiến địa lý?

5.Các cuộc phát kiến địa lý có tác động như thế nào đến thế giới?

6.Mô tả hoạt động kinh tế chính trị và cấu trúc của lãnh địa phong kiến?

7.Em biết gì về vị vua sáng lập ra triều Tần của Trung/ Quốc?

8.Hoạt động kinh tế và vai trò của thành thị Trung đại

Sách Giáo Khoa
30 tháng 1 2020 lúc 16:25

Câu 1. *Thời Đường là thời kì phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Trung quốc, vì:

* Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện.

- Nông nghiệp:

+ Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

+ Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

+ Áp dụng những kĩ thuật canh tác vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ,… làm cho năng suất tăng.

- Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

- Thương nghiệp: Phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

* Chính trị:

- Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

* Văn hoá: Thơ Đường phản ánh phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tên tuổi nhiều nhà thơ như Lý Bạch, Đỗ Phù, Bạch Cư Dị,… còn đến ngày nay.

* Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
30 tháng 1 2020 lúc 16:27

Câu 3.

Kinh tế lãnh địa Kinh tế thành thị

- Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.

- Sản xuất ra sản phẩm chỉ để tiêu dùng trong lãnh địa, không trao đổi, buôn bán ra bên ngoài nên gọi là nền kinh tế "tự cấp, tự túc".

- Kinh tế lãnh địa kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến.

- Sản xuất chủ yếu là thủ công nghiệp.

- Sản xuất ra sản phẩm thủ công để trao đổi, mua bán nên gọi là nền kinh tế hàng hóa.

- Kinh tế thành thị tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển.

Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
30 tháng 1 2020 lúc 16:29

Câu 4. *Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:

- Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.

- Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.

*Những cuộc phát kiến địa lí lớn:

Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong.

- B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

- C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.

- Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.

- Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyên đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.

+ Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân.

+ Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ về đến bờ biển Tây Ban Nha.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Việt Hoàng
30 tháng 1 2020 lúc 16:29

1/Chế độ phong kiến thời Đường đạt đến đỉnh cao :

* Kinh tế phát triển toàn diện:

+ Thực hiện chế độ quân điền, nông dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.

+ Thủ công nghiệp phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền….

+ Thương nghiệp thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.

* Chính trị : bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương; cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan.

* Tiếp tục chính sách xâm lược: chiếm Nội Mông, Tây vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục.

=> Nhà Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Việt Hoàng
30 tháng 1 2020 lúc 16:30

3/

Lãnh địa phong kiến Thành thị trung đại
- Về thời gian: Cuối thế kỉ thứ V - Về thời gian: Cuối thế kỉ thứ XI
- Kinh tế: Nông nghiệp là ngành kinh tế chính - Kinh tế: Thủ công, buôn bán là ngành kinh tế chính
- Dân cư: chủ yếu là nông dân nghèo khó. Họ thường phải nộp thuế rất nặng, xây dựng nhiều công trình cho lãnh chúa như: pháo đài, dinh thự, nhà kho,... Và cuộc sống của họ phụ thuộc vào lãnh chúa - Dân cư: Chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các hội chợ, phường hội, thương hội để sản xuất, trao đổi và buôn bán sản phẩm
Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
30 tháng 1 2020 lúc 16:31

Câu 5. *Những tác động của cuộc phát kiến địa lý đối với thế giới:

- Mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch loài người.

- Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục.

- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

- Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

- Tuy nhiên, các cuộc phát kiến địa lí cũng làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Việt Hoàng
30 tháng 1 2020 lúc 16:31

4/

– Nguyên nhân:

– Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường cao.

– Con đường giao lưu, buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.

– Khoa học – kĩ thuật có những bước tiến quan trọng như kĩ thuật mới: đóng tàu, la bàn, hải đồ…

– Điều kiện: Sự tiến bộ của kĩ thuật hàng hải: đóng tàu, la bàn, hải đồ…

– Hệ quả:

* Tích cực:

– Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.

– Tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục. Thị trường thế giới được mở rộng.

– Thúc đẩy quá trình tan rã của chế độ phong kiến và sự nảy sinh của CNTB.

* Tiêu cực: Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Việt Hoàng
30 tháng 1 2020 lúc 16:32

5/

- Các cuộc phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông vận tải và tri thức, một chứng minh thuyết phục cho luận điểm Trái Đất hình cầu.

- Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.

- Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.

- Đưa lại hệ quả tiêu cực : chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.

Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
30 tháng 1 2020 lúc 16:32

Câu 6. * Đời sống kinh tế trong lãnh địa:

- Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày cấy và nộp tô cho lãnh chúa.

