1/Vì sao con mực bơi nhanh lại được xếp cùng ngành với con rùa bò chậm chạp?
2/Trình bày sự tiêu hóa thức ăn và sinh sản của giun đất.
3/Nêu vai trò của ngành Ruột khoang.
4/Em hãy nêu sự khác nhau giữa động vật và thực vật.
5/Chứng mình rằng, hệ tuần hoàn tiến hóa qua các lóp động vật có xương sống đã học.
6/Nêu các đặc điểm phân biệt khỉ với vượn.
7/Trình bày đặc điểm chung của lớp Bò sát, lớp Chim, lớp Thú, lớp Cá.
8/Trình bày vòng đời của sán lá gan.Vì sao trâu, bò ở nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
9/Nêu tập tính bắt mồi của những đại diện của ba bộ thú: bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt.
10/Vì sao có chim lợn bay trên trời là ở khu vực đó vài ngày sau có người chết?
11/Hãy săp xếp phân loại các loài sau đén bộ: cá trích, cá nhám, cá nhà táng, ong, thạch sùng, chim sẻ, chim ưng, bò, ngựa, dơi, báo, vịt, cú lợn, chuột chũi, nhím, hổ, bướm, cá basa, chim én, chim bồ câu.
12/Nêu các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và các bện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
13/Cho biết điểm phân biệt giữa rắn lành và rắn độc.
14/Nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người
15/Vẽ cây phát sinh giới động vật và thực vật để thấy rõ sự đa dạng sinh học của hai giới ấy.
16/Có mấy biện pháp đấu tranh sinh học, đó là những cách nào, nêu ví dụ.
17/Thế nào là động vật quý hiếm?
18/Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học?
19/Giải thích tại sao số loài động vật đới nóng và đới lạnh lại ít?
20/Nêu những lợi ích của đa dạng sinh học.
1/ Mực và rùa cùng một ngành thân mềm vì chúng có nhiều điểm giống nhau nhưng mực bơi nhanh hơn rùa do lớp vỏ đá vôi của mực đã bị tiêu biến qua các con đường tiến hóa. (Vì trong quá trình sống chúng ko cần sử dụng lớp vỏ này nên nó sẽ tự thoái hóa do đó vì sao mực và bạch tuộc bơi nhanh lí do là vỏ đá vôi của chúng bị thoái hóa). Nhưng thay vào đó mực và bạch tuộc có " vũ khí" chiến đấu lợi hại của nó đó là những xúc tu dài hay là trò phun mực của mực ống sẽ giúp mực bắt mồi hiệu quả trong biển khơi.
3/
Vai trò: - Cung cấp thức ăn và nơi ẩn nấp cho một số động vật - Phát triển du lịch - Làm trang sức4/*Về mặt tế bào:
+)Thực vật:
-Có thành xenlulozo
-Có lục lạp
-Có không bào lớn
-Không có trung thể
-Nhân bị đẩy ra nằm ở vùng ngoại biên do có không bào lớn ở trung tâm
+)Động vật:
-Không có thành xenlulozo
-Không có lục lạp
-Không có không bào, hoặc nếu có thì rất nhỏ
-Có trung thể
-Nhân nằm ở vị trí trung tâm
*Về mặt dinh dưỡng và hình thức sống:
+)Thực vật: tự dưỡng quang hợp, sống cố định
+)Động vật: Dị dưỡng, sống chuyển động
7/
Lớp bò sát:
+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
_ Da khô, có vảy sừng, cổ dài, chi yếu, đầu ngón có vuốt sắc.
_ Màng nhĩ nằm trong hốc tai, mắt có mí
_ Phổi có nhiều vách ngăn
_ Tim 3 ngăn, có vách cơ hụt ở tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt.
_ Thụ tinh trong, con đực có cơ quan giao phối, con cái đẻ trứng có vỏ dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, nhiều noãn hoàng
Lớp chim:
+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau.:
+ Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
+ Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt
+ Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.
Lớp thú:
+ Đặc điểm chung:
_ Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất
_ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
_ Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm
_ Tim 4 ngăn, và là động vật hằng nhiệt
_ Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
Lớp cá:
+ Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.
+ Tim 2 ngăn: 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
+ Thụ tinh ngoài.
+ Là động vật biến nhiệt.
8/
-Sán lá gan trưởng thành ----(đẻ)---> Trứng ----(gặp nước)---> Ấu trùng có lông ------> Ấu trừng (kí sinh trong ốc ruộng) ----------> Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) ------> Kết kén (bám vào rau bèo) ----> Sán lá gan (kí sinh trong gan mật trâu bò) -Vì trâu, bò nước ta sống trong môi trường đất ngập nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian của sán lá gan. Ngoài ra, trâu bò nước ta uống nước và ăn cỏ ngoài thiên nhiên có nhiều kén sán. 9/ - Bộ Ăn sâu bọ: có tập tính tìm mồi.- Bộ Gặm nhâm: cùng có tập tính tìm mồi.
- Bộ An thịt: có tập tính rình mồi, vồ mồi hoặc đuổi mồi, bắt mồi.
10/ Ngày xưa người còn ít, khi bóng đêm trùm kín những bản làng vắng vẻ thưa thớt thì trong không gian hoang vu, âm u, tĩnh mịch bỗng nghe hàng tràng tiếng kêu eng éc não nề làm người ta, nhất là những người sợ ma cảm thấy rùng mình.
