Ôn tập lịch sử lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc

1.Tình hình châu âu trong những năm 1918 - 1923

2.Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách Mạng tháng 10 Nga 1917

3.Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933

4.Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

5.Nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ 2.Em có suy nghĩ gì về chiến tranh đối với xã hội loài người?

Nguyễn Minh Huyền
19 tháng 12 2018 lúc 19:13

1.Tình hình châu âu trong những năm 1918 - 1923

Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, tình hình châu Âu có nhiều biến đổi. Đó là sự xuất hiện một số quốc gia mới trên cơ sở sự tan vỡ của đế quốc Áo - Hung và thất bại của nước Đức.
Trong những năm 1918 - 1923, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và bại trận, đều bị suy sụp về kinh tế.
Nước Pháp tuy thắng trận nhưng bị tổn thất rất nặng nề : 1,4 triệu người chết,10 tỉnh công nghiệp phát triển nhất bị tàn phá ; tổng số thiệt hại về vật chất lên tới 200 tỉ phrăng... Nước Đức bại trận với 1.7 triệu người chết, mất toàn bộ thuộc địa,phải cốt 1/8 lãnh thổ của mình cho các nước thắng trận và phải trả những khoản tiền bồi thường chiến tranh rất lớn.

Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Âu trong thời gian này làm cho nền thống trị của giai cấp tư sản lâm vào tình trạng không ổn định thậm chí khủng hoảng trầm trọng như ở Đức, Hung-ga-ri.
Trong những năm 1924 - 1929, chính quyền tư sản các nước đã đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền thống trị về kinh tế, sau khi phục hồi mức sản xuất trước chiến tranh, từ năm 1924, sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng.

2.Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách Mạng tháng 10 Nga 1917

Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn, chiếm tới 1/6 diện tích đất nổi của thế giới.
Tiếng vang của Cách mạng tháng Mười đã vượt qua biên giới nước Nga.
Ngay năm 1919, Giôn Rít- nhà văn Mĩ, đã công bố tác phẩm Mười ngày rung chuyển thế giới, tường thuật lại diễn biến Cách mạng tháng Mười Nga.
Cuốn sách đã được phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.

3.Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933

Năm 1929. cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt.
Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924 - 1929. dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua.
Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm. Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ.
Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp... tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a (và Nhật Bản ở châu Á) đã phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le - thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức, lên nắm chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30 - 1 - 1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh.

Nguyễn Minh Huyền
19 tháng 12 2018 lúc 19:14

4.Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: Phong trào lên cao, lan rộng khắp các nước, giai cấp vô sản bắt đầu tham gia lãnh đạo cách mạng, trong khi đó phong trào dân chủ tư sản cũng tiếp tục phát triển, tuy vậy các phong trào cuối cùng đều thất bại. Từ năm 1940, phong trào chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.

5.Nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ 2.Em có suy nghĩ gì về chiến tranh đối với xã hội loài người?

Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai

“Kẻ gieo gió phải gặt bão" - chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a. Nhật Bản. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người : 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

halinhvy
19 tháng 12 2018 lúc 19:19

4,Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: Phong trào lên cao, lan rộng khắp các nước, giai cấp vô sản bắt đầu tham gia lãnh đạo cách mạng, trong khi đó phong trào dân chủ tư sản cũng tiếp tục phát triển, tuy vậy các phong trào cuối cùng đều thất bại. Từ năm 1940, phong trào chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.


Các câu hỏi tương tự
Huỳnh Minh Phát
Xem chi tiết
Kaneki Ken
Xem chi tiết
hoa hồng
Xem chi tiết
Nguyễn Kiều Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Phương
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
Xem chi tiết
Thảo Thanh
Xem chi tiết
Lê Thu Thủy
Xem chi tiết
Phạm Trà My
Xem chi tiết