- Nông nghiệp: Kĩ thuật sản xuất đã có những tiến bộ đáng kể: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, biết dùng cày và bừa do ngựa kéo,…

- Thủ công nghiệp: cũng chỉ hoạt động trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ,... lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

- Lãnh địa là cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc, không có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài.

*Đời sống chính trị trong lãnh địa:

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.

- Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong đo lường riêng.

- Một số lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa. Như vậy, nhà vua thực chất cũng là một lãnh chúa lớn.

- Trong các lãnh địa, lãnh chúa sống cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa. Họ sống sung sướng trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Việt Hoàng
30 tháng 1 2020 lúc 16:33

6/

Lãnh địa phong kiến :

- Lãnh địa là một khu đất rộng rộng: dó có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại... có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố.

- Đời sống kinh tế :

+ Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày Gấy và nộp tô, ngoài ra còn dệt vải, may quần áo, làm giầy dép, đóng đồ đạc, vũ khí... , chi mua một vài hàng nhu yếu phẩm như sắt, tơ lụa, đồ trang sức.

+ Thủ công nghiệp cũng chỉ hoạt dộng trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ... , lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

+ Lãnh địa là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, việc trao đổi buón bán trong lãnh địa đóng vai trò thứ yếu.

- Đời sống chính trị trong lãnh địa :

+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lạp, lãnh chúa được coi là ông vua con, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng...

+ Đời sống lãnh chúa :

Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa; sung sướng, thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng.

Đối với nông nô : bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn.

+ Đời sống nông nô:

Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất vể cày cây và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.

Song họ vẫn được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Việt Hoàng
30 tháng 1 2020 lúc 16:34

7/Tần Thủy Hoàng (tháng 1 hoặc tháng 12, 259 TCN - 10 tháng 9, 210 TCN) tên thật là Doanh Chính hay còn có tên gọi khác là Triệu Chính, là vị vua thứ 36 của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc. Năm 13 tuổi, Doanh Chính đăng cơ làm Tần Vương, do trọng phụ Lã Bất Vi nhiếp chính. Sau khi đích thân trị vì, ông đã tiêu diệt 6 nước và tự xưng là Thủy Hoàng Đế, tức vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Ông tại vị 37 năm, trong đó xưng vương 25 năm, xưng đế 12 năm. Năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng qua đời vì bệnh ở tuổi 49.Tuy là vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc, người khởi đầu đế quốc quân chủ Trung Hoa kéo dài gần hai thiên niên kỷ và để lại nhiều công trình khổng lồ cho nhân loại như Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ kích thước thành phố nổi tiếng được bảo vệ bởi đội quân đất nung có kích thước thật, nhưng nhiều chuyên gia vẫn cho rằng Tần Thủy Hoàng là người đàn ông có số phận bi thảm nhất trong lịch sử.

Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
30 tháng 1 2020 lúc 16:35

Câu 8.

Nội dung Kinh tế thành thị
Sản xuất chủ yếu Thủ công nghiệp
Tính chất Nền kinh tế hàng hóa. Người thợ thủ công chỉ sản xuất một mặt hàng rồi đem trao đổi, mua bán lấy những thứ cần thiết để sử dụng.
Vai trò Tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Việt Hoàng
30 tháng 1 2020 lúc 16:35

8/Nguồn gốc:

- Thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.

+ Sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.

+ Trong thủ công nghiệp, quá trình chuyên môn hóa diễn ra tương đối mạnh mẽ.

- Trước tình hình trên, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi sản phẩm, một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa. Họ đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hàng hóa. Từ đó, các thành thị ra đời bao gồm:

+ Thành thị do các lãnh chúa lập ra.

+ Thành thị cổ được phục hồi.

* Vai trò:

- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

- Chính trị: Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đè chi việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

⟹ Như vậy, thành thị ra đời có vai trò rất lớn.


Khách vãng lai đã xóa
Kieu Diem
30 tháng 1 2020 lúc 19:38

Ể nè nè các bạn oi Sách Giáo Khoa ~~~hellokokotl thì gọp lại một câu đii lm hai ba câu lm j spam đó nhă! nhắc nhẹ còn lần khác mục đích spam tôi biết đó nè:v

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
nguyễn long
Xem chi tiết
Ki Giu
Xem chi tiết
Hoàng Dung
Xem chi tiết
haizzz!!
Xem chi tiết
Bảo Châu
Xem chi tiết
Nữ Hoàng Vương
Xem chi tiết
Hồng Hạnh
Xem chi tiết
Phong Mạc
Xem chi tiết
N. ĐứcDoanh
Xem chi tiết