Nhìn từ góc độ tâm lý và tâm thức, tiếng kêu ấy chạm sâu đến đáy nỗi sợ hãi vô thức trong mỗi con người. Khi nỗi sợ hãi nguyên thủy bị đánh thức thì những liên tưởng hãi hùng xuất hiện. Có lẽ đây chính là căn nguyên sâu kín cho hàng loạt những câu chuyện ám ảnh kỳ bí liên qua đến loài chim vốn rất thông minh này.
11 Tất cả các loài tên đều thuộc ngành động vật có xương sống,trừ loài ong thuộc ngành động vật không xương sống.
* Phân loại: -Cá trích: Thuộc lớp cá xương
-Cá nhám: Thuộc lớp cá sụn
-Cá nhà táng : Lớp thú, bộ cá voi
- Ong : Lớp sâu bọ, bộ cánh màng.
- Thạch sùng: Lớp bò sát, bộ có vảy.
-Chim sẽ : Lớp chim, bộ sẽ.
- Chim ưng: Lớp chim , bộ chim ưng.
- Bò : Lớp thú, bộ guốc chẵn.
-Ngựa: Lớp thú, bộ guốc lẽ.
-Dơi: Lớp thú, bộ dơi.
-Báo : Lớp thú, bộ ăn thịt.
-Vịt : Lớp chim ,bộ ngỗng vịt
-Cú lợn : Lớp chim , Bộ cú.
- Chuột chũi: Lớp thú, bộ ăn sâu bọ .
- Nhím: Lớp thú, bộ gặm nhấm. . giáp xác
-Sống tự do trong môi trường nước.
- Ăn cặn bả hữu cơ trong nước.
- Cơ thể có lớp kittin bao bọc.
-Có các chân bò và chân bơi làm nhiệm vụ vận chuyển.
- Hô hấp bằng mang.
-Có hệ tuần. Tôm sông
- Thuộc nhành giun đốt
- Sống tự do và chiu rúc trong đất.
- n vụn cây và chất mùn.
- Cơ thể không có vỏ cứng bao bọc.
-Chi tiêu giảm: Vận chuyển bằng thể xoang. -Hô hấp bằng da. Có hệ. thú, bộ cá voi - Ong : Lớp sâu bọ, bộ cánh màng. - Thạch sùng: Lớp bò sát, bộ có vảy. -Chim sẽ : Lớp chim, bộ sẽ. - Chim ưng: Lớp chim , bộ chim ưng. - Bò : Lớp thú, bộ guốc chẵn. -Ngựa: Lớp thú,
20/ Lợi ích của đa dạng sinh học:
+ Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người. + Dược phẩm: Một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị: xương, mật… + Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo. + Các giá trị khác: làm cảnh, đồ mĩ nghệ, làm giống. + Giá trị xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao, và tăng uy tín trên thị trường thế giới12/ Nguyên Nhân :
- Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư. Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư có thể do các hoạt động của con người như sự chặt phá rừng (kể cả rừng ngập mặn), đốt rừng làm rẫy, chuyển đổi đất sử dụng, khai thác huỷ diệt thuỷ sản..., các yếu tố tự nhiên như động đất, cháy rừng tự nhiên, bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh. - Sự khai thác quá mức. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm ĐDSH. Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng ven biển. - Ô nhiễm môi trường. Một số HST ĐNN bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị. Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn. - Ô nhiễm sinh học. Sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa.13/
để phân biệt rắn độc hay không, có thể dựa vào các đặc điểm của chúng như: rắn hổ mang khi chuẩn bị tấn công thì cổ bạnh, phát âm thanh đặc biệt “phì, phì”; rắn cạp nong có khoanh thân mình “khúc vàng, khúc đen”; rắn cạp nia có khoanh thân mình “khúc trắng, khúc đen”, họ rắn lục có đầu to hình tam giác như chiếc vồ, đồng tử hình dọc thẳng đứng, đối với …
Xem vết cắn để phân biệt rắn độc và không độc: rắn độc thường có hai răng độc lớn (gọi là móc độc), ở vị trí răng cửa hàm trên, vết cắn của chúng có 1 hoặc 2 vết răng. Còn rắn không độc nhìn vào vết cắn thấy 2 hàm răng với những chấm nhỏ, có hình vòng cung và đặc biệt không có răng nanh. Cảm giác ở vết thương ngứa ngứa.
14/ Vai trò
- Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh.
- Có giá trị thực phẩm: ếch đồng - Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc.
- Là vật thí nghiệm trong sinh lý học: ếch đồng.
16/ có 2 biện pháp :
____Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
ơ từng địa phương đểu có những thiên địch gần gũi với con người như : mèo diệt chuột, gia cầm (gà vịt, ngan, ngồng) diệt các loài sâu bọ, cua, ốc mang vặt chù trung gian... (hình 59.1).
____Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gáy hại hay trứng của sâu hại
Cây xương rồng được nhập vào nhiều nước để làm bờ rào và thuốc nhuộm. Khi cây xương rồng phát triển quá mạnh, người ta đã sừ dụng một loài bướm đêm từ Achentina. Bướm đêm đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra. ăn cây xương rồng.
Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám (trứng sâu hại ngô). Au trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám
17/ Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về những mặt sau: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu,… đồng thời nó phải là động vật hiện đang có số lượng giảm sút trong tự nhiên.