1.Tình hình nước ta vào cuối thế kỉ XVIII như thế nào?
2.Sau khi chiến thắng quân xâm lược, việc làm đầu tiên của vua Quang Trung là gì?
3.Vua Quang Trung đã có những biện pháp gì để phục hồi sản xuất nông nghiệp?
4.Vì sao Quang Trung chú ý đến phát triển nông nghiệp?
5.Về công thương nghiệp, vua Quang Trung có những chính sách gì?
6.Tại sao “mở cửa ải, thông chợ búa” thì công thương nghiệp lại phát triển?
7.Vua Quang Trung đã có chính sách gì để phát triển văn hoá, giáo dục?
8.Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung?
9.Việc sử dụng chữ Nôm có ý nghĩa như thế nào?
10.Viện Sùng chính đảm nhận vai trò gì?
11.Nhà nước thống nhất, song vua Quang Trung gặp phải những khó khăn gì?
12.Thảo luận: (2p) Trước âm mưu của kẻ thù, Quang Trung đã có những biện pháp gì (về
quốc phòng, ngoại giao)
13.Sau khi tạm yên được mạn Bắc, vua Quang Trung đã có kế hoạch gì để ổn định tình hình
phía Nam
14.Kế hoạch đánh Gia Định có thực hiện được không? Vì sao?
15.Nêu những công lao của người anh hùng Nguyễn Huệ đối với dân tộc ta???
3.Vua Quang Trung đã có những biện pháp gì để phục hồi sản xuất nông nghiệp?
Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
=> Mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.
6.Tại sao “mở cửa ải, thông chợ búa” thì công thương nghiệp lại phát triển?
- “Mở cửa ải” tức là mở cửa khẩu để thương nhân các nước vào buôn bán với nước ta và ngược lại.
- “Thông chợ búa” là việc buôn bán ở các chợ các địa phương được lưu thông.
=> Việc "mở cửa ải, thông chợ búa" đã thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thương nghiệp phát triển làm cho nhu cầu hàng hóa tăng cao kéo theo sự phát triển của thủ công nghiệp.
7.Vua Quang Trung đã có chính sách gì để phát triển văn hoá, giáo dục?
- Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.
- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
- Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.
=> Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.
8.Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung?
Vua Quang Trung đã từng nói: “Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”. Cùng với việc ban bố Chiếu lập học cho thấy:
- Sự coi trọng chấn chỉnh nền giáo dục nước nhà và coi trọng sử dụng người hiền tài, từ đó đề cao việc đào tạo nhân tài cho đất nước từ các cấp làng xã đến phủ huyện.
- Tư tưởng đề cao việc dạy học cùng với hoài bão muốn có một nền giáo dục quốc dân phát triển để đào tạo được nhiều nhân tài, tri thức góp phần xây dựng đất nước hùng mạnh.